Cho các nguyên tử sau những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là

Nguyễn Thanh Tuấn

Các đồng vị của một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có số proton nhưng khác nhau về

Tổng hợp câu trả lời [2]

Đồng vị là các nguyên tố có cùng số p nhưng khác số electron

Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron, do đó số khối A của chúng khác nhau.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Hòa tan hết 6,72 gam hỗn hợp Mg, Al và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,16 mol H2, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 22,08. B. 23,16. C. 21,27. D. 26,34.
  • Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4,loãng dư,thu được dung dịch Y.Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam chất rắn.Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Giá trị m là A. 18 B. 20 C. 36 D. 24.
  • Cho 3,36 gam Fe vào dung dịch chứa 0,15 mol H2SO4 đặc, nóng [giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất]. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Fe2[SO4]3 trong dung dịch là A. 0,015. B. 0,025. C. 0,01. D. 0,06.
  • Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhỏ hơn tổng số hạt mang điện của X là 12. Các nguyên tố X và Y lần lượt là A. 12Mg và 20Ca. B. 14Si và 8O. C. 8O và 3Li. D. 14Si và 16S.
  • Nhiệt phân 17,54 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 3,584 lít hỗn hợp khí Y [đktc] có tỉ khối so với O2 là 1. Thành phần % theo khối lượng của KClO3 trong X là A. 62,76%. B. 74,92%. C. 72,06%. D. 27,94%.
  • Câu 447. Khử 4,64g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau bằng CO thu được chất rắn Y. Khí thoát ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ba[OH]2 dư thu được 1,79g kết tủa. Khối lượng của chất rắn Y là A. 4,48g. B. 4,84g. C. 4,40g. D. 4,68g.
  • Câu 336. Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng [dư], đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 [đktc] và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 25,4 gam. B. 31,8 gam. C. 24,7 gam D. 18,3 gam
  • Câu 406. Cho 20 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch được 27,1 gam chất rắn khan. Thể tích khí thoát ra [đktc] ở phản ứng hoà tan là A. 8,96 B. 4,48 C. 2,24 D. 1,12
  • Câu 191. Cho 11,2 gam hỗn hợp Cu và kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít [đktc]. Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,92 lít khí NO [đktc, sản phẩm khử duy nhất]. Kim loại M là A. Mg. B. Fe. C. Mg hoặc Fe. D. Mg hoặc Zn.
  • Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là A. 25,6. B. 19,2. C. 6,4. D. 12,8.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
Như vậy, các nguyên tử được gọi là đồng vị khi trong hạt nhân có cùng số proton và chỉ khác nhau về số notron mà thôi. Đồng vị được phân ra làm hai dạng là: - Đồng vị bền nghĩa là hạt nhân của nó sẽ bền vững, không bị biến đổi khi không chịu tác động nào đến từ bên ngoài nguyên tử. Mỗi nguyên tố sẽ có các đồng vị bền khác nhau như cacbon có đồng vị bền là 12C và 13C.

- Đồng vị phóng xạ là những đồng vị có tính phóng xạ nghĩa là hạt nhân của nó không bền vững và sẽ bị biến đổi khi gặp kích thích nào đó.

Các dạng bài tập đồng vị

DẠNG I. TÍNH % KHỐI LƯỢNG CỦA MỘT ĐỒNG VỊ TRONG PHÂN TỬ

1. Phương pháp giải

Hầu hết các nguyên tố có mặt trong tự nhiên là hỗn hợp các đồng vị bền
Áp dụng công thức: 

- Trong đó A1, A2, A3,… là số khối của các đồng vị. - x1,x2,x3,… là thành phần % của các đồng vị. Sử dụng sơ đồ đường chéo:


 

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong tự nhiên nguyên tố Brom có 2 đồng vị, trong đó đồng vị 

chiếm 54,5% về số lượng. Số khối của đồng vị còn lại là?

Hướng dẫn giải

Đặt A2 là số khối của đồng vị thứ hai.

Phần trăm số lương của nó là: 100 - 54,5 = 45,5

Ta có:

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cacbon có 2 đồng vị bền. Đồng vị thứ nhất có 6proton, 7nơtron, chiếm 1,11%. Đồng vị thứ hai có ít hơn đồng vị thứ nhất 1nơtron.

a. Viết kí hiệu nguyên tử C.

b. Tính nguyên tử khối trung bình của C.

Câu 2. Đồng có hai đồng vị bền. Đồng vị thứ 1 có 29p và 36n, chiếm 30,8%. Đồng vị thứ 2 có ít hơn đồng vị thứ nhất 2n. Tính nguyên tử khối trung bình của đồng.

Câu 3.
a. Nguyên tố X có 2 đồng vị . đồng vị X1 có tổng hạt là 92 trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 24. Tính số hiệu nguyên tử và số khối của đồng vị này

b. Đồng vị X2 có số khối nhiếu X1 là 2 nơtron . Viết ký hiệu của đồng vị X2. Trong tự nhiên X1 chiếm 73%. Tính nguyên tử khối trung bình của X

Câu 4. Môt nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là . Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X .

Câu 5. Nguyên tố A có hai đồng vị X và Y. Tỉ lệ số nguyên tử của X : Y là 45 : 455. Tổng số hạt trong nguyên tử của X bằng 32. X nhiều hơn Y là 2 nơtron. Trong Y số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính nguyên tử lượng trung bình của A.

Đồng vị là các biến thể của một nguyên tố hóa học, trong đó hạt nhân nguyên tử có cùng số proton nhưng có chứa số neutron [notron] khác nhau và do đó có số khối khác nhau.[1]

Thuật ngữ "đồng vị" Isotope được hình thành từ tiếng Hy Lạp isos [ἴσος "cùng"] và topos [τόπος "chỗ"], có nghĩa là "cùng một chỗ", để nói rằng các đồng vị khác nhau của một nguyên tố đều chiếm vị trí duy nhất trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay Bảng tuần hoàn Mendeleev.[2]

Ba đồng vị trong tự nhiên của hydro:
protium 1H với 0 neutron,
deuterium 2H với 1 neutron,
tritium 3H với 2 neutron

Số proton trong hạt nhân nguyên tử được gọi là số nguyên tử, và bằng số electron trong trạng thái nguyên tử trung tính [không ion hóa]. Mỗi số nguyên tử xác định một nguyên tố cụ thể, và các nguyên tử của nguyên tố đó có thể có một phạm vi rộng về số lượng các neutron. Số lượng các nucleon [tên gọi chung cho proton và neutron] trong hạt nhân là số khối của nguyên tử, tức là mỗi đồng vị của một nguyên tố có một số khối riêng biệt.[1][3]

Ví dụ, cacbon-12, carbon-13 và cacbon-14 là ba đồng vị của nguyên tố cacbon với số khối tương ứng là 12, 13 và 14. Số nguyên tử của carbon là 6, có nghĩa là mỗi nguyên tử carbon có 6 proton, vì vậy mà số neutron của các đồng vị tương ứng là 6, 7 và 8.

Hai cơ quan khoa học quốc tế là Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng [IUPAC] và Ủy ban Trọng lượng Nguyên tử và Đa dạng Đồng vị [CIAAW, một ủy ban của IUPAC] là nơi đưa ra các khuyến nghị về danh pháp cho các nguyên tố và hợp chất hóa học, cũng như các hằng số hay giá trị liên quan,... và thường được giới khoa học gia liên quan chấp thuận.[4]

Ngày nay tên khoa học của các đồng vị được viết với tên của nguyên tố theo sau là dấu trừ và số nucleon [proton và neutron]. Ví dụ heli-3, cacbon-12, cacbon-14, iod-131, urani-238.

Ở dạng ký hiệu AZE [AZE notation] trong đó A - số khối, Z - số nguyên tử, và E - ký hiệu hóa học, thì số nucleon hay số khối được viết theo kiểu chỉ số trên ngay trước ký hiệu hóa học của nguyên tố, còn số nguyên tử ở dưới. Ví dụ 3
2
He
, 4
2
He
, 12
6
C
, 14
6
C
, 235
92
U
, 239
92
U
.

Tuy nhiên thực tế hay dùng ký hiệu AE, vì số nguyên tử Z đã được đặc trưng rõ bằng ký hiệu hóa học E. Ví dụ 3He, 12C, 14C, 131I, 238U.

Đôi khi trạng thái của đồng vị cũng được biểu diễn, ví dụ chữ m cho trạng thái giả bền [metastable] trong 180m
73
Ta
hay tantali-180m.

Trong phương trình phản ứng với hạt cơ bản khác thì ký hiệu AZE cho hình dung trực quan tốt hơn. Ví dụ   7 14 N + 0 1 n →   6 14 C ∗ + 1 1 p {\displaystyle {}_{\ 7}^{14}\mathrm {N} +{}_{0}^{1}\mathrm {n} \rightarrow {}_{\ 6}^{14}\mathrm {C^{*}} +{}_{1}^{1}\mathrm {p} }  .

Một số cách ký hiệu đã dùng trước đây, như ký hiệu ZEA: 2He4, 6C14, 92U238,... hay ký hiệu EA: He4, C14, U238,... tồn tại trong các sách cũ.

 

Chu kỳ bán rã của đồng vị. Các ô biểu diễn đồng vị bền lệch khỏi đường Z = N khi số nguyên tử Z tăng

Một số đồng vị/nuclit có tính phóng xạ và do đó được gọi là đồng vị phóng xạ hoặc hạt nhân phóng xạ, trong khi những chất đồng vị khác chưa bao giờ được quan sát thấy phân rã phóng xạ và được gọi là đồng vị bền hoặc hạt nhân bền. Ví dụ: 14C là một đồng vị phóng xạ của carbon, trong khi 12C và 13C là các đồng vị bền. Có khoảng 339 hạt nhân xuất hiện tự nhiên trên Trái Đất,[5] trong đó 286 là hạt nhân nguyên thủy, có nghĩa là chúng đã tồn tại từ khi hình thành Hệ Mặt Trời.

Hạt nhân nguyên thủy bao gồm 32 hạt nhân có chu kỳ bán rã rất dài [trên 100 triệu năm] và 253 được chính thức coi là "hạt nhân bền",[5] bởi vì chúng chưa được quan sát bị phân hủy bao giờ. Trong hầu hết các trường hợp, vì những lý do rõ ràng, nếu một nguyên tố có đồng vị ổn định, các đồng vị đó chiếm ưu thế trong sự phong phú nguyên tố tìm thấy trên Trái Đất và trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, trong trường hợp của ba nguyên tố [tellurium, indium và rhenium] đồng vị phong phú nhất được tìm thấy trong tự nhiên thực sự là một [hoặc hai] đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã cực kỳ dài của nguyên tố, mặc dù các nguyên tố này có một hoặc nhiều đồng vị bền.

  1. ^ a b Bogdan Povh, K. Rith, C. Scholz, F. Zetsche: Teilchen und Kerne. Eine Einführung in die physikalischen Konzepte. 7. Auflage. Springer, Berlin/Heidelberg 2006, ISBN 978-3-540-36685-0.
  2. ^ Scerri Eric R. [2007] The Periodic Table Oxford University Press, pp. 176–179 ISBN 0195305736
  3. ^ Nagel Miriam C. [1982]. Frederick Soddy: From Alchemy to Isotopes. Journal of Chemical Education 59 [9], p. 739–740.
  4. ^ Connelly N. G., Damhus T., Hartshorn, R. M. and Hutton A. T. Nomenclature of Inorganic Chemistry – IUPAC Recommendations 2005, The Royal Society of Chemistry, 2005
  5. ^ a b “Radioactives Missing From The Earth”.

  • Danh sách đồng vị tự nhiên
  • Danh sách đồng vị đã tìm thấy
  • Danh sách đồng vị
  • Ủy ban Trọng lượng Nguyên tử và Đa dạng Đồng vị [CIAAW]
  • Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng [IUPAC]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đồng vị.
  • Đồng vị tại Encyclopædia Britannica [tiếng Anh]
  • Đồng vị tại Từ điển bách khoa Việt Nam

  Bài viết liên quan đồng vị này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đồng_vị&oldid=67478641”

Video liên quan

Chủ Đề