Rượu Vin là gì

Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về rượu vang như: Loại nho dùng để chế biến vang là gì? Phân biệt Single-Varietal Wine và Wine Blend.

Ngoài ra, chúng ta cũng khám phá những thuật ngữ mà giới sành vang hay sử dụng để giải nghĩa hương vị cũng như cấu thành của một ly rượu vang. Nào, mời bạn cùng WineVN khám phá!

1. Rượu vang [Wine] là gì?

Rượu vang [trong tiếng Anh là Wine] là một thức uống có cồn được chế tác từ nước ép nho lên men.

Trên thực tế, bất kỳ loại trái cây nào cũng có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến rượu vang, có thể kể đến ở đây như táo, việt quất Nhưng, đã nhắc đến vang, người ta thường nghĩ tới trái nho mà không phải là bất kỳ loại thức quả nào khác.

Ngoài ra, sự khác biệt giữa vang và bia, hai thức uống lên men phổ biến đó chính là: Trong khi vang sử dụng nho [và một vài loại trái cây khác] là nguyên liệu, người ta dùng mạch nha, lúa mì đã lên men để chế tác bia.

Tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ [như bia trái cây], tuy nhiên, loại thức uống này không phổ biến và chỉ giới hạn trong khu vực địa lý nhất định.

2. Sự khác biệt giữa nho làm rượu vang và các loại nho khác

Không phải loại nho nào cũng dùng để làm rượu. Nho được dùng để chế biến rượu vang có tên gọi là Wine Grape, loại khác hoàn toàn với trái nho dùng để ăn thông thường: Table Grape.

Wine Grape có đặc điểm là nhỏ hơn, ngọt hơn và nhiều hạt hơn Table Grape. Phần lớn các loại nho rượu vang có nguồn gốc ở vùng Caucasus, vùng phía Trung, Nam châu Âu, có tên gọi là Vitis Vinifera.

Trong hàng ngàn các giống Vitis Vinifera khác nhau, loại nho nổi bật nhất chính là Cabernet Sauvignon.

3. Nguồn gốc của từ Vintage

Loại nho dùng để làm rượu vang thường mất cả năm trời để chín trái và thu hoạch. Vì vậy, rượu vang thường chỉ được sản xuất một lần trong năm.

Có thể bạn chưa biết: Vintage chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hoạt động chế tác rượu vang, với Vint mang ý nghĩa là winemaking [là làm rượu vang trong tiếng Anh] và age chính là năm sản xuất loại rượu đó.

Nếu bạn thấy vintage year [trong tiếng Việt có nghĩa là năm hái nho] trên nhãn mác của một chai vang thì đó chính là năm mà người sản xuất rượu thu hoạch và chế biến nho thành chai rượu vang mà bạn đang thưởng thức.

Trong một số trường hợp, bạn sẽ không tìm thấy vintage year trên nhãn mác chai rượu vang của mình, chủ yếu ở những chai Champage.

Điều này là bởi loại rượu vang này được chế biến từ nhiều loại nho được thu hoạch ở các năm khác nhau. Những loại rượu này thường có ký hiệu NV [tức Non-Vintage] trên nhãn chai.

4. Rượu vang được làm từ 1 giống nho [Single-Varietal Wine]

Một chai rượu vang có gắn nhãn Single-Varietal thường được làm chủ yếu bằng 1 giống nho duy nhất. Thông thường, tên của giống nho chế tác ra chai rượu vang sẽ chính là tên của chai rượu đó.

Ví dụ: Rượu vang Riesling được làm từ giống nho Riesling lên men.

Điều thú vị là: Ở mỗi quốc gia, người ta lại có quy định khác nhau để xác định: Chai rượu này có phải là Single-Varietal Wine hay không. Cụ thể:

Ở Mỹ, Chile, Nam Phi, Australia và Hy Lạp, một chai rượu có 75% thành phần là nho [1 giống nho duy nhất] thì được coi là Single-Varietal Wine.

Trong khi đó, tỷ lệ này ở Argentina là 80%, ở Italia, Pháp, Đức, Áo. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và New Zealand là 85%.

5. Rượu làm bằng nhiều giống nho [Wine Blend]

Wine Blend là loại rượu vang được làm từ nhiều giống nho khác nhau. Blending [trong tiếng Việt là pha trộn] là một phương pháp làm rượu truyền thống.

Ngày nay, người ta thường thấy phương pháp này tại những vùng sản xuất vang truyền thống. Hầu hết các hỗn hợp làm nên rượu sẽ được trộn trong quá trình lên men và ủ.

Người ta cũng sử dụng thuật ngữ field blend để chỉ rượu được sản xuất và lên men bằng nhiều giống nho khác nhau.

Port wine chính là loại Wine Blend/Field Blend nổi tiếng và được nhiều người biết đến.

6. Cấu thành của rượu vang

Có nhiều thuật ngữ được dùng để giải nghĩa hương vị cũng như cấu thành của một loại rượu vang, bao gồm: Acidity [tính axit], Sweetness [độ ngọt], Alcohol [độ cồn], Tannin và Aroma Compounds [mùi hương] được tạo ra trong quá trình lên men.

Acidity:

Có thể hiểu độ axit chính là yếu tố giúp tăng hương vị của vang, làm kéo dài hậu vị sau khi người dùng thưởng thức rượu.

Người ta sử dụng chỉ số pH để đánh giá tính acid có trong rượu vang từ 2,5 [tương đương với mức pH trong quả chanh] tới 4,5 [độ pH có trong sữa chua].

Sweetness:

Tùy vào loại rượu bạn uống, độ ngọt trong đó có thể nằm trong khoảng từ ít ngọt cho tới ngọt đậm [như trong si-rô]. Người ta sử dụng thuật ngữ dry để chỉ cốc rượu không ngọt.

Alcohol:

Độ cồn trong rượu sẽ khiến bạn cảm nhận được vị cay và ấm trong cổ họng. Người ta sử dụng thuật ngữ ABV [alcohol by volume] để đo độ cồn có trong rượu.

Thông thường, độ con trong rượu vang sẽ nằm trong khoảng từ 10% ABV đến 15% ABV. Tất nhiên sẽ có những trường hợp ngoại lệ, như chai Moscato dAsti chỉ có độ cồn là 5,5%, trong khi chai Port thì độ cồn lại cao hơn, tới 20% ABV.

Tannin:

Tannin vốn là một thuật ngữ đặc biệt. Từ này được dùng để chỉ cảm giác đắng và khô miệng khi thưởng thức rượu.

Nói một cách đơn giản như thế này: Bạn cứ tưởng tượng hương vị của một cốc trà đậm đặc trên đầu lưỡi như thế nào, đó chính là cảm giác mà Tannin đem lại cho người thưởng thức.

Aroma Compounds:

Mùi hương cũng là một trong những điểm đặc biệt của rượu vang. Mỗi loại rượu lại có hương thơm đặc trưng riêng, như mùi quả mọng hay mùi hoa.

Một trong những yếu tố tác động tới mùi hương của rượu vang, đó chính là quá trình ủ và lên men nho. Gần như tất cả các loại vang đỏ đều được ủ trong thùng gỗ sồi, và điều đó tác động rõ rệt lên hương thơm của rượu.

Thật chẳng quá lời khi người ta nói: Thưởng thức rượu vang là một nghệ thuật. Rượu vang không chỉ đem đến một bữa tiệc hương vị trong khoang miệng, nó còn là thức uống vô cùng phù hợp để dùng kèm với các món ăn, đóng vai trò là chất kích thích vị giác hoàn hảo.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu và thương thức rượu vang. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề