Quy trình xử lý hình sự ve phao no

Tôi ở Hưng Yên, nhà tôi chạy tàu chở than ra Quảng Ninh, tiện đường nên bố tôi mua 1 ít pháo (12kg các loại) để về bán kiếm thêm ít lời. Nhưng lúc đang về bến thì bị công an kiểm tra và phát hiện số pháo đó. Hiện số pháo đã bị tịch thu và bố tôi cùng những người trên thuyền đang bị bắt giam. Tôi muốn hỏi việc buôn bán pháo nổ bị xử phạt như nào trong trường hợp của bố tôi?

  • Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì mua bán pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm.

    Theo quy định tại Điểm b, Điểm d Tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì:

    Người nào mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nhằm mục đích kinh buôn bán trong nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Buôn bán hàng cấm. Nếu thực hiện việc mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu.

    Căn cứ Khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

    Người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, theo quy định này, trường hợp bạn mua 12 kg pháo nổ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Việc quyết định hình phạt tiền hay phạt tù sẽ do Hội đồng xét xử quyết định căn cứ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và ra bản án.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Công ty luật Thái An

  • Quy trình xử lý hình sự ve phao no

  • Công ty luật Thái An
  • Tầng 5, p.506, tòa nhà 142 Lê Duẩn, q. Đống Đa
  • Click để Xem thêm


  • Quy trình xử lý hình sự ve phao no
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail:

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Luật Tiền Phong– Tết đang đến gần và hoạt động mua, bán trái phép pháo hoa, pháo nổ cũng dần gia tăng. Tình trạng này xảy ra bởi vì nhiều người vẫn chưa nhận thức được các quy định pháp luật về hành vi mua, bán pháo và các chế tài xử lý đối với hành vi này. Luật Tiền Phong xin được cung cấp một số quy định về  xử lý hành chính đối với hành vi mua, bán pháo như sau:

Quy trình xử lý hình sự ve phao no

                        Hành vi mua, bán pháo bị xử lý như thế nào?

1. Quy định về mua, bán pháo

Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì các loại pháo thuộc nhóm sản phẩm cấm kinh doanh. Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm đối với các loại pháo theo Điều 4 Nghị định 36/3009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo bao gồm:

  • – Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ;
  • – Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa;
  • – Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo;
  • – Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.

2. Quy định về xử phạt đối với hành vi mua, bán pháo

Tùy theo mức độ, tính chất của hành vi mua, bán pháo mà áp dụng các mức xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Về xử phạt hành chính:

  • – Hành vi mua, bán các loại vật liệu nổ; mua, bán trái phép pháo, thuốc pháo có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình);
  • – Hành vi buôn bán pháo còn có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đồng nếu giá trị pháo buôn bán dưới 1.000.000 đồng và cao nhất là 100.000.000 đồngnếu giá trị pháo buôn bán từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Theo Điều Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).

Về xử lý hình sự: Theo quy định tại phần III Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển tàng trữ pháo nổ, thuốc nổ thì hành vi mua, bán pháo có thể bị xử lý hình sự như sau:

  • – Hành vi mua, bán trái phép thuốc pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái pép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự;
  • – Hành vi mua bán trái phép pháo nổ qua biên giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự;
  • – Hành vi mua bán trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự.

Luật Tiền Phong chuyên cung cấp các thông tin pháp luật, tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 1900 6289