So sánh chị hai dương sau 20 năm cố hương năm 2024

Truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là một câu chuyện nhiều xúc động được tác giả viết nhân một chuyến về thăm lại quê hương sau hơn 20 năm xa cách. Khi trở lại nơi đã từng sinh ra ông, nơi chôn rau, cắt rốn tác giả vô cùng xúc động khi quê hương ông đã có vài thứ thay đổi dù không nhiều lắm. Nhưng ông cũng nhận ra rằng cái thay đổi đó chỉ là hình dáng bên ngoài mà thôi, còn bản chất những con người sống ở nơi đây thì không hề thay đổi mà thậm chí còn ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, lạc hậu tới mức trở nên ấu trĩ, mụ mị cả người.

Truyện ngắn kết thúc bằng một câu nói vô cùng sâu sắc và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Con đường mà tác giả nói tới trong câu chuyện về quê hương của mình thực ra chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nó như là một suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh nhằm khai sáng văn hóa, xóa đi thói ấu trĩ, mụ mị của những con người ở vùng quê lạc hậu.

Tác giả mong ước sẽ có một con đường như thế, con đường tư tưởng. Nó xuất hiện trong suy nghĩ, hy vọng của tác về tương lai mới, mang đến cuộc sống mới cho những đứa trẻ như bé Thủy Sinh những đứa trẻ ngây thơ, vô tội nhưng phải chịu một cuộc sống khốn khổ, lam lũ do những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ cứ bám víu lấy đời cha mẹ chúng, rồi đến đời bọn chúng, kiến cho cái nghèo cái khổ cứ bám lấy đeo đẳng không dứt.Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.Con đường là tác giả mơ ước chính là con đường của sự văn minh, hạnh phúc, muốn có con đường này thì chính những con người nơi đây phải tự xây dựng cho mình, phải thay đổi suy nghĩ của mình, tạo thành lối suy nghĩ mới rồi dần dần thành suy nghĩ chính thống ăn sâu bám rễ, giống như việc hình thành một con đường. Khi xưa trái đất chỉ toàn là rừng núi, hoang vu chưa có những con đường nhưng khi con người phát triển thì họ đã hình thành những con đường đi cho riêng mình sao cho thuận tiện, phục vụ lợi ích sinh hoạt giao lưu, thông thường của con người.

“Trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Ông đã khẳng định một chân lý rằng cái gì cũng có thể làm được, có thể thay đổi hình thành chỉ cần con người ta có ý chí muốn thay đổi, muốn phát triển, thì nhất định sẽ thành công.

Câu nói này cũng khẳng định lòng tin của tác giả vào một sự đổi mới nào đó sẽ đến với quê hương của ông. Lỗ Tấn tin tưởng rằng con đường văn hóa, văn minh con đường tri thức hạnh phúc đó sẽ xuất hiện, để những người dân nơi quê hương của ông thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn, u mê. Chính sự nghèo nàn, u mê đã khiến cho những người dân quê hương ông trở nên xấu xí, tham lam như hình ảnh nàng “Tây Thi đậu phụ” mà tác giả miêu tả. Một người phụ nữ tham lam, tay nhanh có tính tắt mắt, tham lam, thường hay đồ của nhà người khác chạy về nhà mình mà không biết ngại như việc bà này giật lấy đôi tất mà mẹ tác giả dắt ở cạp quần chạy về nhà, hay vài ba cái chén, đôi đũa được bà ta thì thấy trong đống tro rồi cũng tiện tay mang về nhà…Sự nghèo khó, lạc hậu đã khiến cho hình ảnh người đàn bà này trở nên vô cùng tham lam, xấu tính.

Hình ảnh người bạn thân thời thơ ấu của tác giả như Nhuận Thổ cũng vậy, một cậu bé đã từng vô cùng thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng nay thì lụ khụ như ông già, con cái thì nheo nhóc, đẻ nhiều mà không nuôi được chúng nó cho tử tế, nên đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ hơn.

Hình ảnh con đường mà tác giả nhắc tới cuối câu chuyện chỉ là một hình ảnh thoáng qua nhưng nó lại có vô vàn ý nghĩa. Nó mở ra một chân trời mới cho những con người ở vùng quê nghèo, lạc hậu và cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khó quên

Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương trang 32, 33, 34, 35, 36, 37 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

  • Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương (hay nhất)

Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

Đọc văn bản “Cố hương” (trang 32 – 36 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Đoạn tóm tắt phần lược đi cho biết những thông tin gì quan trọng để hiểu đoạn trích?

  1. Sau hơn hai mươi năm xa cách, nhân vật Tấn trở lại thăm quê
  1. Ngày trước, Tấn và Nhuận Thổ là bạn bè thân thiết với nhau
  1. Chị Hai Dương - “nàng Tây Thi đậu phụ” cũng trở nên thực dụng
  1. Thời tiết khi Tấn về quê đang giữa mùa đông, trời âm u và gió lạnh

Trả lời:

Đáp án đúng là: A.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Nhân vật trung tâm của truyện là ai?

  1. Nhuận Thổ
  1. Tấn – nhân vật xưng “tôi”
  1. Hoàng – cháu của Tấn
  1. Mẹ của Tấn

Trả lời:

Đáp án đúng là: B.

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Việc lựa chọn ngôi kể trong văn bản không có tác dụng nào sau đây?

  1. Giúp khám phá thế giới nội tâm của nhân vật
  1. Khiến câu chuyện được kể lại chân thật, sinh động
  1. Bộc lộ cảm xúc của nhân vật một cách trực tiếp, chân thực
  1. Giúp người đọc dễ dàng xác định được bố cục của truyện

Trả lời:

Đáp án đúng là: D.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Trong phần (2) của truyện ngắn này, chi tiết nào khiến nhân vật “tôi” bỗng nhiên hoảng sợ?

  1. Khung cảnh ngôi làng mờ dần trước mắt nhân vật “tôi”.
  1. Hình ảnh ngày xưa của Nhuận Thổ mờ nhạt dần trong tâm trí nhân vật “tôi”.
  1. Nhân vật “tôi” suy nghĩ và mong mỏi về tương lai như những niềm hi vọng.
  1. Mẹ của nhân vật “tôi” than phiền về cách hành xử của chị Hai Dương.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C.

Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Việc xác định chủ đề của truyện ngắn này vào vào câu hỏi nào sau đây?

  1. Nhan đề của truyện là gì?
  1. Sự việc nào là sự việc tiêu biểu trong truyện?
  1. Tác phẩm viết về cái gì?
  1. Vấn đề cơ bản mà truyện nêu lên là gì?

Trả lời:

Đáp án đúng là: D.

Quảng cáo

Câu 6 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy?

Trả lời:

- Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như sau:

Nhân vật

Sự thay đổi

Quá khứ

Hiện tại

Nhuận Thổ

- Khỏe mạnh, lanh lợi

- Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn.

- Sống trong môi trường rộng rãi, phong phú.

- Tình cảm hồn nhiên, trong sáng.

- Trở nên mụ mẫm

- Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.

- Khúm núm trước nhân vật “tôi”

Vẫn quý trọng với “tôi”

Thím Hai Dương

- 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến.

- 20 năm sau trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình.

- Nhà văn Lỗ Tấn sử dụng biện pháp so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật.

Câu 7 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

Trả lời:

- Tác giả thể hiện sự đau xót khi phải đối diện với sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Đồng thời gửi gắm những hy vọng, niềm tin tưởng mà ông đặt cả vào đất nước và thế hệ sau.

Câu 8 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Nhân vật “tôi” cảm thấy giữa bản thân và Nhuận Thổ “đã có một bức tường khá dày ngăn cách”. Theo em, bức tường này do nguyên nhân nào tạo nên?

Trả lời:

Nguyên nhân tạo nên “một bức tường khá dày ngăn cách” giữa nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ là do sự phân chia giai cấp giàu nghèo trong xã hội, xã hội bị tha hóa đến cùng cực.

Câu 9 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thủy Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời không có sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, xã hội không bị tha hóa, đời sống nhân dân ấm no, không phải chịu cảnh áp bức như hiện tai. Những đứa trẻ sẽ được sống giữa làng quê tươi đẹp, với những con người tử tế thân thiện.

Câu 10 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “… Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày ý kiến của em về quan điểm trên.

Trả lời:

Câu nói cuối bài của nhân vật tôi quả thực sâu sắc! Để có thể đi đến thành công trong tương lai, mỗi người cần phải tự xác định, kiên trì khai phá cho mình con đường mới, nhẫn nại mở lối đi riêng chứ không thể tìm lối tắt bằng cách đi lại, bước theo con đường, lối đi mà người khác đã từng đi hoặc trông chờ một con đường, lối đi có sẵn. Mỗi cá nhân có những thế mạnh và hạn chế riêng, bởi thế, chỉ có bản thân chúng ta mới hiểu rõ con đường, hướng đi nào phù hợp với mình. Con đường, lối đi có sẵn hay phương hướng đã đem lại thành công cho người khác không chắc sẽ phù hợp với chúng ta. Do vậy, việc khai phá cho mình con đường mới, nhẫn nại mở lối đi riêng trở thành yêu cầu bắt buộc nếu muốn đạt được thành quả tốt trong tương lai. Con đường đi đến thành công không dễ dàng, vì thế, sự nhẫn nại, kiên trì và sức sáng tạo (tìm lối đi riêng) là những đòi hỏi tất yếu mà mỗi người cần phải có.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

  • Hướng dẫn tự học trang 37
  • Kiến thức ngữ văn trang 38
  • Mời trầu
  • Vịnh khoa thi Hương
  • Thực hành tiếng Việt trang 43
  • So sánh chị hai dương sau 20 năm cố hương năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

So sánh chị hai dương sau 20 năm cố hương năm 2024

So sánh chị hai dương sau 20 năm cố hương năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.