Sản xuất hàng hóa là gì cho ví dụ

TRUNG TÂM GIA SƯ GLORY    -    TRUNG TÂM UY TÍN TẠI HẢI PHÒNG.    ĐỊA CHỈ: NGÕ 275 ĐÔNG KHÊ, NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG

Sản xuất tự cấp tự túc tồn tại chủ yếu trong thời kỳ nguyên thủy, đó là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm lao động tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất. Ví dụ: người săn bắn, nuôi gà, nuôi lợn, trồng cây … để phục vụ nhu cầu cung cấp thực phẩm cho gia đình. Nuôi tằm dệt vải là để may mặc quần áo cho bản thân và các thành viên trong gia đình, bộ tộc. Trong quá trình sản xuất tự cấp tự túc, người ta vẫn xuất hiện các hoạt động trao đổi sản phẩm, nhưng nó chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Còn phần lớn là để đáp ứng nhu cầu cá nhân người sx. Sản xuất tự cấp tự túc là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tự nhiên. Gọi là kinh tế tự nhiên tức là các hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên/ thiên nhiên. Ví dụ như: săn bắn, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi.           Trải qua nhiều thế kỷ, khi sản phẩm lao động trở nên dôi dư hơn, các hoạt động trao đổi hang lấy hang diễn ra 1 cách thường xuyên và phổ biển, sản phẩm lao động đã trở thành hàng hóa. Lúc đó, kinh tế hang hóa hay sản xuất hang hóa ra đời.

Ta lấy một ví dụ thực tế như sau: Anh A có nuôi một đàn gà. Chị B có một vườn táo. Anh A có nhiều gà ăn không hết, nhưng lại rất thích ăn táo, nên anh A đem gà đổi lấy táo của chị B. Đương nhiên, chị B cũng phải thích ăn gà thì hoạt động trao đổi này mới diễn ra. Khi giả sử 1 con gà đổi lấy 10 kg táo diễn ra thì, 1 con gà và 10 kg táo trở thành hang hóa. Hoạt động trao đổi này được diễn ra thường xuyên, phổ biến, hang hóa trao đổi đa dạng không chỉ có gà, táo mà còn có cá, gạo vải, rìu … thì có kinh tế hàng hóa xuất hiện.

Theo MÁc, Sản xuất hang hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện:
Một là, Phân công lao động xã hội và
Hai là sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Bây giờ chúng ta đi xem xét hai điều kiện này.

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền sản xuất xã hội. Trước kia trong nền kinh tế tự nhiên, người ta phải làm tất cả các công việc từ trồng trọt, chăn nuôi, may vá… thì trong sản xuất hang hóa, mỗi người sẽ đảm nhiệm 1 công việc khác nhau. Có người chuyên trồng trọt, có người chuyên chăn nuôi, có người chuyên may vá… Trong phân công lao động xã hội , mỗi người sẽ chuyên môn hóa sản xuất một công việc nhất định. Khi chuyên môn hóa, năng suất lao động tang lên, số lượng sản phẩm có được vượt xa so với nhu cầu của họ. Sản phẩm dư thừa đó được đem trao đổi với nhau. Đây chính là điều kiện cần để dẫn đến việc trao đổi hàng hóa. Ta lấy một ví dụ như sau: người thợ chuyên dệt vải sẽ có nhiều vải hơn so vơi nhu cầu của bản thân mình nhưng họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác, trong đó có lương thực. người thợ dệt vải đem vải đổi lấy gạo và ngược lại, người nông dân cũng cần vải để mặc nên dùng gạo đổi lấy vải. Trong phân công lao động xã hội, do chỉ sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nên người lao động có điều kiện để cải tiến công cụ lao động, tích lũy kinh nghiệm… nhờ đó, năng suất lao động tang lên. NHư vậy, phân công lao động xã hội biểu hiện sự phát triển của lực lượng sản xuất và chính sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Phân công lao động xã hội rất quan trọng, nhưng chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ cho sản xuất hang hóa ra đời.

Cần có điều kiện thứ hai:

Tại sao phải có điều kiện này? Chúng ta thấy rằng, trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Rõ rang, người chủ nô sở hữu nhiều nô lệ, mỗi người làm một công việc khác nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau. Nhưng, họ lại không có sự tách biệt về kinh tế, sản phẩm của họ làm ra lại thuộc sở hữu của người chủ nô. Người nô lệ không thể tự do đem sản phẩm đó đi trao đổi mua bán được. nên sản phẩm lao động của họ không được coi là hàng hóa. Chỉ khi, người chủ nô mang sản phẩm lao động đó ra chợ buôn bán thì đó mới được coi là hàng hóa. Người chủ nô khác với người nô lệ ở chỗ họ được quyền sở hữu và có sự tách biệt kinh tế. Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất  làm cho những người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất độc lập nhất định với nhau. Do đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người kia thì phải trao đổi mua bán. Trong lịch sử , sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.

TÓM LẠI: Sản xuất hang hóa ra đời phải có hai điều kiện:

  • Một là, Phân công lao động xã hội
  • Và hai là, Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất

Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hang hóa. Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có  sản xuất hang hóa.

Ví dụ: các địa phương có các lợi thế khác nhau về mặt tự nhiên như: Hải Phòng có lợi thế về kinh tế biển, Thái nguyên có lợi thế về quặng, tài nguyên khoáng sản, Thái Bình có lợi thế về nông nghiệp… nên khi phân công lao động xã hội, các chủ thể kinh tế có xu hướng tìm kiếm khai thác những lợi thế so sánh về mặt tự nhiên, xã hội …cùng từng vùng, từng địa phương. Người ta sẽ có xu hướng đầu tư vào các nhà máy đóng tàu, chế biến hải sản ở Hải Phòng, Quảng ninh thay vì ở Thái Bình, và ngược lại, người ta sẽ đầu tư các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu.. ở Thái Bình thay vì ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
Ở chiều ngược lại, sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự cấp tự túc, trì trệ, lạc hậu, làm tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong xã hội, làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm nhiều hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Ví dụ: Khi sản xuất hàng hóa phát triển, xuất hiện nhiều loại mô hình kinh doanh mới, tôi lấy ví dụ như hãng Grab. Nếu trước kia, để kinh doanh dịch vụ taxi hay xe ôm, thì người chủ phải sở hữu một lượng phương tiện nhất định, đó là xe máy và ô tô taxi. Tuy nhiên, khi sản xuất hàng hóa phát triển, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, người chủ kinh doanh loại hình vận tải đã thay đổi tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng cách xây dựng mô hình Grab. Rõ ràng, bây giờ hãng Grab không phải đầu tư bất kỳ một chiếc xe nào để kinh doanh như hàng trăm, hay hàng nghìn chiếc taxi của hãng Mailinh taxi mà vẫn có thể khai thác chuyên chở cho một lượng khách hàng lớn trong xã hội. Kinh tế hàng hóa nó là động lực để tạo ra nhiều ngành nghề mới, năng suất hơn, ưu việt hơn.

Ví dụ như: do nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin trong xã hội ngày càng lớn. Các hãng điện thoại [như Iphon, Samsung, oppo…] liên tục cạnh tranh với nhau, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nhiều loại sản phẩm ưu việt hơn. Điện thoại Smart pone ngày nay được tích hợp nhiều tính năng như wifi, quay phim, chụp hình, soạn thảo văn bản, chuyển tiền…. thay vì những chiếc điện thoại cố định, máy bàn như đầu những năm 2000. Rõ ràng, sản xuất hàng hóa đã tạo động lực rất lớn cho sự phát triển của LLSX.

Bất kỳ quốc gia nào có nền sản xuất hàng hóa đều mở cửa kinh tế. Mở của kinh tế cho phép tận dụng được các nguồn lực mà trong nước còn yếu. Ví dụ như: Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực có thể tận dụng được nguồn lực về vốn, về công nghệ thậm chí học hỏi được các phương thức quản lý tiên tiến từ bên ngoài. SẢN XUẤT HÀNG HÓA RÕ RÀNG CÓ RẤT NHIỀU ĐIỂM TÍCH CỰC. Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa còn tồn tại nhiều mặt trái tiêu cực như:

Các chủ thể kinh tế chạy theo lợi nhuận, sẽ vi phạm pháp luật làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, sự bần cùng hóa của những người lao động, những nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng, sự phá hoại môi trường sinh thái và nhiều vấn đề xã hội khác…

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cần tìm việc làm

1. Thế nào là sản xuất hàng hóa?

Hoạt động sản xuất hàng hóa đã được hình thành từ thời kì trung đại. Sự phát triển của việc làm sản xuất cộng với chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra các hoạt động sản xuất theo quy mô lớn. Hoạt động này được khẳng định và công nhận từ triết học Mac – Lênin theo ngôn ngữ kinh tế chung là sản xuất hàng hóa.

Trong kinh tế học Mac định nghĩa sản xuất hàng hóa là quá trình tạo ra sản phẩm sử dụng của một nhóm người [hay theo ngôn ngữ triết học là tổ chức kinh tế] nhằm mục đích trao đổi với những người có nhu cầu sử dụng. Người làm ra sản phẩm nhưng không dùng đến sản phẩm đó, mà làm ra để buôn bán thì được coi là sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa

Trong triết học tất cả các định nghĩa về sự vật sự việc đều có 2 mặt đối lập mâu thuẫn nhau. Sản xuất hàng hóa cũng có 2 mặt đối lập mâu thuẫn, hỗ trợ cho nhau là “phân công lao động xã hội” và “sự tách biệt kinh tế”

- Trong xã hội mỗi người có khả năng khác nhau, có sở trường làm các công việc khác nhau tốt hơn, tạo ra các nguồn lao động chuyên về 1 số sản phẩm nhất định. Để có được cuộc sống tốt vẫn cần đến những sản phẩm khác, nên giữa các nguồn lực sản xuất về các sản phẩm khác nhau như thế có 1 sự trao đổi qua lại bằng vật trung gian như tiền tệ.

Mỗi nhóm người thực hiện quá trình tạo ra 1 sản phẩm nhất định được coi là phân công lao động trong xã hội, có sự phân công này, ai giỏi việc gì làm việc đấy khiến cho của cải vật chất trong xã hội tăng lên, cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người.

Thế nào là hàng hóa

- Sự tách biệt về kinh tế nghĩa là các sản phẩm làm ra không phải của chung mà là thuộc quyền sở hữu của bên làm ra. Muốn có được các sản phẩm thuộc quyền sở hữu của người khác cần phải đưa ra mức trao đổi phù hợp. Như vậy sản phẩm làm ra có tính độc lập về mặt kinh tế.

Sự phân công lao động khiến bản thân người sản xuất vật này cần sản phẩm của người kia, còn sự tách biệt lại có tính độc lập, tôi sỡ hữu thứ anh cần tạo nên mâu thuẫn trong triết học để tạo nên định nghĩa gọi sản xuất hàng hóa.

Như đã phân tích sự mâu thuẫn tồn tại trong sản xuất hàng hóa phải có 2 mặt đối lập hỗ trợ cho nhau. Hàng hóa vì thế phải đảm bảo được 2 tính chất về giá trị và giá trị sử dụng, nếu sản phẩm không có đồng thời hai thuộc tính này thì không được coi là hàng hóa.

2.1. Tính giá trị trong hàng hóa

Đã có sự phân công lao động trong xã hội để làm ra sản phẩm chuyên dùng, thì người làm ra sản phẩm phải đảm bảo được rằng nó đem lại lợi ích cho cuộc sống. Vì tính chất làm ra nhưng không sử dụng phục vụ cho bản thân, nhưng làm ra phải để cho người khác dùng được.

Tùy vào mặt hàng sản xuất ra, nhu cầu trong việc sử dụng hàng hóa đó có nhiều hay không có cần thiết cho cuộc sống của họ hay không? Và sản phẩm đó cần bao nhiêu công sức của người làm ra nó. Càng mất nhiều thời gian công sức tạo ra sản phẩm mà người khác khó có thể tạo ra được càng thể hiện tính giá trị của sản phẩm.

Giá trị của hàng hóa

Ngược lại, các sản phẩm dễ dàng làm ra, không cần nhiều tài nguyên, sức lao động để tạo ra đối với những người cũng có tài nguyên đó, sức bỏ ra đơn giản để có thì mặt giá trị sản phẩm bị thấp đi.

Ví dụ: Người nuôi gà và người nuôi lợn. Người nuôi gà cần ít thời gian để chăm sóc lớn lên đến mức nhất định để có thể đem đi bán hơn so với người nuôi lợn. Giá trị của 1 con lợn thì bằng giá trị của 15 con gà. Công sức của người nuôi lợn nhiều hơn công sức người nuôi gà.

Giá trị của sản phẩm là công sức của người lao động được tính vào sản phẩm mà họ đem đi trao đổi. Hàng hóa phải có giá trị của người lao động được tính vào trong đó.

Xem thêm: Thương nghiệp là gì? Tình hình thương nghiệp tại Việt Nam

2.2. Hàng hóa phải có giá trị sử dụng

Sản phẩm do người khác làm ra phải có tính hữu ích với người sử dụng. Là một thành phần sinh sống trong xã hội, bạn cần phải có các sản phẩm khác ngoài những sản phẩm do bạn tạo ra. Các sản phẩm bạn cần là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sống của bạn.

Những sản phẩm bạn cần dùng thì mới đem đi trao đổi và mang về sử dụng, những thứ không cần thiết thì sẽ không mua nó. Có mua sản phẩm gì đấy không là tính giá trị sử dụng của sản phẩm đó.

Giá trị sử dụng của hàng hóa

Ví dụ: Ốc biêu vàng những năm trước hoành hành gây thiệt hại cho cây trồng của người dân. Những con ốc biêu vàng này không có giá trị sử dụng, người dân trồng lúa phải đập giết nó đi để bảo vệ cây lúa. Nhưng khi có 1 nguồn thu muốn sử dụng những con ốc biêu vàng này, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua ốc biêu vàng thì người dân lại thu gom rồi đem bán nó, nó lại có giá trị sử dụng trong khoảng thời gian nhất định này. Ốc biêu vàng lại thành hàng hóa để đem đi trao đổi lấy tiền.

Như vậy, tính giá trị sử dụng của hàng hóa là tính chất có cần dùng làm gì cho sản phẩm ấy không. Nếu sản phẩm làm ra không ai cần đến, không ai muốn dùng, không ai muốn trao đổi thì nó không được coi là hàng hóa.

cv xin việc đơn giản

3. Lợi ích của sản xuất hàng hóa đem lại

- Có sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa khiến cho đời sống cong người tốt hơn. Mọi sản phẩm được tạo ra từ các hoạt động này có quy trình, quy mẫu riêng càng ngày càng có chuẩn mực tốt. Những người sử dụng càng được dùng những sản phẩm tốt hơn.

- Trong cùng 1 mẫu sản phẩm có nhiều nhà máy khác nhau sản xuất ra, để được người sử dụng tin dùng hơn, các nơi sản xuất phải cạnh tranh nhau, không ngừng phát triển đổi mới đem các ưu thế trong sản phẩm của mình cạnh tranh với sản phẩm tương đương khác. Người tiêu dùng lại có đa dạng hóa sự lựa chọn hơn trong từng loại sản phẩm

Lợi ích của sản xuất hàng hóa

- Tạo nên lợi thế chuyên nghiệp của từng khu vực, phát triển địa phương khu vực đó. Ví dụ như các đặc sản vùng miền, chỉ có đất, nước, khí hậu ở đó, con người ở địa phương đó mới tạo nên sản phẩm đặc trưng. Hình thành nghề nghiệp, phát triển kinh tế riêng biệt tại khu vực đó

- Quy mô sản xuất càng lớn càng dễ áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến vào trong sản phẩm, gia tăng khả năng sản xuất phát triển của doanh nghiệp đó. Ví dụ: như cấy, gặp lúa. Trước đây, khi công nghiệp hóa hiện đại hóa chưa được áp dụng nhiều, ruộng đất để trồng lúa được chia đều để đảm bảo quyền lợi của người dân. Nông dân dùng sức người, lực lượng lao động lớn để gặp, cấy thực hiện quá trình sản xuất thóc, gạo.

Ứng dụng máy móc vào sản xuất

Mỗi thửa ruộng được ngăn bởi đất, vách giữa các nhà dân khác nhau mất thêm diện tích trồng. Giờ đây, có những người đầu tư máy gặt, máy móc chuyên dùng trong nông nghiệp lúa nước, họ thuê lại ruộng của người khác đưa máy móc vào làm việc vừa tiết kiệm sức người lại đỡ được phần nhỏ diện tích bị ngăn cách.

Tóm tắt lại, với các thuộc tính, và định nghĩa về hàng hóa, sản xuất hàng hóa ở trên đã trả lời được cho câu hỏi thế nào là sản xuất hàng hóa. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của timviec365.com

Những yêu cầu về quy cách sản phẩm

Đọc thêm các bài viết liên quan đến hàng hóa, sản xuất như quy cách sản phẩm dưới đây

Quy cách sản phẩm

Video liên quan

Chủ Đề