Hệ thống thông tin kinh tế là gì năm 2024

Bạn có đam mê về công nghệ thông tin và kinh doanh? Bạn quan tâm đến một ngành học với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng thu nhập hấp dẫn? Bạn muốn phát triển thành chuyên gia trong việc thiết kế, quản lý và điều hành hệ thống thông tin cho các tổ chức và doanh nghiệp? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngành Hệ thống thông tin quản lý - một sự kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và công nghệ thông tin.

Ngành Hệ thống thông tin quản lý [MIS] là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và quản lý kinh doanh để phục vụ mục tiêu của tổ chức và doanh nghiệp. MIS không giống như khoa học máy tính hoặc công nghệ thông tin, ngành này tập trung vào việc thiết kế, vận hành, quản trị hệ thống phân tích dữ liệu và thông tin. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện hoạt động hiệu quả và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Trong môi trường doanh nghiệp, các chuyên gia MIS đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin, dữ liệu và nhân lực một cách hiệu quả. Do đó, ngành này không chỉ cung cấp nhân lực cho ngành công nghệ thông tin mà còn cho lĩnh vực quản lý và kinh tế.

Chương trình đào tạo của ngành gồm những gì?

Sinh viên học ngành Hệ thống thông tin quản lý sẽ học những kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin và kinh tế, cùng với đó là việc phát triển nhiều kỹ năng mềm. Cụ thể như sau:

Kiến thức chuyên môn

Thông thường, khi học ngành này, sinh viên sẽ được hướng dẫn kiến thức chuyên môn như:

  • Hiểu biết về kinh tế và quản lý: Bao gồm xác suất thống kê, toán học, kinh tế vi mô, luật quốc tế, quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế và marketing. Các môn này nhằm giúp sinh viên nắm vững cách hoạt động của nền kinh tế và nhận thức về các xu hướng trong nền kinh tế đương thời.
  • Kiến thức về công nghệ thông tin: Bao gồm kỹ thuật lập trình, kiến thức về tin học cơ bản, lập trình web và toán tin học. Các môn học này giúp sinh viên hiểu về lập trình, cách hoạt động của các trang web và quản lý dữ liệu hiệu quả.

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Hệ thống thông tin quản lý có thể tập trung vào các chuyên ngành cụ thể để xác định hướng nghề nghiệp của mình, ví dụ:

  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp [ERP - Enterprise Resources Planning].
  • Phân tích, thiết kế: tính toán, thiết kế, phân tích phần mềm và hệ thống.
  • Phân tích dữ liệu kinh doanh.
  • Hệ thống thông tin kế toán.
  • Thương mại điện tử.

Các kỹ năng mềm

Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý cũng sẽ được đào tạo về các kỹ năng mềm quan trọng để hỗ trợ công việc bao gồm:

  • Rèn luyện tư duy và logic.
  • Làm việc theo nhóm.
  • Tự quản lý công việc.
  • Quản lý thời gian.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng quản trị.
  • Kỹ năng chịu được áp lực và cường độ làm việc cao.

Những tố chất cần có khi học ngành Hệ thống thông tin quản lý

Để theo học ngành này, bạn cần sở hữu những tố chất quan trọng sau:

  • Năng khiếu, đam mê đối với toán học và công nghệ thông tin.
  • Khả năng tìm tòi, nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề, tình huống xảy ra.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và thuyết trình.
  • Khả năng tự học và cập nhật kiến thức mới liên tục.
  • Sẵn sàng chịu áp lực và linh hoạt trong công việc.

Ngoài ra, việc rèn luyện các kỹ năng công nghệ như lập trình, quản trị web và quản lý hệ thống thông tin cũng rất quan trọng. Bởi chúng sẽ giúp bạn có hiệu suất làm việc cao và nhiều cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực thông tin quản lý.

Cơ hội việc làm rộng mở dành cho sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý

Sau khi hoàn thành chương trình ngành Hệ thống thông tin quản lý, bạn sẽ có thể nắm giữ nhiều vị trí công việc khác nhau tại các cơ quan và doanh nghiệp như:

Đây là điều quan trọng để ngành Hệ thống thông tin quản lý hay cụ thể chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh ra đời nhằm giúp cho một lượng lớn các tổ chức hay doanh nghiệp trong quản lý và ra quyết định một cách hiệu quả.

Mục tiêu đào tạo

Chương trình HTTTKD tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM [UEH] được xây dựng theo chuẩn tiên tiến quốc tế với mục tiêu đào tạo cử nhân Kinh tế, chuyên ngành HTTTKD có kiến thức toàn diện về HTTTKD, có chuyên môn, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.

Kiến thức được trang bị

Sinh viên được trang bị kiến thức về hệ thống thông tin cho quản lý và kinh doanh, kiến thức về công nghệ thông tin phục vụ cho hệ thống quản lý và hỗ trợ quyết định cũng như kiến thức về hệ thống lưu trữ dữ liệu và thông tin. Cụ thể gồm những kiến thức như: cơ bản về lập trình, cơ bản về quản trị và kinh doanh, cơ bản về dữ liệu… đồng thời với những kiến thức chuyên sâu như: về phân tích thiết kế hệ thống thông tin [từ thiết kế lưu trữ thông tin đến thiết kế các chức năng phục vụ quản lý bằng máy tính], về xây dựng phần mềm phục vụ việc quản lý thông tin, về hệ thống hoạch định và phát triển nguồn lực bằng việc sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin, về quản trị việc triển khai và hiện thực dự án đưa công nghệ vào hỗ trợ quản lý, về báo cáo thông minh hỗ trợ cho nhà quản trị ra quyết định [Business Intelligence].

Kỹ năng đạt được

  • * Thiết kế và xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu của tổ chức trên máy tính.
  • * Quản trị và khai thác hệ thống dữ liệu của tổ chức bằng máy tính.
  • * Sử dụng công cụ hay phần mềm để báo cáo tổng hợp từ dữ liệu phục vụ cho ra quyết định.
  • * Hiểu, thông thạo trong sử dụng các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh thông qua các phần mềm như ERP [quản trị nguồn lực doanh nghiệp], SCM [quản trị chuỗi cung ứng], HRM [quản trị nguồn nhân lực], CRM [quản trị quan hệ khách hàng] cũng như tư vấn triển khai các hệ thống phần mềm trên cho doanh nghiệp.
  • Phân tích và xây dựng quy trình nghiệp vụ để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. [Kỹ năng này vừa đảm bảo khả năng sử dụng phần mềm có sẵn hay việc tự xây dựng phần mềm mới].

Cơ hội nghề nghiệp

  • * Chuyên viên phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin cho tổ chức.
  • * Chuyên viên phân tích thiết kế và xây dựng, quản trị dữ liệu cho hệ thống thông tin của tổ chức.
  • * Chuyên viên tư vấn cho các tổ chức trong việc lựa chọn mua và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.
  • * Nhà quản trị hệ thống và định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho tổ chức [CIO – Chief Information Officer].
  • Nghiên cứu, giảng dạy trong ngành hệ thống thông tin quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng.

Hình thức tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông [THPT] hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT]; tham gia kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có kết quả các bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển của UEH, bao gồm: A00, A01, D01, D90. Trong đó: Môn Toán hệ số 2.

Chủ Đề