Air Blade tốn bao nhiêu xăng?

Quãng đường thử nghiệm dài 690 km được chia làm bốn chặng. Bốn phóng viên từ các báo lần lượt chạy trên 4 xe Air Blade [gồm 2 mẫu trang bị công nghệ phun xăng điện tử FI và hai mẫu dùng chế hòa khí thường]. Qua mỗi chặng, người thử được đổi xe để loại trừ yếu tố thói quen có thể làm ảnh hưởng tới mức tiêu hao nhiên liệu.

Kết quả cho thấy, mức tiêu hao nhiên liệu trung bình của phiên bản Air Blade FI là 1,74 lít xăng cho 100 km. Đối với Air Blade thường, mức tiêu hao xăng là 2,17 lít cho 100 km. Như vậy, công nghệ phun xăng điện tử giúp tiết kiệm khoảng 0,43 lít cho 100 km đi được.

Phần lớn [gần 80%] thời gian xe chạy ở vận tốc 30-50 km/h. Trọng lượng trung bình của người thử vào khoảng 70 kg.

Kết quả tiêu hao nhiên liệu trên các chặng đường.

Như vậy, công nghệ FI tiết kiệm hơn khoảng 20%, cao hơn nhiều so với mức 7% trên lý thuyết mà Honda công bố. Sự chênh lệch này có thể được giải thích do điều kiện vận hành thực tế khác xa so với thử nghiệm trong điều kiện chuẩn. Với khả năng điều tiết lượng xăng theo vận tốc, tải trọng, công nghệ FI giúp xe ít phụ thuộc vào thói quen tài xế, điều kiện mặt đường như chế hòa khí thông thường. Do đó, với điều kiện giao thông Việt Nam, FI sẽ giúp tiết kiệm hơn.

Dựa trên tính toán số km chênh lệch [với 1 lít nhiên liệu] giữa hai xe cùng loại, cùng một quãng đường có thể rút ra kết luận đó. Với công nghệ FI, số km chênh lệch trung bình giữa hai xe [hai người lái khác nhau] là 0,65 km/lít. Trong khi đó, ở bản thường con số này là 1,55 km/lít. Điều đó có thể thấy FI ít phụ thuộc vào người lái hơn. Còn ở Air Blade thường, với mỗi tài xế, tùy cách lái có thể làm xe đi ít hơn hoặc nhiều hơn 1,55 km cho 1 lít nhiên liệu.

Đoàn thử nghiệm [xe Future đi đầu dẫn đoàn].

Khi di chuyển trên đường, xe chạy đúng tốc độ quy định [tối đa 60 km/h hoặc 40 km/h khi đi qua khu vực đông dân cư], các thành viên thoải mái đi theo cách của mình. Trong quá trình đo, các kỹ thuật viên giảm tối thiểu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại cảnh. Trước khi khởi hành [Vĩnh Phúc], xe được đổ đầy bình xăng [đến miệng]. Mỗi khi kết thúc hành trình, kỹ thuật viên sẽ đổ lại cho đầy bình như ban đầu, từ đó tính ra mức tiêu hao nhiên liệu.

Để đảm bảo yếu tố giãn nở nhiệt, hai loại xe được đo so le. Nếu xe FI đo trước thì lần sau xe thường đo trước. Đến chặng cuối, chúng được rửa, để nguội trước khi đong.

Khác với kiểu cấp liệu bằng chế hòa khí, vốn tùy thuộc vào độ mở của bướm ga, ở PGM-FI, nhiên liệu được nén bằng bơm, phun vào cổ hút trước khi vào buồng đốt. Tổng số có 5 cảm biến trong hệ thống PGM-FI, chịu trách nhiệm giám sát các thông số như tình trạng động cơ, nhiệt độ và áp suất không khí.

Trên đường từ Hạ Long sang Hải Phòng.

Tất cả những thông tin này sẽ được gửi qua bộ điều khiển trung tâm ECU. Tại đây những tham số này được xử lý và tính toán ra lượng khí cần nạp, định lượng và thời điểm cần bơm nhiên liệu vào buồng đốt, thời điểm đánh lửa, đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu đạt hiệu quả tối ưu.

Lợi ích của PGM-FI là giúp động cơ vận hành trơn tru, hiệu suất cao. Lượng nhiên liệu được phun vừa đủ với nhu cầu vận hành nên có mức tiêu hao thấp hơn. Ngoài ra, nếu xe dùng chế hòa khí khó khởi động vào buổi sáng lạnh thì PGM-FI không bị tình trạng tương tự. Do hoàn toàn được điều khiển bằng ECU [hệ thống điều khiển trung tâm], tính năng vận hành và độ êm của động cơ được cải thiện.

Mẫu xe tay ga Honda Air Blade 160 và Honda Air Blade 125 khi ra mắt đã được nâng cấp động cơ 4 van cùng 1 số cải tiến khác.

Về ngoại hình, thân vỏ xe Air Blade 2022 mới đã được hãng xe Nhật Bản thay đổi nhẹ nhằm tạo sự khác biệt với phiên bản cũ.

Cụ thể, yếm xe hai bên được bổ sung thêm đường vát nhằm tạo thêm độc góc cạnh, mão ốp đầu xe cũng có thiết kế lồi và nhô cao hơn so với phiên bản cũ.

Ở thân xe, phần ốp hông và ốp đuôi cũng được tạo hình lại. Trên bản mới, phần ốp đuôi được cắt xẻ khớp với ốp hông tạo hiệu ứng xếp lớp khá đẹp mắt.

Đặc biệt, nâng cấp về trang bị, tính năng của xe đã tạo ra ưu điểm lớn cho hai dòng Air Blade khi mới ra mắt.

Theo công bố của Honda, mẫu Air Blade mới được trang bị khung sườn chịu lực mới, trong đó phần khung phụ phía sau được làm đơn giản hơn nhưng vẫn có khả năng chịu lực tốt. Cũng nhờ thay đổi này mà dung tích cốp xe tăng từ 22,7 lên 23,2 lít, có khả năng giúp xe chứa được 2 mũ bảo hiểm nửa đầu. Bên trong cốp là đèn LED trợ sáng, cổng sạc điện thoại tích hợp bên trong cốp cũng là trang bị mới được cải tiến.

Ngoài ra, hệ thống khoá thông minh Smart Key trên Honda Air Blade cũng được nâng cấp, giúp thao tác đề nổ dễ dàng hơn. Các tính năng khác như mở cốp, mở nắp bình xăng, khoá cổ và định vị vẫn được giữ nguyên.

Như vậy, việc nâng cấp động cơ đã giúp Air Blade 2022 có công suất cao hơn so với bản cũ, tuy nhiên cũng vì thế mà lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe cũng tăng lên đôi chút.

Ở bản cũ, Air Blade 125 có mức tiêu thụ xăng là 1,99 lít/100km, bản Air Blade 150 có mức tiêu thụ 2,17 lít/100km.

Chủ Đề