Chất độc kiến ba khoang tồn tại bao lâu

Cập nhật: 21:29 - 24/07/2020 | Lần xem: 25796

Ngày nay, do tốc độ đô thị hóa, các loài côn trùng đang mất dần môi trường sống và buộc phải sống chung với con người. Vì vậy khả năng các loài côn trùng tiếp xúc với con người rất cao, nhất là vào mùa sinh sản của chúng. Có lẽ cũng giống như loài mối cánh, vào mùa sinh sản, chúng thường bay ra khỏi nơi trú ẩn và tụ tập quanh ánh đèn vào ban đêm, đây cũng chính là nguyên nhân mà kiến ba khoang tiếp cận con người và vô tình gây nên những hậu quả cho con người.

Kiến ba khoang: Hiền lành nhưng cơ thể chứa chất độc!

Mùa mưa cũng chính là mùa sinh sản mạnh của các loài côn trùng, trong đó có loài kiến ba khoang [tên khoa học là Paederus fuscipes]. Kiến ba khoang thực chất là một loài bọ cánh cứng, nhưng do có thân hình giống kiến và màu sắc phân bố xen kẻ cam – đen nên dân gian thường gọi là kiến ba khoang.

Bản chất kiến ba khoang là con vật hiền lành, chúng không cắn hoặc đốt chích người. Kiến ba khoang rất có ích cho nhà nông, chúng là thiên địch của các loài sâu rầy phá hoại mùa màng. Chúng thường sống ở ven ruộng, trong đống rơm rạ ngoài đồng, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang. Chúng thường ẩn náu và sinh sản trong các đống thực vật mục nát có nhiều chất mùn như rơm rạ, cỏ mục, cành cây. Mặc dù là con vật hiền lành, tuy nhiên do cơ chế phòng thủ sinh học để chống lại các kẻ thù khác mà bên trong cơ thể kiến có chứa chất Pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da.

Chất Pederin không được kiến chủ động tiết ra mà nó chỉ tồn tại trong cơ thể kiến. Khi cơ thể bị nghiền nát, chất này mới được giải phóng ra môi trường. Khi chất Pederin dính vào vùng da con người, nhất là vùng da non, vùng da nhạy cảm [da vùng mặt, cổ, cánh tay, bắp chân…] thì các vùng da chỗ này sẽ bị phồng rộp, bỏng, đau rát. Một vài trường hợp gây viêm da, và nếu không chăm sóc tốt vết thương thì có thể gây nhiễm trùng và tình trạng vết thương trở nặng hơn. Nhìn sơ, hình dạng vết thương rất giống với vết phồng rộp do bệnh Zona [giời leo]. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các vết phòng rộp trên da cần nhanh chóng đên các cơ sở y tế để nhân viên y tế chuẩn đoán và có giải pháp xử lý thích hợp.

Các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang

Nếu phát hiện trong nhà có kiến ba khoang hoặc tiếp xúc với chúng, chúng ta cần chú ý những điều sau:

 - Kiến ba khoang không tấn công mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến gây nên viêm da dị ứng. Các tình huống mà con người có thể tiếp xúc với chất pederin: Cố tình hoặc vô tình đập chết kiến khi chúng bò trên cơ thể, khi kiến bò lên khăn, quần áo đang phơi, con người sử dụng khăn hoặc quần áo này và vô tình chà xát kiến lên cơ thể, gây phóng thích chất độc lên da người. Vì vậy, trước khi sử dụng khăn lau hoặc quần áo thì chúng ta phải xem xét kỹ, nếu phát hiện có kiến thì nhẹ nhàng di chuyển chúng ra khỏi đồ dùng [dùng 1 tờ giấy cho kiến bò sang rồi di chuyển chúng sang nơi khác].

- Buổi tối khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ có lỗ thoát khí.

- Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang.

- Các khu nhà ở chật hẹp như: ký túc xá hoặc khu nhà ở của công nhân gần các khu công nghiệp, ở gần nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm, đồng ruộng vừa mới gặt xong cần vệ sinh môi trường, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng.

- Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào các chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ để ngăn kiến bò vào nhà.

- Sử dụng các loại bẫy đèn để dẫn dụ và bắt kiến, không cho kiến vào nhà.

- Khi kiến rơi hoặc bò lên da không nên dùng tay giết mà nên thổi cho kiến bay đi tránh để dịch tiết của nó dính vào da.

- Nếu phát hiện vừa tiếp xúc với dịch tiết của kiến thì nhanh chóng rửa chỗ tiếp xúc dưới vòi nước. Khi vùng da đó bắt đầu thấy đau, rát thì dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch Jarish, oxyd kẽm, mỡ kháng sinh rồi đến các cơ sở y tế để được chỉ định điều trị thêm.

Đăng Khoa, Khoa ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố

Độc tố trong kiến khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ

Nửa tháng qua, mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh tiếp nhận khám và điều trị từ 80-100 trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng do kiến ba khoang.

Trong khi đó, tỷ lệ người dân đến khám vì kiến ba khoang tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tăng nhẹ thời gian gần đây. 

BS Quách Thị Hà Giang, Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, thực chất, kiến khoang không đốt người, nếu người dân vô tình giết kiến trên cơ thể thì chất độc có trong kiến sẽ khiến da bị tổn thương.

Người dân bị viêm da tiếp xúc do kiến khoang chủ yếu do vô tình tiếp xúc với chất tiết pederin có trong kiến khoang. 

Các tổn thương do kiến khoang gây ra ban đầu rất nhỏ, tuy nhiên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể nặng hơn rất nhiều. “Thông thường nếu bị dính ít chất độc của kiến khoang thì tổn thương khu trú ít hơn và thường ổn định trong vòng 5-7 ngày”, BS Giang cho biết. 

Sai lầm trong điều trị viêm da do độc tố kiến ba khoang

Trong cơ thể kiến khoang có chứa độc tố pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết xử lý đúng cách thì ngay cả khi đã bị dính độc tố kiến khoang cũng không quá nguy hiểm. Chính những sai lầm hoặc xử lý chậm đã khiến cho độc tố lan rộng và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

BS Quách Thị Hà Giang cho biết, do không biết được tổn thương nào do kiến ba khoang, nhiều người dân tự ý điều trị tại nhà. Người ra hiệu mua tuýp thuốc chữa côn trùng, người đắp lá, thận chí dùng gạo, đậu xanh giã nát lấy nước bôi… 

“Những biện pháp này có thể làm cho vết thương bội nhiễm, nhiễm trùng, loét, tăng sắc tố sau viêm thời gian dài. Tổn thương lan rộng sang vị trí khác ngoài vị trí tiếp xúc ban đầu, bệnh nhân có thể tổn thương vùng da khác, ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân”, BS Giang cho hay. 

Vậy làm thế nào phân biệt độc tố trong kiến ba khoang với bệnh lý khác như zoa thần kinh, BS Giang cho biết, khi dính phải độc tố trong kiến khoang, da sẽ phồng rộp thành vệt dài, đám nhỏ, mụn nhỏ li ti, có bọng nước, khi vỡ có thể gây loét, mưng mủ, cảm giác đau rát như bị bỏng, bệnh nhân có thể bị sốt, nổi hạch ở vùng lân cận… 

Cách xử trí đúng khi phát hiện ra kiến khoang là người dân không nên dùng tay bắt trực tiếp, tốt nhất nên dùng giấy hoặc đeo găng tay lấy kiến đi, tuyệt đối không chà xát để tránh làm chất tiết của kiến lan rộng. Không tự ý điều trị, không đắp bài thuốc dân gian khiến thời gian hồi phục lâu hơn.

Khi xác định dính độc tố kiến ba khoang, bác sĩ tư vấn có ba cách để xử trí vết thương: rửa sạch bằng nước; bằng nước muối sinh lý hoặc bằng xà phòng để giảm bớt độc tố tiếp xúc với da. Nếu tổn thương nhiều nặng nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán. 

Để phân biệt tổn thương do kiến khoang gây ra với bệnh zona, BS. Giang chỉ rõ, với zona thì mụn nước, bọng nước mọc thành chùm, khu trú một bên cơ thể, theo vị trí phân bổ dây thần kinh của cơ thể, hay gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thể trạng yếu.

Còn viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, thường bệnh nhân thấy nóng rát trước sau đó thì xuất hiện rát đỏ, mụn nước tổn thương đi theo thành từng vệt. Khi bệnh nhân gãi chà xát thì lan sang các vị trí khác, chủ yếu là cảm giác nóng rát hơn là cảm giác đau nhức của zona.

LÂM TRẦN

Nọc độc của kiến ba khoang mạnh gấp 12 đến 15 lần so với nọc độc của rắn hổ mang. Do vậy, chúng ta không nên chủ quan nếu không may bị kiến cắn. Nếu không xử lý vết kiến cắn đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng hết sức khó lường. Vậy phương pháp xử trí khi bị kiến ba khoang cắn ra sao?

1. Những triệu chứng khi bị kiến ba khoang cắn

Kiến ba khoang có thân thon dài, trên thân chia làm các khoang đen và vàng xen kẽ. Loại kiến này thường sinh sống ở những vườn cây, cánh đồng, bãi rác, công trình xây dựng, bay vào trong nhà, hoặc có thể đậu vào quần áo, chăn màn,…

Kiến ba khoang có chứa độc tố pederin

Kiến ba khoang có thể tiết ra dịch và loại dịch này thường có chứa độc tố có tên là pederin. Độc tính của nó có thể mạnh gấp 12-15 so với rắn hổ. Vì lượng dịch tiết ra từ kiến ba khoang thường ít nên không gây chết người như những trường hợp bị rắn cắn. Tuy nhiên, nếu không được xử trí kịp thời, vết thương do bị kiến ba khoang cắn cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh thường có cảm giác râm ran ngay tại lúc đó. Sau khoảng 6 đến 8 giờ thì những vết ban đỏ bắt đầu xuất hiện. Khoảng 1 đến 2 ngày sau những tổn thương đặc trưng nhất sẽ xuất hiện. Tiếp đó khoảng 3 ngày thì trình trạng bệnh bắt đầu có sự thuyên giảm, vết kiến cắn có hiện tượng bong vảy. Khoảng 5 đến 7 ngày sau, vảy bong hết nhưng có thể để lại vết thâm rất lâu.

Không nên gãi nếu bị kiến ba khoang cắn

Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể khi không may bị kiến ba khoang cắn:

- Trên vùng da bị kiến cắn có vệt, hơi cộm lên trên mặt da, có mụn nước nhỏ.

- Khi gãi vùng da bị kiến cắn, sẽ khiến độc tố, vi khuẩn lây sang vùng da lành, nhất là những vùng có nếp gấp.

- Lưu ý: Những đặc điểm vết cắn của kiến ba khoang có thể dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da, nhất là bệnh zona.

- Người bị kiến cắn có cảm giác bỏng rát tại vết kiến đốt hoặc cũng có thể bị tổn thương trên diện rộng. Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ hoặc nổi hạch lân cận.

2. Phương pháp xử trí khi bị kiến ba khoang cắn

Hướng dẫn người bệnh cách xử trí khi bị kiến ba khoang cắn:

- Ngay sau khi bị kiến 3 khoang đốt, bạn cần loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý, tuyệt đối không dùng tay để bắt hoặc miết kiến, để tránh tiếp xúc với dịch của kiến. Cách tốt nhất là dùng giấy lót để loại bỏ kiến. Trong trường hợp bạn lỡ tay chà xát hoặc đập kiến trên da, thì nên lập tức rửa vùng da đó thật sạch để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với chất độc từ kiến.

Không tự ý sử dụng thuốc sau khi bị kiến cắn

- Sau khi bị kiến đốt, vết kiến cắn thường gây ngứa nhưng nên hạn chế tối đa thói quen gãi ngứa để tránh gây trầy xước, khiến tình trạng tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, khi kiến vừa cắn xong, vết cắn thường chứa nhiều vi khuẩn, do đó việc gãi ngứa sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da, rất nguy hiểm.

- Nên rửa vết kiến cắn để bằng nước sạch. Sau đó, bạn đừng quên sát trùng vết thương và nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

- Để điều trị, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không những không giúp bạn xử lý đúng cách vết kiến cắn mà còn có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

- Không nên áp dụng các bài thuốc dân gian. Trên thực tế, rất nhiều người bệnh đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do áp dụng một số biện pháp chữa bệnh truyền miệng để xử lý các vết cắn của kiến ba khoang. Đặc biệt là một số bài thuốc đắp lá có thể khiến cho tình trạng viêm loét càng trở nên nghiêm trọng hơn và còn có thể khiến cho người bệnh bị đe dọa đến tính mạng.

3. Phương pháp phòng chống kiến ba khoang cắn

Dưới đây là một số gợi ý về cách phòng chống kiến ba khoang cắn:

- Trước hết, muốn phòng ngừa hiệu quả, bạn nên tránh để kiến bay vào nhà bằng cách hạn chế mở quá nhiều cửa. Đối với những gia đình ở gần cánh đồng hoặc có sân vườn, trồng nhiều cây cối rậm rạp thì điều này lại càng quan trọng hơn.

- Khi đi ngủ, bạn nên sử dụng màn chắn côn trùng. Phương pháp này không chỉ phòng chống kiến ba khoang mà còn giúp ngăn ngừa bị muỗi đốt và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế bị muỗi đốt

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà. Lưu ý nên phát quang bụi rậm, vùng cỏ dại quanh nhà. Hạn chế tạo ra một không gian, môi trường ẩm thấp vì những điều kiện không gian này thường thu hút kiến ba khoang.

- Kiến ba khoang thường rất thích những nơi có nhiều ánh sáng. Không nên đứng dưới những bóng đèn công cộng vì đây cũng là nơi mà kiến ba khoang có thể ẩn nấp.

- Lưu ý không dùng tay không để bắt hoặc giết kiến ba khoang.

- Trước khi dùng khăn mặt hay quần áo, bạn nên giũ mạnh để phòng trường hợp kiến ba khoang có thể ẩn nấp trong quần áo và khi bạn mắc phải, chúng sẽ có cơ hội tấn công làn da của bạn.

Trên đây là hướng dẫn về cách xử trí khi bị kiến ba khoang cắn và cách phòng chống kiến cắn hiệu quả. Những trường hợp cần xử lý khi bị loại kiến độc hại này cắn hoặc gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy gọi đến Hotline 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề