Số đồ tư duy Sinh học 10 Bài 21

Soạn sinh học 10 bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào

Chuyên mục: : Soạn sinh học 10

"Phần 2: Sinh học tế bào" là nội dung trọng tâm trong chương trình sinh học 10 và cũng là nền tảng kiến thức cơ bản cho các nội dung tiếp theo của sinh học THPT. Do vậy,Hocthoi khái quát lại kiến thức trọng tâm và đưa ra phương pháp học hiệu quả giúp các bạn nắm vững kiến thức tốt nhất phần này.

A. Lý thuyết

I. Tóm tắt các nội dung cơ bản của phần sinh học tế bào

1. Thành phần hóa học của tế bào

  • Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong đó, 4 nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.
  • Phân tử nước có tính phân cực, có vai trò quan trọng đối với sự sống
  • Cơ thể sống được cấu tạo từ 4 đại phân tử: cacbohidrat, protein, lipit, axit nucleic

2. Cấu tạo tế bào

  • Tế bào là đơn vị cơ bảncấu tạo nên mọi cơ thể sống.
  • Mọi tế bào đều có cấu tạo 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân [hay vùng nhân]
  • Có 2 loại tế bào:
  • Tế bào nhân sơ: kích thước nhỏ, không có hệ thống màng và bào quan có màng bao bọc trong tế bào, vật chất di truyền nằm trong Vùng nhân.
  • Tế bào nhân thực: kích thước lớn hơn, có nhiều bào quan có màng bao bọc [không bào, lizoxom, ti thể, lục lạp, bộ máy gongi,..], vật chất di truyền nằm trong nhân.

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

  • Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường
  • ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào
  • Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất tạo năng lượng dạng ATP
  • Quang hợp là quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ. Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.

4. Phân chia tế bào

  • Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền [ADN] nhờ các hình thức phân chia tế bào:
    • Nguyên phân: là hình thức phân bào nguyên nhiễm, nhằm thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan
    • Giảm phân: là hình thức phân bào giảm nhiễm, tạo ra giao tử cho các cơ thể sinh sản hữu tính.

II. Hướng dẫn ôn tập

1. Nắm chắc các khái niệm then chốt của từng bài và từng chương

  • Diễn đạt lại các khái niệm bằng ngôn ngữ của mình nhưng đảm bảo đúng bản chất.
  • Đặt ra các câu hỏi phản biện: tại sao, nếu ngược lại thì, .... và tìm ra câu trả lời để khắc sâu kiến thức.

2. Tìm kiếm mối liên hệ qua lại giữa các khái niệm

  • Tất cả kiến thức trong các bài, các chương đều có mối quan hệ logic với nhau.
  • Cần tìm ra các liên hệ giữa các kiến thức, kiến thức với thực tiễn => vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, giải thích các hiên tượng

3. Xây dựng bản đồ khái niệm

  • Bản đồ khái niệm dạng phân nhánh
  • Bản đồ khái niệm dạng lưới

sh20e

Tổng hợp lý thuyết phần phân sinh học tế bào được trình bày chi tiết tại hướng dẫn soạn Bài 21: Ôn tập phân sinh học tế bài dưới đây.

Bài 21: Ôn tập phân sinh học tế bào

1. Thành phần hóa học của tế bào ngắn nhất:

- Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong đó, 4 nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

- Phân tử nước có tính phân cực, có vai trò quan trọng đối với sự sống

- Cơ thể sống được cấu tạo từ 4 đại phân tử: cacbohidrat, protein, lipit, axit nucleic

2. Cấu tạo tế bào ngắn nhất:

- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.

- Mọi tế bào đều có cấu tạo 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân [hay vùng nhân]

- Có 2 loại tế bào:

     + Tế bào nhân sơ: kích thước nhỏ, không có hệ thống màng và bào quan có màng bao bọc trong tế bào, vật chất di truyền nằm trong Vùng nhân.

     + Tế bào nhân thực: kích thước lớn hơn, có nhiều bào quan có màng bao bọc [không bào, lizoxom, ti thể, lục lạp, bộ máy gôngi,..], vật chất di truyền nằm trong nhân.

Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Có ở tế bào vi khuẩn Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng nhân. Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.
Ko có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực. Kích thước lớn hơn.
Ko có khung xương định hình tế bào. Có khung xương định hình tế bào.

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ngắn nhất:

- Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường

- ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào.

- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất tạo năng lượng dạng ATP.

- Quang hợp là quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ. Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.

  Pha sáng Pha tối
Khái niệm Là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, còn gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng. Là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohidrat, còn được gọi là giai đoạn cố định CO2.
Vị trí xảy ra Màng tilacoit Chất nền của lục lạp.
Nguyên liệu Năng lượng ánh sáng, H2O, ADP, NADP+ ATP, NADPH, CO2
Diễn biến Năng lượng ánh sáng được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp → chuyển vào chuỗi truyền e quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa - khử → cuối cùng ADP, NADP+ được chuyển thành ATP, NADPH. CO2 + RiDP → hợp chất 6C không bền → hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohidrat.
Sản phẩm ATP, NADPH, O2. Tinh bột và các sản phẩm hữu cơ khác.

4. Phân chia tế bào ngắn nhất:

- Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền [ADN] nhờ các hình thức phân chia tế bào:

     + Nguyên phân: là hình thức phân bào nguyên nhiễm, nhằm thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan

     + Giảm phân: là hình thức phân bào giảm nhiễm, tạo ra giao tử cho các cơ thể sinh sản hữu tính.

Nguyên phân Giảm phân
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai [tế bào sinh dục mầm] Xảy ra ở tế bào sinh dục chín
Có 1 lần phân bào Có 2 lần phân bào
Không có sự tiếp hợp và hoán vị gen. Có sự tiếp hợp và hoán vị gen.
Các NST ở kì giữa xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo. Các NST xếp thành 2 hàng ở kì giữa I, 1 hàng ở kì giữa II.
Tạo ra 2 tế bào con giống hệt NST giống hệt tế bào mẹ [2n]. Qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

* Trang 85 sgk Sinh học 10: Bản đồ khái niệm.

File tải hướng dẫn soạn Sinh học 10 Bài 21: Ôn tập phân sinh học tế bào:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 21 ngắn nhất theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 21 ngắn nhất Cánh diều

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 21 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 21 ngắn nhất Kếtnối tri thức

Lý thuyết Sinh 10 Bài 21. Ôn tập phần sinh học tế bào

I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

1. Các nguyên tố hóa học

- Bốn nguyên tốC,H,OC,H,OvàNNlà những nguyên tố chính góp phần tạo nên khoảng96%96%khối lượng các cơ thể sống.

-CClà nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

Nhóm Các nguyên tố xây dựng nên tế bào Vai trò
Các nguyên tố chủ yếu C,H,O,NC,H,O,N Là những nguyên tố chủ yếu
Các nguyên tố đại lượng C,H,O,N,Ca,P,S,Na…C,H,O,N,Ca,P,S,Na… Có trong thành phần các chất hữu cơ
Các nguyên tố vi lượng I,Zn,Mo,Mn,Cu…I,Zn,Mo,Mn,Cu… Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều enzim

2. Nước

a] Cấu trúc và đặc tính hóa – lí của nước

- 1 nguyên tửOxiOxikết hợp với 2 nguyên tửHHbằng liên kết cộng hóa trị.

- Phân tửH2OH2Ocó 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong mối liên kết bị kéo lệch về phía Oxi⟶⟶Có tính phân cực.

b] Vai trò

- Là dung môi hòa tan các chất, là môi trường khuếch tán, là môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào.

- Là nguyên liệu tham gia các phản ứng sinh hóa quan trọng trong tế bào.

- Điều hòa nhiệt độ cho tế bào, cơ thể.

- Nước liên kết có vai trò bảo vệ cấu trúc tế bào.

3. Cacbohiđrat [Saccarit]

a] Cấu trúc

- Là các chất hữu cơ được cấu tạo từC,H,OC,H,Otheo nguyên tắc đa phân.

Phân loại

Đường đơn

[Mônôsaccarit]

Đường đôi

[Đisaccarit]

Đường đa

[Pôlisaccarit]

Ví dụ - Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ, ribôzơ. - Saccarôzơ, mantôzơ, lactôzơ. - Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen.
Cấu trúc

- Có từ 3 đến 7 nguyên tử cacbon trong phân tử.

- Dạng mạch thẳng hoặc vòng.

- Gồm hai phân tử đường đơn nối với nhau nhờ liên kết glicôzit bằng cách loại chung 1 phân tử nước.

- Là 1 chuỗi gồm nhiều phân tử đường đơn tạo thành bằng các phản ứng trùng ngưng loại nước.

+ Tạo mạch thẳng: xenlulôzơ.

+ Tạo mạch phân nhánh: tinh bột, glicôgen.

Tính chất Khử mạnh Mất tính khử Không có tính khử

b] Chức năng

- Là nguyên liệu trực tiếp, cung cấp cho quá trình oxi hóa giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.

- Là thành phần cấu trúc của tế bào.

- Là năng lượng dự trữ cho tế bào.

4. Lipit

a] Cấu trúc

- Là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ête, benzen, clorofooc… không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, thành phần hóa học rất đa dạng. Thành phần chính:C,H,OC,H,O.

Phân loại Đặc điểm cấu tạo
Lipit đơn giản

- Glixêrol++3 axit béo⟶⟶Dầu, mỡ

- Rượu mạch dài++axit béo⟶⟶Sáp

Lipit phức tạp

- Glixêrol++2 axit béo++phôtphat⟶⟶Phôtpholipit có tính lưỡng cực, gồm 1 đầu ưa nước và 1 đuôi kị nước.

- Stêrôit chứa các nguyên tử kết vòng, đặc biệt là colesterôn và axit mật.

b] Chức năng

- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học

- Nguyên liệu dự trữ năng lượng [dầu, mỡ], dự trữ nước.

- Thành phần cấu tạo của sắc tố diệp lục, hoocmôn, vitamin…

[*] So sánh cacbohiđrat và lipit:

Nội dung so sánh Cacbohiđrat Lipit
Cấu trúc hóa học

Tỉ lệC:H:OC:H:Otheo tỉ lệ1:2:11:2:1[đường đơn].

Đa phân.

Tỉ lệC:H:OC:H:Olà khác nhau.

Không theo cấu trúc đa phân.

Tính chất Tan nhiều trong nước, dễ phân hủy. Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ, khó phân hủy.
Vai trò

- Đường đơn: cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa.

- Đường đôi: cung cấp năng lượng, vận chuyển chất.

- Đường đa: dự trữ năng lượng [tinh bột, glicôgen]; tham gia cấu trúc tế bào [xenlulôzơ]; kết hợp với prôtêin.

- Tham gia cấu trúc màng sinh học.

- Là thành phần các hoocmôn, vitamin.

- Dự trữ năng lượng cho tế bào.

- Đảm nhận nhiều chức năng sinh học khác.

5. Prôtêin

a] Cấu trúc

- Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân.

- Được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính:C,O,H,NC,O,H,N.

- Đơn phân của prôtêin là axit amin, có 20 loại axit amin, phân biệt nhau ở gốc hóa trịRR.

- Các axit amin nối nhau bằng liên kết peptit, nhiều axit amin nối nhau tạo thành 1 chuỗi pôlipeptit.

- Prôtêin đa dạng và đặc thù do số lượng thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.

- Tùy vào số chuỗi, cấu trúc xoắn và các loại liên kết, prôtêin có 4 bậc cấu trúc khác nhau:

Cấu trúc Đặc điểm
Bậc 1 Axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo nên chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.
Bậc 2 Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xoααhoặc gấp nếpββnhiều liên kết hiđrô giữa các nhóm peptit gần nhau.
Bậc 3 Một chuỗi pôlipeptit xoắn trong không gian 3 chiều, tạo thành hình khối cầu.
Cấu trúc bậc 3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch pôlipeptit.
Bậc 4 Prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau tạo phức hợp lớn hơn.

b] Chức năng

- Prôtêin cấu trúc: cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

- Prôtêin dự trữ: dự trữ các axit amin.

- Prôtêin bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật [thành phần của kháng thể].

- Prôtêin thụ thể: thu nhận thông tin và trả lời thông tin.

- Prôtêin xúc tác cho các phản ứng sinh hóa [các loại enzim].

- Có chức năng vận động, là nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng cho tế bào.

- Quy định mọi tính trạng của cơ thể sinh vật.

6. Axit nuclêic

a] ADN

- Cấu trúc:

+ Được cấu tạo từ 4 nguyên tố chủ yếu làC,H,O,NC,H,O,N.

+ Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần: Axit phôtphoric [H3PO4H3PO4], đường đêôxiribôzơ [C5H10O4C5H10O4], bazơ nitơ [A,T,G,XA,T,G,X].

+ Trên mạch đơn, các đơn phân nối với nhau bằng liên kết phôtphođieste.

+ Trên hai mạch, các nuclêôtit đứng đối diện nhau từng đôi, nối với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung:AAliên kết vớiTTbằng 2 liên kết hiđrô;GGliên kết vớiXXbằng 3 liên kết hiđrô.

+ Hai mạch ngược chiều nhau, xoắn phải, đường kính20A020A0mỗi vòng xoắn dài34A034A0.

+ Ở tế bào nhân thực, ADN có dạng mạch thẳng; Ở tế bào nhân sơ, ADN có dạng mạch vòng.

- Chức năng:

+ Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền cấp độ phân tử.

+ Thông tin di truyền trên mạch mã gốc ADN quy định trình tự các ribônuclêôtit trên ARN, từ đó quy định trình tự các axit amin của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng ở cơ thể sinh vật.

b] ARN

- Cấu trúc:

+ Được cấu tạo bởi 4 nguyên tố chính:C,H,O,NC,H,O,N.

+ Theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn phân là 1 ribônuclêôtit với 3 thành phần: Axit phôtphoric [H3PO4H3PO4], đường ribôzơ [C5H10O5C5H10O5] bazơ nitơ [A,U,G,XA,U,G,X].

- Phân loại: ARN có 3 loại:

+ ARN thông tin [mARN] dạng mạch thẳng.

+ ARN vận chuyển [tARN] xoắn lại 1 đầu tạo 3 thùy.

+ ARN ribôxôm [rARN] nhiều xoắn kép cục bộ.

- Chức năng:

+ mARN truyền thông tin di truyền từ nhân tế bào [ADN] đến tế bào chất [ribôxôm] để tổng hợp prôtêin.

+ tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.

+ rARN là thành phần chủ yếu của ribôxôm - nơi tổng hợp nên prôtêin.

[*] So sánh cấu trúc ADN và ARN:

Nội dung so sánh ADN ARN
Đơn phân - Đơn phân là nuclêôtit. - Đơn phân là ribônuclêôtit.
Số mạch, số đơn phân - 2 mạch dài với hàng chục nghìn đến hàng triệu đơn phân. - 1 mạch ngắn với hàng chục đến hàng nghìn đơn phân.
Thành phần của một đơn phân

- Thành phần cấu trúc của nuclêôtit:

+ 1 bazơ nitơ [A,T,G,XA,T,G,X]

+ ĐườngC5H10O4C5H10O4

+ Axit phôtphoric

Thành phần cấu trúc của ribônuclêôtit:

+ 1 bazơ nitơ [A,U,G,XA,U,G,X]

+ ĐườngC5H10O5C5H10O5

+ Axit phôtphoric

II. CẤU TẠO TẾ BÀO

1. Khái quát

- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.

- Mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân [hay vùng nhân].

- Tế bào thường có kích thước nhỏ đảm bảo tối ưu hóa tỉ lệS/VS/V.

- Có 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

2. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ

a] Thành tế bào

- Quy định hình dạng tế bào [Peptiđôglican = cacbohiđrat và prôtêin].

- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn chia làm 2 loại là vi khuẩn Gram dương [G+G+] và vi khuẩn Gram âm [G−G−].

- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ nhầy để dễ bám dính [vi khuẩn gây bệnh ở người].

b] Màng sinh chất

- Được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

- Vận chuyển, trao đổi các chất qua màng.

c] Lông và roi

- Lông [nhung mao]: giúp tiếp nhận, tiếp hợp, bám lên vật chủ.

- Roi [tiêm mao]: chỉ có ở một số loài vi khuẩn, giúp tế bào di chuyển.

d] Tế bào chất

- Nằm giữa màng sinh chất và nhân hoặc vùng nhân.

- Thành phần: Gồm bào tương, ribôxôm và hạt dự trữ [chỉ có ở một số loài vi khuẩn].

- Tế bào chất của vi khuẩn không có:

+ Hệ thống nội màng.

+ Các bào quan có màng bao bọc.

+ Khung tế bào.

e] Vùng nhân

- Chưa có màng bao bọc.

- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.

- Một số vi khuẩn có thêm phân tử ADN nhỏ dạng vòng là plasmit.

3. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân thực

a] Nhân tế bào

- Thường có dạng hình cầu hoặc bầu dục, đường kính khoảng5μm5μm.

- Có lớp màng kép bao bọc, có lỗ nhân.

- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc [ADN] và nhân con [nơi tích tụ prôtêin và rARN].

b] Lưới nội chất

- Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau gồm lưới nội chất trơn và có hạt.

- Thành phần hóa học chủ yếu là prôtêin và phôtpholipit, ngoài ra còn có cacbohiđrat.

- Chức năng của lưới nội chất hạt [mặt ngoài có hạt ribôxôm] là nơi tổng hợp prôtêin.

- Chức năng của lưới nội chất trơn là tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với tế bào, cơ thể.

c] Ribôxôm

- Ribôxôm là bào quan không có màng, chứa chủ yếu rARN và prôtêin. Chức năng là nơi tổng hợp prôtêin.

d] Bộ máy Gôngi

- Có dạng các túi dẹp xếp chồng lên nhau, có hình vòng cung. Chức năng lắp ráp, đóng gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào.

e] Ti thể

- Có 2 lớp màng bao bọc: màng ngoài nhẵn; màng trong gấp khúc tạo thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. Bên trong là chất nền chứa ADN và ribôxôm.

- Thực hiện chức năng biến đổi năng lượng, cung cấp ATP cho hoạt động sống của tế bào.

f] Lục lạp

- Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.

- Cấu tạo gồm 2 lớp màng bao bọc; bên trong chứa chất nền strôma [có ADN và ribôxôm] và các hạt grana được nối với nhau bằng hệ thống màng [do các túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau – tilacôit chứa diệp lục và enzim quang hợp].

- Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích trữ dưới dạng tinh bột.

g] Một số bào quan khác

- Không bào: có 1 lớp màng bao bọc và nó giữ các chức năng khác nhau tùy từng loại tế bào và tùy từng loài sinh vật.

- Lizôxôm: hình túi, có 1 lớp màng bao bọc, chứa nhiều hệ enzim thủy phân. Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không phục hồi được hay các bào quan đã già trong tế bào.

4. So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Nội dung so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Kích thước - Kích thước nhỏ. - Kích thước lớn.
Nhân - Nhân chưa có màng bao bọc. - Nhân đã có màng bao bọc nên được gọi là nhân thực hay nhân hoàn chỉnh.
Tế bào chất và các bào quan

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.

- Tế bào chất chỉ có 1 bào quan là ribôxôm.

- Tế bào chất có hệ thống nội màng chia thành các xoang riêng biệt.

- Tế bào chất có nhiều bào quan.

5. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có chức năng điều khiển các chất ra vào tế bào một cách có chọn lọc. Các phương thức vận chuyển qua màng: vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, xuất bào và nhập bào.

[*] Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Giống nhau

- Đều diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và môi trường ngoài tế bào.

- Không làm biến dạng màng sinh chất.

Khác nhau

- Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

- Không tiêu tốn năng lượng.

- Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

- Tiêu tốn năng lượng.


III. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

- Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

- ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào.

- Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng tiềm ẩn trong hợp chất hữu cơ. Quang hợp bao gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.

- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Quá trình phân giải glucôzơ bao gồm 3 giai đoạn [đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron] với sản phẩm chính là ATP, các sản phẩm phụ làCO2CO2và nước. Đặc điểm của quá trình này là năng lượng trong phân tử glucôzơ được giải phóng một cách từ từ từng bước một và được điều khiển bằng hệ thống các enzim.

IV. PHÂN CHIA TẾ BÀO

- Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền lưu trữ trên ADN.

- Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện qua các hình thức phân chia tế bào.

+ Nguyên phân: là quá trình phân bào đảm bảo sự truyền đạt thông tin một cách nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác nhằm thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng tái sinh các mô và cơ quan ở các cơ thể sinh vật đa bào.

+ Giảm phân: chỉ xảy ra ở các cơ thể lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính giúp tạo ra sự đa dạng di truyền làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Xem toàn bộGiải Sinh 10: Bài 21. Ôn tập phần sinh học tế bào

Video liên quan

Chủ Đề