Qua và người anh em thiện lành là gì năm 2024

Cụm từ này được sử dụng bởi ông vua Café Đặng Lê Nguyên Vũ trong một buổi gặp mặt với một vài tờ báo “ruột” vào tháng 8/2018. Trong cuộc gặp mặt này, ông Vũ chia sẻ về cuộc sống của mình sau một thời gian dài đi thiền. Ông tự xưng mình bằng “Qua”, và gọi mọi người là “người anh em thiện lành”.

Qua – Người anh em thiện lành nghĩa là gì?

Qua là đại từ xưng hô của phương ngữ miền Nam xưa chỉ ngôi thứ nhất. Nó là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi, nghĩa là tôi, ta [cô, chú, bác, anh, chị].

Theo từ điển tiếng Việt

Thiện: [phẩm chất, hành vi của con người] tốt, lành, hợp với đạo đức

Lành: không có khả năng làm hại đến người, vật khác, không mang lại tai hoạ. Do vậy có thể hiểu, cụm từ trên mang nghĩa là những người anh em tốt, lương thiện.

Sau bài phỏng vấn của ông Vũ, trên mạng xã hội cũng khá nhiều người dùng cặp cụm từ trên nhưng không gây sốt mãi cho đến chương trình Táo Quân 2019.

Tạo hình và lời thoại gây tranh cãi của Bắc Đẩu

Trong Táo quân 2019, nghệ sĩ hài Công Lý trong vai Bắc Đẩu xuất hiện với cái đầu trọc, xưng Qua và gọi Nam Tào và Thiên Lôi là “người anh em thiện lành” khiến khán giả liên tưởng ngay tới ông vua Cafe. Tạo hình cùng với lời thoại của Bắc Đẩu gây ra khá nhiều tranh cãi và được cho rằng đang châm biếm chế giễu ông Vũ.

Làng Vạn Điểm nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc bộ Nhật Nam. Đoạn sông Hồng lúc qua làng này uốn cong vào thành một cái vịnh nhỏ, rất...

Làng Vạn Điểm nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc bộ Nhật Nam. Đoạn sông Hồng lúc qua làng này uốn cong vào thành một cái vịnh nhỏ, rất tiện cho tàu thuyền dừng lại nghỉ ngơi và đổi chác. Đất đai ở đây lại bằng phẳng, màu mỡ, trồng cây gì lên cây ấy. Vừa có sông thuận, vừa có đất lành, làng Vạn Điểm từ lâu nổi tiếng là nơi trù phú nhất nhì bộ Nhật Nam.

Đất lành chim đậu, người dân ở khắp nơi kéo về đây làm ăn sinh sống. Bến thuyền Văn Nhân lúc nào cũng tấp nập người đến, người đi. Quán nước của bà Loan tuy rằng không chiếm được chỗ tốt nhất bên bến thuyền, nhưng được cái miếng bánh chén nước đậm đà, cho nên lúc nào cũng có khách. Người phương xa thì tìm đến nghe ngóng sự tình, người làng Vạn Điểm tiện đường thì dừng chân tán gẫu.

“Chị Loan cho cốc nước vối đi. Từ sáng đến giờ chưa được hớp nước nào, khát khô cả cổ.”

Người vừa đến là lão Hoạt. Lão là người đi thuyền. Có khi là vì trên sông gió to, cứ phải lớn tiếng mới nghe thấy nhau, nên giọng nói của lão cứ oang oang. Lão đi nhiều, mỗi lần về làng là lại có một mớ chuyện để kể lại. Vừa nghe tiếng lão, mọi người chung quanh liền xúm lại.

“Lão Hoạt, lần này đi sông có chuyện gì hay không? Kể cho bà con nghe xem.”

Lão Hoạt uống hớp nước cho nhuận giọng, rồi đằng hắng, “Đúng là có một chuyện rất lạ. Mấy làng dưới hạ lưu gần đây có mấy vụ trộm.”

Mọi người đều xùy một cái coi thường, “Tưởng cái gì, trộm thì làng Vạn Điểm mình đầy. Hai ngày mất con gà, ba ngày mất con chó lại chẳng quá bình thường.”

Lão Hoạt lắc đầu, “Đấy là bà con không biết chứ, hai tên trộm này không phải trộm thường đâu. Bọn chúng trộm đồ mà thần không biết, quỷ không hay, đến khi chủ nhà biết ra thì đồ đã bị cuỗm đi không còn dấu vết rồi. Mà hay nhất là, bọn chúng toàn cướp của nhà giàu! Lại còn chỉ cướp thứ quý nhất trong nhà!”

“Nhà có thứ quý giá thế sao lại không canh chừng cho cẩn thận, để trộm cuỗm đi?” Cậu Tễu thợ mộc thắc mắc.

“Canh chứ! Mấy nhà giàu thì bà con biết rồi đấy, đều là hàng rào cao mấy thước, chó dữ trông nhà, lại còn một đám triệu xứng to con, trộm bình thường mà trèo vào thì không chết cũng què. Nhưng hai tên trộm này á, chúng đâu có trèo vào, chúng đàng hoàng đi vào bằng cửa chính, chủ nhà hai tay dâng lên món đồ quý, rồi chúng lại đàng hoàng đi cửa chính ra.”

“Ông luyên thuyên, làm gì có ai hai tay dâng đồ cho trộm.” Bà Loan nguýt dài.

Lão Hoạt chậc một cái, nhìn bà Loan lắc đầu ra chiều hiểu biết, “Tôi đã kể hết đâu nào. Tôi hỏi bà có ai nghênh ngang đi vào nhà người ta mà hô lên ‘tôi là trộm đây’ để cho bị trói gô vào không? Không chứ gì? Nên hai tên này phải có cách khôn khéo gì đấy mới vào được nhà người ta chứ. Tôi nghe người ta kể lại, bọn chúng nhiều ngón nghề lắm, lúc thì giả làm lái buôn giàu có, lúc thì lại làm con ông cháu cha họ hàng với Bộ chúa. Người như thế đến nhà, chủ nhà lại chả mở rộng cửa đón vào à?”

“Ồ, xong rồi sao nữa?” Mọi người lại tò mò.

“Chúng lừa đảo thế nào thì chỉ có người bị lừa biết rõ, nhưng họ lại chả kể cho ai cả. Người ta đồn là, tại vì mấy nhà giàu bị trộm này toàn là những kẻ ăn gian nói dối, tham lam vơ vét, từ đầu lấy được những thứ quý giá kia về tay cũng toàn là dùng mánh lới bẩn thỉu, thành ra đến lúc mất cũng cứng họng chẳng dám kêu ai.”

Mọi người ồ lên, có người nói, “Thế lại hay! Đáng đời bọn nhà giàu thất đức!”

“Tôi lại thấy hơi nể bọn trộm kia các bác ạ. Chúng trộm đồ của nhà giàu, cho bọn ấy sáng mắt ra!” Bà Thìn nhà đan rổ chêm vào.

“Đúng đúng đúng, mấy nhà giàu kia chắc là cay cú lắm mà chẳng làm gì được. Chả can gì đến tôi mà nghĩ vẫn thấy hả dạ!”

“Nhưng mà này,” cậu Tễu thắc mắc, “hai tên đó trộm đồ của nhiều nhà thế mà không ai biết chúng mặt mũi như thế nào à?”

Lão Hoạt ngẫm nghĩ một lát, “Cái này à, mỗi người lại kể một kiểu. Phải cái là bọn chúng giả dạng rất khéo, chẳng ai nhận ra hai lần. Tôi chỉ nghe nói là một tên thì to béo ục ịch, còn tên kia thì còm cõi, mặt mày gian xảo. Trộm cướp mà, xấu tướng là phải thôi, đẹp thì đã chả đi làm trộm.”

Bỗng có người sặc nước ho khù khụ. Cả lão Hoạt và mọi người đều nhìn về phía tiếng ho. Ngồi ở đó là hai chàng trai trẻ tuổi chừng mười tám đôi mươi, trông mặt không quen, đoán chừng là người nơi khác đến Vạn Điểm đổi chác gì. Cả hai đều ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, áo dài vải gai, trước vạt áo thả khố dài. Một người thì cao lớn vạm vỡ, mặt vuông chữ điền, lông mày sâu róm, nhìn rất thật thà chất phác. Còn người kia đang cúi đầu ho sặc sụa, một lúc sau mới ngẩng lên, lập tức làm cho mọi người ngây ngẩn.

Gương mặt kia, phải nói thế nào nhỉ? Trán cao sáng ngời, lông mày lưỡi kiếm, mũi như dọc dừa, cằm vuông vưng vức, khóe môi ẩn hiện nét cười. Đặc biệt là đôi mắt, vừa đen láy lại vừa sâu thăm thẳm, nhìn như muốn hút hồn.

Bỗng nhiên ai nấy đều cảm thấy như suy nghĩ của mình đang chầm chậm trôi ra khỏi đầu.

Ôi, người đâu mà đẹp trai thế!

Anh kia đô con thật, có khi một mình cày được mấy thửa ruộng.

Hai người này từ đâu đến nhỉ?

Hai người… từ nơi khác đến… Có gì không đúng thì phải…

Bọn trộm kia cũng có hai người…

Cái tay nải tên đô con kia ôm khư khư trông rất đáng ngờ, hay là đồ ăn trộm được?

Thế nhưng chưa ai kịp mở miệng thì đã thấy hai kẻ đáng ngờ nọ buông phắt cái tay nải kia xuống rồi vội vã mở ra ngay trước mặt họ. Anh chàng khôi ngô cuống quýt giục anh chàng đô con, “Mau lên, cùng anh nhìn xem báu vật gia truyền của nhà mình có bị trộm lấy mất không!”

Người em chỉ ngây ra nhìn anh mình, vẻ mặt mờ mịt không hiểu.

Người anh cũng chẳng chờ em mình lên tiếng, dốc hết mọi thứ trong tay nải ra, nâng từng thứ lên cẩn thận ngắm nghía. Mọi người cũng tò mò xúm vào xem mấy thứ đồ gia truyền này là gì, thì thấy…

Trong tay nải, ngoài vài bộ quần áo, chỉ thấy một cái niêu đất xấu xí, sứt mẻ lung tung, không có vung, đáy niêu còn có vài vết nứt to. Nhìn qua là biết cái niêu này không nấu được cơm, có đem vứt ra bờ rào cũng chẳng ai nhặt.

Đoạn, lại thấy người anh run rẩy lấy ra một cuộn vải nhỏ, từ trong đó rút ra… hai cái que đồng? Mỗi cái que này dài tầm gang tay, một đầu nhọn một đầu tù, giữa thân có ba cái khe.

Đây là báu vật gia truyền của hai anh em nhà này?

Lúc đó lại thấy anh ta thở phào nhẹ nhõm, lấy tay quệt mồ hôi trên trán, mồm thì lẩm bẩm, “May quá, may quá, không mất thứ gì.”

Lão Hoạt không nhịn nổi, bèn lên tiếng, giọng còn hơi chế giễu, “Hai cậu chả phải sợ đâu. Bọn trộm kia chỉ nhằm vào những thứ quý giá thôi, mấy cái nồi sứt cối rách này chúng lấy làm quái gì.”

Chàng trai nhìn lão, hai mắt rưng rưng, “Bác ơi, nhà anh em cháu trước đây nghèo lắm, cha mẹ mất sớm, chỉ để lại mấy thứ này. Ở trong mắt người ngoài là nồi sứt cối rách, nhưng với anh em cháu lại là hình bóng của cha mẹ, cho nên anh em cháu bảo nhau giữ gìn cẩn thận, đi đâu cũng phải mang theo.”

Một gương mặt khôi ngô tuấn tú thế kia, lại nói ra những lời cảm động thế kia, khiến cho ai nấy đều thấy thương thay cho hai anh em mồ côi, cha mẹ đã về trời mà họ vẫn giữ lòng hiếu thảo. Mọi người mới xúm lại, người rót nước an ủi, người cẩn thận gói tay nải lại cho anh em họ, người lại ân cần hỏi, “Hai cậu là người ở đâu đến? Đến đây còn lạ nước lạ cái, có chuyện gì bỡ ngỡ thì cứ nói ra, chúng tôi giúp được sẽ giúp.”

Người anh trả lời, “Cảm ơn các bác. Anh em chúng tôi chỉ là người đổi chác cung nỏ bình thường. Xin hỏi các bác làng mình có nhà nào cần đổi cung nỏ hay không?”

Làng Vạn Điểm là nơi thuyền bè qua lại tấp nập, nghề nào người làng này cũng đều đã nghe qua. Việc đổi cung nỏ, nghe sao chính là vậy: người làm nghề này tìm đến các nhà có cung nỏ không dùng đến nữa, đổi đồng cho họ lấy cung, sau lại lấy cung đó đem đổi cho nhà khác đang cần đến mà lấy đồng. Cũng có những người lành nghề hơn, họ tìm đổi những loại cung nỏ xưa cũ, đem sửa chữa lại rồi đổi cho những nhà giàu có thích sưu tầm. Kiểu đổi chác này mất công hơn, may rủi hơn, tất nhiên nếu may thì cũng được hời hơn. Cung nỏ là vũ khí lâu đời của Văn Lang, có những cây cung cổ đổi được cả viên ngọc trai.

Người làng Vạn Điểm giỏi nhất là nghe ngóng tin tức để còn ngồi lê đôi mách, nên chẳng phải nghĩ lâu, cậu Tễu đã lên tiếng, “Có có, tôi biết có một nhà đang rao bán một cây cung cổ, nghe bảo là đã truyền trong nhà mấy đời rồi, từ thời Hùng Triều Vương kia đấy.”

“Đúng rồi, tôi cũng nghe nói.” Mấy người khác chêm vào. “Nhà ấy bảo là cây cung ấy quý lắm, có mấy người đến trả giá rồi mà còn họ còn chê không bán.”

Giữa đám đông xôn xao lại nghe thấy tiếng bà Loan nguýt, “Quý cái gì, cây cung ấy là ông cụ Cành để lại, bố vừa nhắm mắt mà thằng con đã nhanh nhảu đem đồ trong nhà đi bán, các bác nói xem như thế có phải phép hay không?”

“Vợ chồng nhà thằng Lộc ấy tham lam có tiếng, còn ai lạ gì.” Lão Hoạt lúc này cũng chêm vào. “Nó lấy hết của cải ông cụ để lại, chẳng để cho thằng em cái gì. Đem đồ gia truyền đi bán thì đã là cái gì.”

“Hình như anh Lộc cũng chia cho anh Lá một cây khế đấy, bác ạ.” Cậu Tễu lăng xăng xen vào.

Câu này không nói thì thôi, nói ra một cái, cả đám người liền xúm lại rủa xả.

“Cái cây khế quắt queo ấy thì làm ăn được gì?”

“Một năm được vài quả khế, còn chẳng đổi được mấy cân gạo.”

“Bốn mùa ăn khế mà sống chắc?”

“Thằng Lộc cũng quá tham, vơ vét hết của thằng em như thế, nó lấy gì mà sống?”

“Nói thế này phải tội, mà lắm lúc tôi chỉ muốn nhà thằng Lộc bị trộm sạch đi, cho nó sáng mắt ra.”

“Không biết bọn trộm của quý mấy làng bên có nghe hơi mà đến đây không nhỉ? Chúng mà đến, thể nào cũng dạy cho thằng Lộc một bài học, ác giả ác báo!”

Chủ Đề