Quy trình phát hành séc bảo chi khác ngân hàng

Séc bảo chi là ѕéc đã được tổ chức cung ứng dịch ᴠụ thanh toán хác nhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao Séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá ᴠà dịch ᴠụ.

Bạn đang хem: Quу trình thanh toán ѕéc bảo chi

Bạn đang хem: Quу trình thanh toán ѕéc bảo chi

Séc bảo chi [tiếng Anh: Cheque] là séc đã bị người kí phát đảm bảo cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán.

Hình minh họa [Nguồn: The Bank]

Séc bảo chi [Cheque]

Khái niệm

Séc bảo chi trong tiếng Anh gọi là Cheque.

Séc bảo chi là séc đã bị người kí phát đảm bảo cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán.

Điều kiện bảo chi séc

Để thực hiện bảo chi séc, người kí phát phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản thanh toán nhưng được người bị kí phát chấp thuận cho người kí phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc được quyền yêu cầu người bị kí phát bảo chi tờ séc đó.

Thủ tục bảo chi séc

- Trường hợp bảo chi séc sử dụng tiền kí quĩ:

Người kí phát séc lập và nộp cho người bị kí phát tờ séc kèm ủy nhiệm chi [số tiền ủy nhiệm chi do người bị kí phát qui định nhưng phải đảm bảo đủ số tiền để hạch toán thanh toán và lưu trữ]. 

Người bị kí phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện thì kí tên, đóng dấu của người bị kí phát, kèm cụm từ "Bảo chi" lên mặt trước của tờ séc.

- Trường hợp bảo chi séc bằng tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán:

Người kí phát séc lập và nộp cho người bị kí phát tờ séc. Người bị kí phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện thì tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán của người kí phát theo thỏa thuận bằng văn bản giữa bên kí phát và bên bị kí phát, số tiền bị tạm khóa đúng bằng số tiền bảo đảm thanh toán séc và kí tên, đóng dấu của người bị kí phát, kèm cụm từ "Bảo chi" lên mặt trước của tờ séc. 

Kế toán giai đoạn bảo chi Séc 

Trường hợp kí quĩ để bảo chị séc, kế toán hạch toán

Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán/người kí phát 

Có tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc [TK 4271]/SBC/người kí phát 

Thanh toán séc bảo chi

Thanh toán séc bảo chi cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

[1] Người kí phát [theo yêu cầu của người thụ hưởng] để nghị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm thủ tục bảo chi tờ séc. 

[2] Người bán [người thụ hưởng] giao hàng hóa cho người mua.

[3] Người mua [người kí phát] giao lại séc bảo chi cho người bán.

[4] Người thụ hưởng nộp Séc bảo chi + Bản kê nộp séc đến tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong thời gian hiệu lực. 

[5] Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán kiểm tra séc, nếu hợp lệ sẽ trích tài khoản của người kí phát, chuyển cho người thụ hưởng, hạch toán, báo nợ cho người kí phát:

Nợ TK 4271/Người kí phát: [Số tiền trên séc] [hoặc TK 4211/Người kí phát]

Có TK 4211/Người thụ hưởng: [Số tiền trên séc] 

[6] Báo có cho người thụ hưởng.

Thanh toán séc bảo chi giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống  

[1] Người kí phát [theo yêu cầu của người thụ hưởng] đề nghị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm thủ tục bảo chi tờ séc. 

[2] Người bán [người thụ hưởng] giao hàng hóa cho người mua. 

[3] Người mua [người chi trả] giao lại séc bảo chi cho người bán. 

[4] Người thụ hưởng nộp Séc bảo chi + Bản kê nộp séc đến tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình trong thời gian hiệu lực. 

[5] Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tờ séc, đọc kí hiệu mật, nếu tờ séc là hợp pháp hợp lệ sẽ hạch toán, lập lệnh chuyển Nợ sang tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người kí phát: 

[6] Báo Có cho người thụ hưởng 

[7] Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người kí phát nhận được lệnh, kiểm tra, hạch toán trừ tiền của người kí phát

Thanh toán séc bảo chi giữa hai ngân hàng khác hệ thống 

Trong trường hợp này, do không thể giải mã được kí hiệu mật trên tờ séc đã bảo chi, đơn vị thu hộ phải tuân thủ nguyên tắc hạch toán ghi Nợ trước - ghi Có sau, có nghĩa là qui trình thanh toán được thực hiện đúng như thanh toán Séc thông thường

[Tài liệu tham khảo, Sách chuyên khảo Kế toán Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Tài Chính]

Thanh Hoa

Séc bảo chi là gì, cần phải lưu ý gì khi sử dụng séc bảo chi là những nội dung sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Séc đã xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 khi Pháp xâm lược nước ta. Tuy nhiên ở thời điểm đó, chỉ có một số ít những người có địa vị và tầng lớp thượng lưu mới được mở tài khoản ngân hàng và sử dụng séc.

Hiện nay thì séc đã được sử dụng phổ biến hơn, nhưng đối tượng sử dụng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp còn cá nhân thì chưa phổ biến bởi đã có những phương tiện thanh toán khác dành cho khách hàng cá nhân như thẻ ATM, ngân hàng điện tử….

Tổng quan về Séc 

Séc [tên tiếng Anh: cheque] là một phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Theo Thông tư 22/2015/TT-NHNN về Quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc, thì séc được định nghĩa là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Séc bảo chi là gì?

Bảo chi séc là việc người bị ký phát bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán. Như vậy, séc bảo chi là séc được đảm bảo thanh toán và an toàn hơn séc không bảo chi.

Để thực hiện bảo chi séc, người ký phát phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản thanh toán nhưng được người bị ký phát chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc được quyền yêu cầu người bị ký phát bảo chi tờ séc đó.

Séc chuyển khoản là gì? Phải biết nếu không muốn bị thiệt.

Mẫu séc ngân hàng Maritime Bank

Lưu ý khi sử dụng séc bảo chi

- Phải đảm bảo xác thực các thông tin sau:

  • Tên, địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản,
  • Tài khoản được trích trả,
  • Ngân hàng trả tiền,
  • Tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc,
  • Chữ ký của người phát hành séc.
  • Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó [nếu có].

- Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ khớp nhau, có ký hiệu tiền tệ. Trên mẫu séc bảo chi sẽ có thêm cụm từ “Bảo chi” tại mặt trước của séc.

- Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, mực dễ bay màu, không sửa chữa, tẩy xóa. Chữ viết trên séc là tiếng Việt. Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên.

- Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát [không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan].

- Tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó của người ký phát và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thanh toán.

- Người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi.

Người thụ hưởng là gì và có quyền lợi ra sao?

Lưu ý khi sử dụng séc bảo chi

- Địa điểm xuất trình séc

  • Là địa điểm thanh toán ghi trên tờ séc hoặc bất kỳ địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát nếu tờ séc không ghi địa điểm thanh toán. 
  • Trong trường hợp người xuất trình tờ séc là một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thì ngoài những địa điểm xuất trình nói trên, tổ chức đó được xuất trình tờ séc tại Trung tâm Thanh toán bù trừ séc, nếu tổ chức đó là thành viên trực tiếp của Trung tâm Thanh toán bù trừ séc.

Trên đây là một số thông tin quan trọng nhất và những lưu ý về séc bảo chi mà bạn cần nắm rõ để tránh những hiểu lầm không đáng có, gây thiệt hại và thời gian và tiền bạc cho mình khi sử dụng séc bảo chi.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Video liên quan

Chủ Đề