Quy định khi sử dụng máy mài 2 đá

Máy mài là thiết bị được dùng nhiều trong các xưởng cơ khí, chúng có khả năng gây mất an toàn lao động rất cao. Vì vậy chúng ta cần phải đề cao an toàn lao động khi sử dụng máy mài.

Phân loại máy mài

  • Máy mài vạn năng: gồm máy mài tròn ngoài, mài lỗ mài mặt phẳng và mài vô tâm.
  • Máy mài chuyên dùng gồm: máy mài bánh răng và mài dụng cụ cắt gọt.

Công dụng của máy mài có thể gia công được các chi tiết có độ chính xác, độ bóng cao và ít tốn nguyên vật liệu. Mài có thể gia công được thép đã tôi và các vật liệu tương đối cứng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy mài

– Tốc độ quay của máy rất nhanh có thể đạt tới 50m/s.

– Khi mài sẽ phát sinh nhiều bụi.

– Đã mài được chế tạo bằng các loại hạt vật liệu cứng, rất nhỏ, được ép dính lại với nhau bằng các chất kết dính, sức bền nén của đá rất tốt, nhưng sức bền kéo lại quá yếu nên dễ bị vỡ. Đá mài không chịu được rung động và tải trong va đập. Độ ẩm và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến độ bền của đá.

– Những thiết bị an toàn và vệ sinh trên máy mài gồm: Hộp che đá; Bệ tỳ, kính chắn bụi; Thiết bị hút bụi.

Nguy cơ mất an toàn

– Các bộ phận và cơ cấu sản xuất: Cơ cấu chuyển động, trục, khớp nối truyền động, đồ gá, các bộ phận chuyển động tịnh tiến.

– Văng bắn: Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra như dụng cụ cắt, đá mài, phôi, chi tiết gia công, bavia khi làm sạch chi tiết…

– Điện giật: do hở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, từ các dây dẫn, cầu dao điện, ổ cắm điện…

– Bỏng: Kim loại nóng, vật liệu được làm nóng do ma sát.

– Nhiễm độc: Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua quá trình thao tác, tiếp xúc…

– Bụi công nghiệp: Gây các tổn thương cơ học, bụi độc hay nhiễm độc sinh ra các BNN, gây cháy nổ, hoặc ẩm điện gây ngắn mạch…

– Nguy hiểm nổ: Nổ hóa học và nổ vật lý.

– Va quệt: Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những mấu lồi gây vướng làm chấn thương.

Những tai nạn thường gặp đối với máy mài:

– Bụi kim loại và bụi đá bắn ra mọi phía có thể vào mắt công nhân hay bay ra làm ô nhiễm không khí dễ thâm nhập vào phổi dẫn tới bệnh bụi phổi.

– Trong khi mài bằng tay, tay công nhân có thể chạm vào bánh mài gây chấn thương.

– Mảnh vỡ của đá mài có thể gây sát thương cho công nhân đứng mài hoặc người làm việc gần đó.

Những biện pháp an toàn cho công nhân khi vận hành máy mài:

– Lưu ý khi sử dụng máy mài có hiện tượng không an toàn, nên liên hệ công ty kiểm định để được kiểm tra mức độ an toàn

– Đề phòng tai nạn do vỡ đá mài.

– Đề phòng tai nạn do vụn kim loại và hạt của đá mài: Vị trí đặt máy; Chọn đá; Lắp đá; Bệ tỳ và khe hở giữa đá và bệ tỳ; Tư thế đứng mài;

– Điện áp chiếu sáng cục bộ phải đảm bảo nhỏ hơn 36 Vôn.

– Máy phải đặt ở nơi ít người qua lại, xa các vật dễ cháy.

– Phần hở của đá quay vào tường; Phải chọn đá mài hợp lý.

– Trước khi mài phải kiểm tra lại các thiết bị che chắn đá mài và các bộ phận của máy dễ gây ra tai nạn; kiểm tra sự cân đối của đa và việc kẹp chặt đá.

– Cho máy chạy không tải từ 3 đến 5 giây, khi máy chạy đã ổn định mới tiến hành mài; Khi mài phải đưa chi tiết vào từ từ, không ấn mạnh, đưa đều tay, đối với chi tiết lớn không dùng đá nhỏ để mài, không mài ở 2 mặt trụ của đá.

– Tốc độ quay của đá không vượt tốc độ ghi ở đá, nếu tốc độ quá lớn, đá sẽ bị chấn động mạnh, lực ly tâm lớn, dễ gây vỡ đá.

– Công nhân phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ như kính, khẩu trang v.v…và không đứng đối diện với đá khi mài.

– Đối với máy mài 2 đá, đường kính 2 đá không được chênh lệch quá 10%. Khi đá mòn gần tới mặt bích kẹp, cách mép mặt bích 2 đến 3 mm phải thay đá mới.

– Máy mài phải có bệ tỳ và hộp bao che đá vững chắc. Khe hở giữa đá và thành bên của hộp bao che trong khoảng từ 10 -:- 15 mm. Khe hở giữa đá với bệ tỳ không lớn hơn 3 mm. Góc mở của hộp bao che phải nhỏ nhất.

– Hai bên đá phải có bích kẹp với chiều dày và đường kính bằng nhau. Giữa đá và bích kẹp phải có vòng đệm đàn hồi [giấy dày, cát tông hoặc da].

– Bệ tỳ phải điều chỉnh được đảm bảo cho chi tiết gia công nằm trong mặt phẳng ngang, đi qua tâm đá mài hoặc cao hơn đôi chút nhưng không quá 10 mm.

– Khi mài có sử dụng nước làm mát, nước phải xối trên khắp mặt công tác của đá. Khi ngừng công việc phải ngừng làm mát và phải lau khô đá..

– Thực hiện các quy định an toàn lao động khi sử dụng máy công cụ.

– Chỉ có những công nhân đã qua huấn luyện và có giấy chứng nhận mới được phép lắp đá và điều chỉnh đá mài. Khi chọn đá để gia công phải theo đúng yêu cầu của công nghệ mài.

– Trước lúc cho máy chạy phải kiểm tra đá, bu lông bắt đá, bệ tỳ, bao che và chiều quay của đá xem có bảo đảm an toàn không.

– Cấm sử dụng máy mài không có hộp bao che đá và không có bệ tỳ, hộp bao che phải chắc chắn. Khe hở từ mép đá đến mép bệ tỳ: ≤3mm. Mặt bệ tỳ có chiều cao sao cho khi đặt vật gia công tỳ điểm tiếp xúc so với tấm trục đá trong mặt phẳng nằm ngang: ≤ 10mm.

– Cấm dùng búa thép để gõ, điều chỉnh đá mài. Khi máy mài làm việc không được đứng đối diện với phần hở của hộp bao che đá. Phải chạy thử ít nhất 1 phút trước khi vận hành máy và ít nhất 3 phút sau khi thay đá mài.

– Cấm không để máy chạy quá tốc độ quy định.

– Đá mài phải được bảo quản ở nơi khô ráo, không được để chung với kho chứa axít và các chất ăn mòn.

– Trường hợp máy mài không có kính che bụi, cho phép làm việc nhưng bắt buộc phải đeo kính trắng BHLĐ.

– Cấm sử dụng đá bị mẻ, rạn nứt, bị mòn và phần đá còn lại < 3mm tính từ mép mặt bích máy mài 2 đá. Cấm mài khi trên máy chỉ còn 1 đá. Cấm mài 2 mặt bên của đá.

– Mài chi tiết không tỳ quá mạnh, không mài 1 điểm. Cho tiếp xúc từ từ, không để xảy ra va đập mạnh giữa vật gia công và máy. Cấm mài 2 người trên cùng 1 đá.

– Cấm mài kim loại mềm như đồng, nhôm và gỗ, cao su trên máy mài 2 đá.

– Máy mài mặt phẳng, mài trục cơ phải gá chặt các chi tiết mài.

– Khi mài các chi tiết có nhiều bụi thì phải có biện pháp phòng bụi cho công nhân như sử dụng thiết bị hút, thổi bụi.

Tai nạn lao động khi sử dụng máy mài 2 đá khá nhiều do sự chủ quan của người lao động. Máy mài hai đá chuyển động với vận tốc rất cao nên rất nguy hiểm khi sảy ra sự cố hoặc tai nạn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy mài hai đá cần phải nắm thật rõ kỹ thuật an toàn khi sử dụng. Sau đây, MRO Việt Nam note lại 17 kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy mài hai đá trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhất.

  1. Cần đọc và hiểu rõ quy định an toàn sử dụng máy mài 2 đá trong giấy tờ của nhà sản xuất đi kèm theo máy hoặc chú ý của người bán hàng.
  2. Nên nối đất các dây nối đất của máy mài. Nếu máy mài được trang bị một chuôi điện 3 chấu, thì phải cắm vào ổ cắm điện 3 chấu. Dây nối đất sẽ giúp người lao động tránh bị điện giật một cách ngẫu nhiên. Ổ cắm hoặc trạm cắm cũng phải được nối đất, vì vậy không bao giờ được cô lập hay loại bỏ dây nối đất.[hoặc loại bỏ chấu thứ 3 nếu sử dụng điện 1 phase].
  3. Thường xuyên kiểm tra các bộ bận nghi hư hỏng, người bảo trì máy mài cần phải xem lại thật cẩn trọng các bộ phận chi tiết hư hỏng để đảm bảo khắc phục nó sẽ hoạt động lại đúng với chức năng thiết kế ban đầu của máy. Trước khi tiến hành bảo trì sửa chữa, lắp đặt thay thế các chi tiết trên máy phải chắc chắn đã ngắt bỏ nguồn điện vào máy.
  4. Sử dụng máy đúng với mục đích thiết kế của máy. Phải bật công tắc về vị trí OFF trước khi cắm điện dây nguồn vào ổ điện. Đảm bảo rằng các dụng cụ điều chỉnh được lấy ra khỏi máy trước khi khởi động máy.
  5. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy mài hai đá tiếp theo đó làm không được phép làm việc với máy mài hai đá khi đã sử dụng chất gây nghiện, gây say. Ví dụ như Rượu, Bia, thuốc lá hay ma túy…. Vì lúc đó có thể bạn sẽ không sử dụng máy đúng cách và không được an toàn.
  6. Khi sửa chữa thay thế nên dùng phụ tùng chính hãng, nên mua hàng chính hãng để được bảo hành thay thế chính hãng vì nếu sử dụng khác sẽ làm cho máy hoạt động hiệu suất thấp và có thể hỏng nhanh hoặc gây nguy hiểm không đoán trước
  7. Không bao giờ để máy mài hoạt động mà không cần giám sát. Phải tắt máy khi rời khỏi máy. Phải tháo giắc cắm dây nguồn ra khỏi ổ điện khi có sự điều chỉnh, thay đổi các bộ phận cần thiết.
  8. Khi sử dụng máy mài hai đá phải đảm bảo môi trường làm việc thật khô ráo. Không sử dụng máy công cụ điện tại khu vực ẩm ướt, dễ tiếp xúc với mưa. Đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  9. Môi trường sử dụng máy mài 2 đá phải an toàn tránh các nơi như: khu vực thải từ sơn, dung môi, hoặc chất lỏng dễ cháy….. gây ra một mối nguy hiểm. Đảm bảo những người không phận sự tránh xa máy một khoảng cách an toàn và đặc biệt là khi máy đang hoạt động.
  10. Không nên sử dụng máy làm một công việc mà nó không được thiết kế. Phải đảm bảo cho máy làm việc trong một điều kiện tốt nhất. Giữ cho máy sạch sẽ và an toàn nhất.
  11. Trong qúa trình sử dụng máy mài hai đá, có thể sử dụng thêm các bộ gá kẹp, eto…như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng máy mài 2 đá bằng tay, hạn chế được tối đa tai nạn lao động có thể xảy ra.
  12. Khi làm việc, phải giữ tư thế vững chắc, không được mang các loại giày dép dễ trượt, giử cho nền xung quanh vị trí đặt máy sạch sẽ , không có vết dầu, Gỗ hay phế liệu hoặc các loại mảnh vụn khác.
  13. Trang bị quần áo bảo hộ lao động thích hợp, nếu có thể hãy trang bị thêm bao trùm tóc. Lưu ý là đồ trang sức có thể bị quấn vào máy khi máy đang chuyển động. Khi thực hiện mài nền bê tông phải đeo kính bảo vệ mắt tránh các phôi gia công hoặc bụi văng. Tốt hơn hết nên sử dụng mặt lạ bảo vệ khi làm việc với máy mài nhất là máy mài sàn bề tông công nghiệp sẽ giảm thiểu bụi và các phôi khác văng lên các bộ phận trên mặt.
  14. Trước khi lắp đá mài,phải làm vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra xem có bị hư hỏng hay không. Nếu đá mài có hiện tượng nứt , gảy thì không nên sử dụng nữa. Kích thước mặt bích thông thường không nhỏ hơn 1 / 3 đường kính đá mài. Không được tác dụng lực lên các đá mài hoặc thay đổi đường kính lỗ trung tâm của đá mài.
  15. Thắt chặt đai ốc trên mặt bích chỉ đủ để đảm bảo rằng nó không tự tháo ra. Áp lực bằng tay trên một cờ lê là đủ tiêu chuẩn; quá nhiều lực lượng có thể làm hỏng các đá mài.
  16. Điều chỉnh sự cân bằng của mặt bích. Khi lắp đá mài cho máy, thay đá mới hoặc điều chĩnh tấm cân bằng, phải cho máy chạy thử nghiệm tối thiểu nhất là 1 phút, trong qúa trình chạy thử không nên đứng trực tiếp hay gần máy. Đảm bảo rằng các tấm bảo vệ đá mài đã được bắt chặt và đúng vị tri như thiết kế ban đầu có khoảng hở so với đá từ 3mm-5mm.
  17. Sau khi hoàn thành việc lắp đá mài mới, bạn có thể tiến hành để làm việc, nhưng xin đừng mài ở phần mặt bên cạnh của đá mài hoặc với phôi mài không tương thích.

Trên đây là 17 kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy mài 2 đáMRO Việt Nam muốn quý khách cần phải ghi nhớ nắm rõ khi làm việc với loại máy mài này để đảm bảo an toàn và hiệu quả công việc cao nhất.

Để đảm bảo an toàn hơn, hiện nay đã có một sản phẩm máy mài là máy mài cầm tay nhỏ gọn, hiệu quả làm việc cao đang được rất nhiều thợ lựa chọn sử dụng. Bạn có thể tìm hiểu về sản phẩm này thêm tại địa chỉ sau: //vattumro.com/cac-loai-may/may-mai

Video liên quan

Chủ Đề