Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán để cung cấp thông tin

Phương pháp tính giá dùng để phán ánh giá trị hiện có và sự vận động của các đối tượng tài sản cụ thể. Kế toán cần hiểu nội dung và ý nghĩa phương pháp tính giá.

>>> Xem thêm: Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán

1. Nội dung của phương pháp tính giá

Tài sản tại các đơn vị có tính đa dạng về chủng loại và hình thái biểu hiện. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản luôn vận động và biến đổi không ngừng về cả hình thái hiện vật và giá trị. Ngoài ra, cách đo lường giá trị tài sản và hao phí tài sản được biểu hiện bằng nhiều cách: cái, chiếc, mét, lít, kilogram,... và nhiều hình thái: vật tư, tiền lương, khấu hao,...

Vì vậy, cần biểu hiện tất cả các đối tượng khác nhau về thước đo thống nhất: tiền tệ.

Việc sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán và biểu hiện giá trị của các đối tượng kế toán được thể hiện thông qua phương pháp tính giá.

"Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại tài sản của đơn vị kế toán như tài sản cố định, vật tư, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,..."

2. Yêu cầu của phương pháp tính giá

Để phản ánh trung thực các đối tượng kế toán nhằm cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau, việc tính giá phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và các quy định của Nhà nước ban hành.

Việc tính giá cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Tính chính xác [xác thực]: giá trị của tài sản phải được xác định phù hợp với giá cả thị trường và phù hợp với số lượng, chất lượng của tài sản. Nếu việc tính giá không chính xác, thoogn tin do tính giá cung cấp sẽ mất tính xác thực, không đáng tin cậy, ảnh hưởng đến việc đề ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.

- Tính thống nhất: tính giá phải đảm bảo thống nhất về phương pháp tính toán các đối tượng trong đơn vị kế toán và giữa các thời kỳ khác nhau. Có như vậy, số liệu tính toán mới đảm bảo tính so sánh được giữa các thời kỳ của đơn vị kế toán và giữa các đơn vị với nhau. Qua đó, người sử dụng thông tin kế toán đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị kế toán, từng thời kỳ khác nhau

3. Ý nghĩa của phương pháp tính giá

- Phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán, giúp các đơn vị kiểm tra giá sát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của đơn vị mình. Học kế toán ở đâu tốt tphcm

- Qua phương pháp tính giá, kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chế tạo và tiêu thụ từng hàng hóa, dịch vụ. 

- Đánh giá được hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng nói tiêng.

- Thông qua tính giá, kế toán ghi nhận, phản ánh được các đối tượng khác nhau vào chứng từ, tài khoản, sổ sách và tổng hợp các thông tin vào báo cáo.

- Ghi nhận được giá trị tài sản phải hình thành dần dần trong một khoảng thời gian nhất định, như: nhà xưởng xây dựng trong thời gian dài, dây chuyền cải tiến trong khoảng thời gian nhất định,...

Phương pháp tính giá thông qua thước đo tiền tệ giúp đơn giản hóa việc phản ánh giá trị và hình thái của tài sản và thống nhất các thông tin.

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 [Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

HOTLINE: 0904 84 88 55 [Mrs Ánh]

Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm đến các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng liên hệ theo số hotline hoặc truy cập địa chỉ web: www.ketoanleanh.vn được biết được các thông tin chi tiết về các khoá học này.

20/12/2016 11:11

Để đáp ứng với những đặc điểm cơ bản của của các đối tượng hạch toán kế toán đã hình thành nên hệ thống các phương pháp của hạch toán kế toán trong đó “tính giá” là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp

1. Khái niệm và sự cần thiết của phương pháp tính giá

Khái niệm và sự cần thiết của phương pháp tính giá

a] Khái niệm phương pháp tính giá

- Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến tưng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nói cách khác, tính giá là phương pháp dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm phản ánh, cung cấp các thông tin tổng hợp cần thiết và xác định giá trị tiền tệ để thực hiện các phương pháp phản ánh của kế toán. Về thực chất, tính giá tài sản là phương pháp xác định giá trị ghi sổ của tài sản.

b] Sự cần thiết của phương pháp tính giá

- Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhờ sử dụng phương pháp tính giá, kế toán đã theo dõi, phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ. Đông thời, nhờ có tính giá, kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua xây dựng, chế tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm. Từ đó, so với kết quả thu được để đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ và từng hoạt động kinh doanh nói riêng. Có thể nói,  phương pháp tính giá rất quan trọng trong việc thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh doanh được.

2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá

a] Yêu cầu của phương pháp tính giá

* Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra về giá trị các loại tài sản của mình, tính giá phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

- Chính xác: việc tính giá cho các loại tài sản phải bảo đảm độ chính xác, đúng thực tế, phù hợp với giá cả đương thời và phù hợp với số lượng, chất lượng của tài sản. Nếu việc tính giá không chính xác, thông tin do tính giá cung cấp sẽ mất tính xác thực, không đáng tin cậy, ảnh hưởng đến việc đề ra quyết định  kinh doanh. Tính giá chính xác còn cho thấy rõ sự khác biệt chủ yếu giữa các thước đo dùng trong hạch toán.

- Thống nhất: việc tính giá phải thống nhất với nhau về phương pháp tính toán giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế quốc dân và giữa các thời kỳ khác nhau. Có như vậy, số liệu tính toán ra mới đảm bảo bảo so sánh được giữa các thời kỳ cũng như các doanh nghiệp với nhau. Qua đó, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng thời kỳ khác nhau

b] Nguyên tắc tính giá

* Để thực hiện tốt các yêu cầu tính giá, ngoài việc đòi hỏi người làm kế toán phải có tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành tốt các quy định tính giá, kế toán còn phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau:

- Nguyên tắc 1: Xác định đối tượng tính giá phù hợp

+ Nhìn chung, đối tượng tính giá phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất và tiêu thụ. Đối tượng đó có thể là từng loại vật tư, hàng hóa, tài sản mua vào: từng loại sản phẩm, dịch vụ thực hiện..

+ Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, đối tượng tính giá có thể mở rộng hoặc thu hẹp lại. Việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng tính giá phải dựa vào đặc điểm vật tư, hàng hóa, sản phẩm mua vào, sản xuất ra, vào đặc điểm tổ chức sản xuất, vào trình độ,  yêu càu quản lý..

+ Ví dụ: đối tượng tính giá ở khâu thu mua có thể là từng loại vật tư, hàng hóa hay từng nhóm, từng lô hàng, còn ở khâu sản xuất có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay chi tiết, bộ phận sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm…

- Nguyên tắc 2: Phân loại chi phí hợp lý

+ Từ nội dung của tính giá có thể thấy chi phí là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá các loại tài sản, vật tư, hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm. Do chi phí sử dụng để tính giá có nhiều loại, có loại liên qaun trực tiếp đến từng đối tượng tính giá, có loại liên quan gián tiếp. Bởi vậy, cần phân loại chi phí một cách hợp lý, khoa học để tạo điều kiện cho việc tính giá.

- Nguyên tắc 3: Lụa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích ứng

+ Trong một số trường hợp và trong những điều kiện nhất định có một số khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng ra được. Vì thế, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý sao cho gần sát với mức tiêu hao thực tế nhất. Thuộc những chi phí cần phân bổ này có thể bao gồm cả chi phí vật liệu, nhân công trực tiếp [do cùng một khoảng thời gian, một nhóm công nhan tham gái chế tạo một số sản phẩm bằng cùng một lượng nguyên vật liệu], chi phí sản xuất chung [là những chi phí chung phát sinh trong phạm vi phân xưởng của bộ phận sản xuất],…

>>> chi phí nhân công trong kế toán sản xuất cực kì chi tiết

>>> Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Tiêu thức phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính giá phụ thuộc vào quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá. Thông thường, các tiêu thức được lựa chọn là tiêu thức phân bổ chi phí theo hệ số, theo định mức, theo giờ máy làm việc, theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí vật liệu chính, theo số lượng, trọng lượng ật tư, sản phẩm,.. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ nào cần căn cứ vào tình hình cụ thể, dựa trê quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá.

+

Công thức phan bổ cho từng đối tượng

- Bên cạnh đó, tính giá còn phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận [GAAP] đặc biệt là các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc thước đo tiền tệ

+  Nguyên tắc khách quan

+ Nguyên tắc giá phí

+ Nguyên tắc thận trọng

- Ngọc Anh -

>>> Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng phương pháp

>>> Cách tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

>>> Bài tập kế toán chi phí sản xuất chung và cách tính giá thành sản phẩm

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: Phòng 610 - Chung cư CT4A2 Ngã tư Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Xiển - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội. - 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Video liên quan

Chủ Đề