Quy Nhơn đi ăn khế bao nhiêu km?

Ngay trung tâm thành phố. Sân chùa có tượng Phật đứng, trắng toát, rất cao. Một ngôi chùa cổ, nguyên ‘trong động cát…, mặt trông ra đầm Ngư Ky’ [Đại Nam nhất thống chí]. Bây giờ thì giữa phố phường. Kiến trúc bây giờ có từ những năm 70.

Tháp Đôi

Nằm ngay trong thành phố, từ sô’ nhà 900 trên đường Trần Hưng Đạo [dường nối Quy Nhơn và Quốc lộ 1] có ngã rẽ vào đường Tháp Đôi, đi 100 mét nữa thì đến. Có nhiều tuyến xe buýt đi ngang tháp Đôi. Hai tháp đứng bên nhau, người Pháp gọi là tháp Khmer vì kiến trúc chịu ảnh hưởng Chân Lạp, dùng nhiều đá tảng. Niên đại có thể là cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13, khoảng thời gian Chăm Pa bị Chân Lạp chiếm đóng.

Kiểu thức cũng rất khác các tháp Chàm khác. Phần đế là những tảng đá sa thạch ghép thành hình một đài sen đỡ toàn bộ ngôi tháp. Nóc tháp không phải kiểu tầng giả quen thuộc mà là một khối trụ tứ giác, đỉnh hầu như tròn, trang trí nhiều tượng đá. Năm 1993 tháp được trùng tu khá tốt.

Mộ Hàn Mạc Tử

Cách trung tâm thành phố chừng 5km. Chung một điểm với bãi tắm Hoàng Hậu. Đi theo đường ven biển Nguyễn Huệ, rồi An Dương Vương. Mua vé ở cổng chung cho mộ Hàn Mạc Tử và bãi tắm Hoàng Hậu. Nêu bạn đi xe gắn máy đừng gởi ở cổng mà mang xe theo, vì đường còn dài. Lên một con dốc, gọi là dốc Mộng cầm [tên người yêu của thi sĩ], đến mộ Hàn Mạc Tử.

Mộ nhà thơ giống mộ một linh mục, có tượng Đức Mẹ, thánh giá. Ông mất vì bệnh phong lúc mới 28 tuổi, ở bệnh viện Quy Hòa gần đó.

Bãi tắm Hoàng Hậu, Gềnh Ráng

Từ mộ Hàn Mạc Tử đi tiếp 300m. Địa thê là một mũi đá nhô ra biển,

còn gọi là Gềnh Ráng. Một bãi tắm rất thú vị với vô sô’ những tảng đá đủ hình dáng, đủ kích cỡ. Tại Bãi Đá Trứng ngay gần đó, toàn là cuội tròn như trứng. Cái tên ‘bãi tắm Hoàng Hậu’ vì vua Bảo Đại có xây một biệt điện [nay không còn] ở gần Bãi Đá Trứng này.

Tháp Bánh ít

Dễ tìm, và rất đáng ghé xem, vì đầy là một cụm tháp lớn và đẹp. Tháp cách trung tâm Quy Nhơn 20km, đang được phục chế. Từ Trung tâm Quy Nhơn theo đường Trần Hưng Đạo ra quốc lộ 1A ở ngã ba Phú Tài [10km]; theo quốc lộ 1A về hướng Bắc, đến cầu Bà Di [10km], sẽ thấy tháp nổi bật trên đỉnh đồi hướng đông, cách đường 300 mét. Đường xe vào đến chân đồi. Hoặc đi tuyến xe buýt số 4 [tr 225], rồi đi bộ vào.

Niên đại có thế vào cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12. Cụm tháp theo bô cục phổ biến trong kiến trúc Chăm: Một tháp nhỏ hướng đông là cổng vào khu vực. Tháp chính cao nhất là điện thờ. Bên cạnh là tháp mái hình chiếc thuyền, nơi dể kinh sách, đồ tế tự. Bố cục này giống bố cục cụm tháp Pô Klông Giarai ở Phan Rang.

Thời gian [và con người] đã tàn phá nhiều nhưng vẫn còn đây đó những hình người, chim, thú nhảy múa. Và đây là một đài quan sát lý thú, nhìn được toàn cảnh biển núi và các tháp chăm khác ở xa xa.

Vị trí toà thành xưa bây giờ gần thị trân Đập Đá trên quốc lộ 1, cách Quy Nhơn chừng 27km. Một vùng quê hiền hoà, với những con đường làng dưới lũy tre.

Các điểm tháp Cánh Tiên, chùa Thập Tháp, lăng VõTánh có thế đi tuyến xe buýt số 4, rồi đi bộ vào. Nguyên thuỷ, đây là thành Đồ Bàn, còn gọi là Chà Bàn, Phật Thệ, là kinh đô Vijaya của Chiêm Thành từ thê kỷ 10 đến thế kỷ 15. Trong thành xưa kia có rất nhiều tháp, nay đã bị huỷ hoại hết, chỉ còn tháp Cánh Tiên ở vị trí trung tâm của toà thành.

Tòa thành cũ của Chiêm Thành này đến thế kỷ 18 được quân Tây Sơn xây dựng lại kiên cố, mở rộng thêm, đặt tên là Hoàng Đế Thành. Hiện nay vẫn còn vài đoạn tường của toà thành xưa này.

Tháp Cánh Tiên

Tuy nằm gần quốc lộ 1 nhưng khó tìm, đi vào bằng đường mòn, phải hỏi đường ở dân địa phương. Tháp và lăng Võ Tánh chỉ cách nhau 200 mét. Tháp nằm đơn độc, vị trí theo truyền thuyết đúng ngay trung tâm thành Đồ Bàn. Niên đại của tháp có thề là thế kỷ 12. Kiểu thức được các nhà nghiên cứu gọi là ‘phong cách Bình Định’, các vòm cửa hình mũi giáo nhọn, vách tháp đơn giản, khoẻ khoắn, ít trang trí, các tầng mái gom mạnh lại, ở góc là những ‘cánh tiên’.

Nhớ xem hai con voi đá mà có lẽ đã được dựng ở cung điện Chăm Pa. Tượng voi đực cao 2 mét, rất hùng dũng và hiện thực. Tượng voi cái nhỏ hơn một chút, trang sức với vương miện, vòng cổ, dáng nhu mì.

Đi xem voi thì từ cổng chính lăng Võ Tánh đi thẳng đường khoảng 100 mét, đến ngã ba chắn ngang, hai tượng voi lớn nằm ngay hai bên lề đường

Lăng Võ Tánh chỉ cách tháp Cánh Tiên 200 mét, cùng nằm trên con đường đất nhỏ trong thành Đồ Bàn.

Năm 1799, quân Nguyễn chiếm [lược Hoàng Đế thành, giao cho tướng Võ Tánh trấn giữ. Quân Tây Sơn, dốc toàn lực phản công, bao vây thành trong ba năm. Hết lương ăn, Võ Tánh xin hàng để cứu binh sĩ, riêng ông tự

thiêu trên lầu bát giác, như lời ông nói ‘Ta không muốn kẻ địch thấy mặt, ta chết với lửa’. Phó tướng là Ngô          Tượng voi đực

Tùng Châu củng uống thuốc độc. Cái Chết của ông không vô ích vì trong khi quân Tây Sơn tập trung ớ đây, quân Nguyễn đã đem quân đánh chiếm kinh dô Huế dễ dàng, vua Tây Sơn phải chạy trốn.

Năm 1802, vua Gia Long cho dựng đền thờ ngay tại chỗ lừng là lầu bát giác Võ Tánh tự thiêu. Điện thờ là tòa nhà bát giác ba tầng, hình ngọn lửa. Trong lăng có ngôi mộ lớn, trên mộ vẽ một con dơi màu đỏ [dơi có nghĩa là Phúc : may mắn], sau mồ là bức bình phong trang trí chữ Thọ, sống lâu.

Cả ông Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đều được chôn ở Sài Gòn. Như vậy khu điện thờ này là một đài kỷ niệm các binh sĩ chết trận ở Bình Định, một kiểu đài liệt sĩ thời phong kiến. Theo chỗ tôi biết thì đây cũng là đài kỷ niệm duy nhất còn sót lại, chỉ tiếc là hiện nay đang bị bỏ phế, hư hỏng nặng.

Chùa Thập Tháp

Chùa do một nhà sư người Quảng Đông Trung Quốc là Nguyên Thiều khởi dựng năm 1665. Vật liệu dựng chùa có gạch lấy từ 10 ngôi tháp Chăm ở vị trí này, bởi vậy chùa có tên Thập Tháp Di Đà tự.

Lối vào chùa từ quốc lộ 1 chính là phần tường mặt Bắc của toà thành cổ. Trong cuộc chiến giữa Nguyễn và Tây Sơn, chùa chắc hẳn phải bị hư hại nhiều.

Kiến trúc bây giờ do những đợt trùng tu hồi thế kỷ 18, 19. Một ngôi chùa cổ và đẹp, giữa vườn cây u tịch.

Chùa Nhạn Sơn

Để đến chùa Nhạn Sơn, bạn đi theo sơ đồ trang 219, chùa cách tháp Cánh Tiên chừng 3km. Một ngôi chùa nhỏ, kiến trúc không có gì đặc biệt. Đến đây để ngắm 2 pho tượng Chiêm Thành đặt hai bên chánh điện. Hai pho tượng đá, một sơn đen, một sơn đỏ [bởi vậy còn gọi là ‘chùa Ong Đen Ông Đỏ], cao 2,2m, rất sống động. Có lẽ đây là 2 tượng ‘Môn thần’ [thần canh cửa] của khu vực các tháp Chăm cổ ở gò Tam Tháp, cách chùa chừng 400m.

Điện thờ và bảo tàng Tây sơn

Cách Quy Nhơn 42km, theo quốc lộ 19 đến thị trấn Phú Phong thuộc huyện Tây Sơn [21km], rẽ phải, qua cầu sông Kôn, đến điện Tây Sơn [1km].

Điện thờ xây năm 1960 [và mới trùng tu lớn sau này], ngay trên nền nhà cũ của ba anh em Tây Sơn. Đáng chú ý là hai cây me cổ thụ hai bên diện, và một giếng nước gần đó, tương truyền có từ thời Tây Sơn.

Tháp Dương Long

Từ điện thờ Tây Sơn, theo tỉnh lộ 636 5km nữa.

Các tháp này là những tháp lớn nhất của Chiêm Thành còn tồn tại. Tháp Giữa lớn nhất, cao 36m. Phong cách rất đặc biệt khác hẳn các tháp khác. Tháp chịu ảnh hưởng Khmer, nóc tháp không vuông mà gần như chóp tròn, và có rất nhiều tượng đá. Niên đại của tháp có thể là thế kỷ 12.

Ngoài ra còn có những tháp khác kích thước nhỏ, hư hại nhiều, như Bình Lâm, Thốc Lốc, Thú Thiện [bđ tr 206, 207]. Các nhà khảo cổ Pháp, không biết dựa theo tiêu chuẩn nào, vẫn gọi tháp Thốc Lốc là tháp Vàng, tháp Cánh Tiên là tháp Đồng, tháp Bánh ít là tháp Bạc, tháp Dương Long là tháp Ngà.

Hầm Hô

Cách Quy Nhơn 50km. Từ Quy Nhơn, đến thị trấn Phú Phong, thay vì rẽ phải vào điện Tây Sơn, đi tiếp trên quốc lộ 19 một đoạn ngắn, đến tấm bảng ghi ‘Thắng cảnh Hầm Hô’, rẽ trái đi thêm 7km.

Hầm Hô là một đoạn trên dòng sông Kút. Đi Hầm Hô cần thời gian cả ngày, và chi nên đi trong mùa khô. Mùa nước lũ thì dòng sông cuồn cuộn, không một bóng người.

Du ngoạn Hầm Hô có thuyền đưa du khách theo dòng sông trong vắt, giữa vô số khối đá đủ hình dạng. Hai bên cảnh còn hoang sơ.

Ban Quản lý Du lịch Hầm Hô, Đt [056] 3880 860.

Đường Quy Nhơn – Sông Cầu

Quốc lộ 1A từ Sông Cầu ra Quy Nhơn qua đèo Cù Mông, một đèo không cao nhưng nguy hiểm. Đường Quy Nhơn – Sông cầu mới hoàn thành, tránh được đèo Cù Mông, lại là con đường ven biển rất đẹp.

Dọc con đường này có nhiều khu du lịch tư nhân, ngay bãi biển. Những bãi biển hoang sơ, vắng vẻ, có nơi bãi cát, có nơi vách đá.

Chủ Đề