Rốn rụng treo ở đâu

Sau 7 – 10 ngày, cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng. Vậy có nên giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh không? Bảo quản cuống rốn như thế nào? Treo ở đâu thì con thông minh, sáng dạ? Đây là thắc mắc của không ít ông bố, bà mẹ. Vậy hãy cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh không

Các mẹ bàn luận: Treo cuống rốn của trẻ sơ sinh ở đâu để con thông minh?

Nếu ghé qua diễn đàn dành cho các mẹ bỉm sữa, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các chủ đề liên quan đến việc chăm sóc rốn hay bảo quản, treo cuống rốn của trẻ sơ sinh:

[Đoạn hội thoại trích từ 1 diễn đàn, tên nhân vật đã được thay đổi]

Yến: Các mẹ cho em hỏi là treo cuống rốn của trẻ sơ sinh ở đâu thì được nhỉ? Em nghe nói là treo cạnh bóng đèn hay trước gương thì sau này con sẽ thông minh, sáng dạ hơn.

Nhung: Không phải đâu. Mẹ chồng em thì bảo treo cuống rốn trẻ sơ sinh về hướng mặt trời mọc thì con mới thông minh. Hồi đấy em không tin lắm nhưng vẫn làm theo. Bây giờ trộm vía nó cũng lanh lợi, hoạt bát lắm.

Thảo: Thế á. Vậy mà mình không biết. Đợt cuống rốn của cu Bo rụng là mình đem đi chôn luôn vì không biết là có nên giữ lại hay không? Giữ lại thì bảo quản như thế nào?

Mẹ Ốc: Trời, cái này chỉ là quan niệm thời xa xưa của các cụ thôi. Giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để làm kỷ niệm thì em còn tin, chứ bảo treo lên để con thông minh thì em không tin lắm. 

Ánh: Vậy tóm lại là có nên giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh không hả các chị? Nếu giữ thì bảo quản, treo ở đâu? Mít nhà em sắp được 1 tuần rồi.

Nghe chuyên gia giải đáp thực hư việc treo cuống rốn trẻ sơ sinh ở đâu thì con thông minh?

Từ cuộc hội thoại trên có thể thấy, rất nhiều bà mẹ phân vân không biết có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh hay không? Nhất là những người sinh con đầu lòng, các kỷ vật như cuống rốn, tóc máu… đều có ý nghĩa rất quan trọng.

Vì vậy, không ai cấm cản việc mẹ giữ lại cuống rốn của bé. Nếu muốn, mẹ hoàn toàn CÓ thể giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh.

Vậy treo cuống rốn trẻ sơ sinh ở đâu?

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng, treo cuống rốn của trẻ sơ sinh ở gần bóng đèn, trước gương hay treo về hướng mặt trời mọc… thì con sẽ thông minh hơn. Đây chỉ là quan niệm dân gian được các mẹ truyền tai nhau, có người tin, có người không tin.

Trên thực tế, trí thông minh của bé phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như: di truyền, giáo dục, chất dinh dưỡng, môi trường sống,… chứ không hề liên quan gì tới việc treo cuống rốn trẻ sơ sinh ở đâu.

Ngược lại, nếu giữ lại mà bảo quản cuống rốn của trẻ sơ sinh không đúng cách sẽ đem lại không ít rắc rối. Vì cuống rốn được cấu tạo bởi các tế bào mô nên nếu để lâu sẽ có mùi lạ, ảnh hưởng đến môi trường, không khí xung quanh phòng bé. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ruồi, muỗi xâm nhập, càng làm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

Cách bảo quản cuống rốn trẻ sơ sinh

Thay vì treo lên, mẹ có thể bảo quản cuống rốn của trẻ sơ sinh bằng cách chôn trong vườn, bồn hoa, cùng với nhau thai hoặc cuống rốn của anh chị bé. Tuy chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được rằng khi chôn như vậy sẽ giúp tình cảm anh chị em thân thiết hơn nhưng đó cũng là cách rất hay, an toàn để mẹ lưu giữ lại kỉ niệm.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc có nên giữ lại rốn trẻ sơ sinh không? Nếu giữ lại thì treo ở đâu và bảo quản như thế nào? Các mẹ có thể giữ lại nhưng hãy bảo quản đúng cách nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ là người rất tâm huyết với công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và có kinh nghiệm điều trị thành công nhiều ca bệnh ở trẻ sơ sinh.

Dây rốn là nguồn sống của thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh thì dây rốn sẽ không cần thiết nữa và trong vòng vài phút đầu sau khi sinh dây rốn được kẹp và cắt. Khi trẻ về nhà, dây rốn bắt đầu khô và rụng dần.

Dây rốn là điểm nối giữa thai nhi và mẹ, dây rốn kéo dài từ một lỗ mở trong dạ dày của thai nhi cho đến nhau thai trong bụng mẹ với chiều dài trung bình khoảng 50 cm.

Dây rốn mang oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai vào máu của thai nhi. Dây rốn được tạo thành từ:

  • 01 tĩnh mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi qua nhau thai
  • 02 động mạch mang máu và các sản phẩm thải, như carbon dioxide từ thai nhi trở lại nhau thai

Những mạch máu này được bao bọc và bảo vệ bởi bởi một lớp sáp được gọi là thạch Wharton. Đến cuối thai kỳ, nhau thai truyền kháng thể từ mẹ đến thai nhi qua dây rốn. Những kháng thể này cung cấp cho bé khả năng miễn dịch một số bệnh nhiễm trùng trong khoảng 3 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, dây rốn chỉ truyền được các kháng thể mà mẹ đã có.

Ngay sau khi trẻ chào đời, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ:

  • Kẹp dây rốn khoảng 3 đến 4cm tính từ rốn của bé bằng kẹp nhựa
  • Đặt một cái kẹp khác ở đầu kia của dây rốn, gần về phía nhau thai
  • Sau đó, dây rốn sẽ được cắt giữa hai kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2 đến 3cm trên bụng của bé. Bình thường nữ hộ sinh sẽ cắt dây hoặc sản phụ hoặc bạn đời của sản phụ có thể thực hiện điều này.

Do dây rốn không có dây thần kinh nên khi cắt thì sẽ không gây đau đớn cho sản phụ hoặc em bé.

Dây rốn là cầu nối giữa em bé và mẹ

Lúc đầu, dây rốn có màu sáng bóng và màu vàng. Nhưng khi khô, nó có thể chuyển sang màu nâu hoặc xám hoặc thậm chí là màu xanh. Từ 5 đến 15 ngày sau khi em bé của bạn được sinh ra, gốc rốn sẽ khô đi, biến thành màu đen và rụng xuống.

Dây rốn là nguồn sống của thai nhi trong suốt quá trình mang thai

Sau khi dây rốn rụng, thì thường mất khoảng 7 đến 10 ngày để rốn lành lại hoàn toàn.

Cho đến khi dây rốn xuống và rốn lành hoàn toàn, thì bố mẹ cần phải giữ cho khu vực rốn được sạch sẽ và khô ráo, để tránh nhiễm trùng.

Kiểm tra dây thường xuyên, nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau, thì bố mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở Y tế:

  • Máu ở đầu dây rốn
  • Chất dịch màu trắng hoặc màu vàng
  • Sưng hoặc đỏ xung quanh dây
  • Dấu hiệu cho thấy khu vực xung quanh dây rốn khiến trẻ dễ bị đau [ví dụ, trẻ khóc khi bố mẹ chạm vào rốn]

Sau khi rốn rụng, một số trẻ có thể thấy một vài giọt máu, tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường, không đáng ngại nên bố mẹ yên tâm khi thấy như vậy. Tuy nhiên, sau khi rốn rụng mà thấy có nhiều máu thì hãy gọi bác sĩ lập tức.

Nếu dây rốn sau 3 tuần mà vẫn chưa rụng, bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi. Tiếp tục giữ cho khu vực này khô ráo và đảm bảo tã không phủ lên dây rốn của trẻ. Nếu sau 6 tuần mà rốn vẫn chưa rụng hoặc trẻ có dấu hiệu sốt hoặc nhiễm trùng, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở Y tế chuyên khoa nhi.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi xuất hiện dấu hiệu bất thường

Khi dây rốn đã rụng, bố mẹ tiếp tục giữ cho khu vực sạch sẽ và khô ráo. Đôi khi, rốn của trẻ có ít chất lỏng màu vàng và dính chảy ra, tuy nhiên điều này là bình thường nếu nó không có mủ và không bị nhiễm trùng.

Sau khi rốn rụng, thì bề mặt chân rốn được bao phủ một lớp da mỏng và đôi khi, một khối u có thể tạo thành một khối màu đỏ ở trên lỗ rốn và khối này được gọi là nụ hạt rốn. Nếu bố mẹ thấy điều này và nó không biến mất trong khoảng một tuần, thì hãy đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bạn sẽ bất ngờ khi biết vì sao bác sĩ dốc ngược bé sau khi cắt rốn

Nên vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng gì?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề