So sánh chữ nôm và chữ hangul

Chữ Nôm là một trong ba loại hình chữ viết của nước ta. Chữ Nôm có bề dày lịch sử và phản ánh một giai đoạn văn hóa đậm bản sắc dân tộc. Cùng Thanhmaihsk tìm hiểu về chữ Nôm cũng như quá trình phát triển của chữ Nôm suốt chiều dài lịch sử văn hóa nhé!

So sánh chữ nôm và chữ hangul

Chữ Nôm là gì?

Từ khoảng thế kỷ 12 tổ tiên ta bắt đầu sáng tạo một loại chữ viết nhằm ghi âm tiếng mẹ đẻ, gọi là chữ Nôm.

Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm.

Ban đầu chữ Nôm mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, dần dần dùng cách ghép hai chữ Hán để tạo ra một chữ mới. Một phần gợi âm, một phần gợi ý, về sau loại chữ tự tạo này được dùng ngày một nhiều.

Vậy có bao nhiêu chữ Nôm?

  • Theo tài liệu, vào giữa thế kỷ 17 đã có khoảng 80.000 chữ Nôm
  • “Bảng tra chữ Nôm” (xuất bản năm 1976) cho biết có 8.187 chữ.
  • “Từ điển Chữ Nôm dẫn giải” của GS Nguyễn Quang Hồng (2015) có 9.450 chữ Nôm (gồm gần 3.000 chữ tự tạo), ghi 14.519 âm tiết tiếng Việt.

Vì sao con số thống kê lại không đồng nhất? Do chữ Nôm chưa chuẩn hóa nên các số liệu trên có khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy tổ tiên ta đã làm được rất nhiều chữ. Chữ Nôm thời xưa đã ghi được rất nhiều âm tiếng Việt đã dùng.

Nhưng do cấu tạo trên nền tảng chữ Hán nên chữ Nôm phụ thuộc vào chữ Hán, khó học (biết chữ Nho mới học được chữ Nôm), khó phổ cập.

Các điểm chính trong quá trình phát triển chữ Nôm

Các giai đoạn Sự phát triển Ví dụ Giai đoạn hình thành và phát triển Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ (mượn âm Hán để chép tiếng Quốc âm). Phép đó gọi là chữ “giả tá” (假借). Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là “hài thanh” hoặc “hình thanh” (形聲) để cấu tạo chữ mới. từ 别 âm Hán Việt là biệt, nghĩa phân biệt, ly biệt nhưng được dùng để ghi âm từ biết. Trước thế kỷ 15 Người xưa đã bắt đầu sử dụng chữ Nôm để ghi chép lịch sử, văn thơ Nhà Trần cũng để lại một số tác phẩm chữ Nôm như mấy bài phú của vua Trần Nhân Tông: “Cư trần lạc đạo phú” (居塵樂道賦) và “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca” (得趣林泉成道歌) Thế kỷ 15–17 Chữ Nôm “phồn thịnh”, phần lớn thi văn lưu truyền bằng chữ Nôm Một số là trước tác cảm hứng riêng như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và hội Tao đàn Nhị thập bát Tú) hay Thiên Nam Minh giám, Thiên Nam ngữ lục Thế kỷ 18–19 Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 14 năm, từ 1788 đến 1802. Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca như hát nói, thơ hàn luật, song thất lục bát, lúc bát. Đối ngược lại tài liệu văn học thì triết học, sử học, luật pháp, y khoa và ngữ học tuy có được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít. Trong những văn bản hành chính thường nhật như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể tìm được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt. Thơ Hàn luật của Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan. Thể song thất lục bát cũng lưu lại tác phẩm Cung oán ngâm khúc. Truyện thơ lục bát, trong đó phải kể Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) Thời kì suy giảm Dưới chính quyền thuộc địa và bảo hộ của Pháp, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ và đầu thế kỷ 20 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vị thế của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu giảm sút. Chữ Quốc ngữ được chính quyền thuộc địa bảo hộ qua các nghị định được người Pháp ban ra với mục đich xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm Tại miền Nam, Giáo dục Việt Nam Cộng hòa quy định dạy chữ Hán cho học sinh trung học đệ nhất cấp. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dạy tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ cho học sinh phổ thông cấp 2 trong những năm 1957-1959. Khi đất nước thống nhất, chương trình giáo dục phổ thông của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không giảng dạy chữ Hán và chữ Nôm. Hiện tại Chữ Nôm và chữ Hán hiện nay không được giảng dạy đại trà trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn được giảng dạy và nghiên cứu trong các chuyên ngành về Hán-Nôm tại bậc đại học. các nhà ngôn ngữ học về Hán Nôm đã và đang cố gắng chuẩn hoá chữ Nôm toàn diện hơn về mặt chữ, cách viết và âm đọc, đồng thời nỗ lực đưa chữ Nôm được mã hoá lên bộ mã Unicode. Đếnn nay đã có gần 12.000 chữ Nôm

Chữ Nôm từng được gọi là Quốc ngữ hoặc Quốc âm, tức chữ của tiếng nói nước ta (chữ Nho chưa bao giờ được gọi như vậy).

1. Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán

Âm Hán Việt có 3 loại là:

  • Âm Hán Việt tiêu chuẩn: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường.

Ví dụ: “ông” 翁, “bà” 婆

  • Âm Hán Việt cổ: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường.

Ví dụ: “mùa” 務 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là “vụ”),

  • Âm Hán Việt Việt hoá: là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt.

Ví dụ: “ghế” 几 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là “kỉ”).

Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm.

2. Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm

  • Đọc giống như âm Hán Việt tiêu chuẩn

Ví dụ: Chữ 沒 – một có nghĩa là chìm được mượn dùng để ghi từ “một” trong “một mình”

  • Đọc chệch âm Hán Việt tiêu chuẩn:

Ví dụ: Chữ 這 – gió (mượn âm “giá”),

  • Đọc giống như âm Hán Việt cổ

Ví dụ: Chữ 膠 – keo (“keo” trong “keo dán”, âm Hán Việt tiêu chuẩn là “giao”) được dùng để ghi lại từ “keo” trong “keo kiệt”

3. Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa

Đây là chữ dùng nghĩa chữ Hán, không dùng âm

Ví dụ: Chữ 能 – năng có nghĩa là có tài, có năng lực được dùng để ghi lại từ “hay” trong “văn hay chữ tốt”.

4. Chữ tự tạo – Chữ hợp thể

Đây là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ.

Các chữ cấu thành nên chữ ghép có thể đóng vai trò là thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ ghép) hoặc nghĩa phù (bộ phận biểu thị ý nghĩa của chữ ghép).

Một số ví dụ về chữ ghép:

蹎 – chân (“chân” trong “chân tay”): chữ này được cấu thành từ chữ “túc” 足 và chữ “chân” 真. “Túc” 足 có nghĩa là “chân” được dùng làm nghĩa phù biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. Chữ “chân” 真 (“chân” trong “chân thành”) đồng âm với “chân” trong “chân tay” được dùng làm thanh phù biểu thị âm đọc của chữ ghép.

Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi

Lược bớt ít nhất là một nét của một chữ Hán nào đó để báo cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi.

Ví dụ:

? – ấy : lược nét chấm “丶” trên đầu chữ “ý” 衣. Việc lược bớt nét bút này gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là “y” hay “ý” mà cần đọc chệch đi.

5. Mượn âm của chữ Nôm có sẵn

Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm; nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa, khác âm với từ được mượn.

Ví dụ:

Chữ ? – chín (“chín” trong “chín người mười ý”) được dùng để ghi từ “chín” trong “nấu chín”.

Chữ ? – đá ? (“đá” trong “hòn đá”) được dùng để ghi từ “đứa” trong “đứa bé”.

Chữ Nôm có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của nước Việt Nam. Ghi lại được tiếng nói, chữ viết của dân ta. Vậy nên dù chữ Nôm khó học nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi.