Trong những năm 1992 1993 nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại

Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu – Á là

A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng

C. Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế

D. Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng

Hướng dẫn

Trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga chỉ có được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi ⇒ Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại định hướng Âu – Á.
Đáp án cần chọn là: C

[1]

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC NGA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG


ENXIN: XA PHƯƠNG TÂY VÀ GẦN TRUNG QUỐC [1992-1993]



Bùi Thị Kim Thu*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên


TÓM TẮT


Tháng 12 năm 1991, Nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết tan rã sau 74 năm tồn tại đầy ấn tượng trong lịch sử nhân loại và Nhà nước Liên bang Nga được hình thành thừa hưởng địa vị pháp lý của Liên Xơ. Trong thời kì đầu cầm quyền Tổng thống Enxin-Tổng thống đầu tiên của chủ thể Cộng hịa Liên bang đã thực hiện nhiều chính sách khôi phục và phát triển nước Nga về mọi mặt. Trong chính sách đối ngoại, Nga tiếp tục chính sách nghiêng về phương Tây vì tin rằng phương Tây sẽ giúp đỡ Nga khôi phục và phát triển kinh tế để lấy lại vị thế của mình; nhưng mọi kế hoạch đều bị phá sản. Do đó, nước Nga đã phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình từ “lãng quên” đến xích lại gần hơn với Trung Quốc. Bài viết tập trung nghiên cứu những nhân tố tác động tới chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.


Từ khóa: Nga, Trung Quốc, phương Tây, chính sách đối ngoại


Tháng 3 năm 1985, Mikhail Sergeyevich Góocbachốp trở thành Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô và bắt đầu công cuộc cải tổ. Tuy nhiên, công cuộc cải tổ đã thất bại dẫn đến sự tan rã của Nhà nước Liên bang Xô viết vào tháng 12 năm 1991. Tháng 10 năm 1991, ông Enxin được bầu làm Tổng thống. Đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của nước Nga trong năm 1991-1992 là đặt trọng tâm vào việc xây dựng các mối quan hệ với các nước phương Tây [được hiểu là những nước theo tư bản chủ nghĩa], thực hiện đường lối ngoại giao thân phương Tây, đặt phương Tây lên vị trí hàng đầu, tìm mọi cách để phương Tây thấy rằng Nga là người của mình. *


Nước Nga nhiều lần “lãng quên” Trung Quốc


Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga trở thành quốc gia độc lập và là nước láng giềng lớn nhất của Trung Quốc. Trung Quốc đã sớm công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Nga. Nhưng nước Nga chưa thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ với nước XHCN lớn nhất ở khu vực châu Á là Trung Quốc. Quan hệ Nga-Trung trong chiến lược ngoại giao của chính quyền Tổng thống Enxin chỉ chiếm địa vị thứ yếu trong một thời gian khá dài. Phái “chủ nghĩa châu Âu” đứng đầu là Ngoại trưởng Nga Kerenlencơ có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Nga.




*


Tel: 0976 198586, Email:


Nét đặc trưng cơ bản về tư tưởng của chính sách đối ngoại nước Nga là nghiêng về thân phương Tây. Phái “chủ nghĩa châu Âu” cho rằng, mục tiêu trước mắt trong chính sách ngoại giao Nga là tranh thủ viện trợ kinh tế của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây; còn mục tiêu lâu dài là làm cho nước Nga hội nhập xã hội phương Tây, quay về với châu Âu, trở thành một thành viên của thế giới văn minh phương Tây, nhất thể hóa với phương Tây về chính trị và kinh tế. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Nga đăng trên báo Độc lập ngày 01/04/1992 đã

khẳng định: “Liên bang Nga cần gia nhập



câu lạc bộ những quốc gia dân chủ phát triển
nhất; nước Nga đối với các nước láng
giềng-Mỹ, Nhật và Tây Âu khơng hề có sự phân kì
và xung đột lợi ích nào mà khơng thể khắc
phục được. Vì vậy, hồn tồn có thể kiến lập
quan hệ hữu hảo với các nước đó, tương lai
cịn có thể thiết lập liên minh bạn bè” [2; tr.7]



[2]

trường. Để có được những điều kiện đó nước Nga phải chấp nhận những điều kiện cơ bản của cộng đồng châu Âu, Ngân hàng thế giới; tiêu biểu như: thực hành giá cả tự do, thay đổi đồng Rúp, kinh tế tư hữu…


Chính phủ của Enxin trong khi hoạch định phương châm chiến lược quá độ sang kinh tế thị trường đã đắn đo về việc nhận khoản viện trợ lớn của phương Tây làm nhân tố cơ bản. Enxin đã nhiều lần mạo hiểm vượt qua luồng gió đối kháng về chính trị để cho Thủ tướng Gaida thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ vì chiến lược cải cách kinh tế của ông Gaida được giới ngân hàng phương Tây ủng hộ. Bản thân ông Gaida đã thể hiện rõ thái độ đối với Trung Quốc; ông tỏ ra khâm phục trước những thành tựu mà Trung Quốc đạt được nhưng ông cũng phát biểu trước Quốc hội

ngày 06/10/1992: “Nước Nga không phải là



Trung Quốc, chúng ta không thể vận dụng
kinh nghiệm thành công của Trung Quốc.
Trung Quốc không phải là nhà nước liên
bang; có nghĩa là muốn đi theo con đường
của Trung Quốc thì phải chế định một chiến
lược chính trị kiểu khác; kiểu chiến lược ấy
hoàn toàn khác với chiến lược đã được xác
định khi nước Nga đã lựa chọn phương pháp
chống trị suy thối [Liệu pháp sốc]-một bước
là tới đích” [2; tr.8]. Quyết định đó của ơng


Gaida được Chính phủ Liên bang Nga ủng hộ và đi theo.


Do đó, tháng 10 năm 1992 khi nói tới cải cách ngoại giao của nước Nga, Enxin khẳng định

lại một lần nữa: “nước Nga khơng có sự lựa



chọn nào khác ngồi việc phải kiến lập quan

hệ bạn bè lâu dài, thậm chí là quan hệ liên
minh hữu nghị với các quốc gia dân chủ phát
triển phương Đông và phương Tây” [2; tr.8].


Trong các quốc gia dân chủ đó, Tổng thống Nga Enxin không hề đề cập đến Trung Quốc. Trung Quốc-nước láng giềng lớn nhất của nước Nga đã bị Tổng thống và Ngoại trưởng Nga nhiều lần “quên lãng”. Thậm chí, khi nhắc tới bạn bè chủ yếu ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, ông Enxin cũng


khơng hề nói tới Trung Quốc. Nhưng thực tiễn ngoại giao và tình hình thực tế cải cách kinh tế cùng với cuộc đấu tranh chính trị trong nước buộc Tổng thống Enxin khơng thể không sửa đổi và điều chỉnh phương châm ngoại giao với Trung Quốc.


Kết thúc “tuần trăng mật” giữa nước Nga
và phương Tây


Nước Nga đã từng ôm ấp hy vọng liên minh chặt chẽ với phương Tây, mong chờ các nước phương Tây có thể vượt qua nhận thức chung về “giá trị tự do dân chủ” mà viện trợ cho Nga. Nhưng khoản viện trợ ấy vẫn còn chưa có được nhân tố cơ bản về phương pháp chữa trị suy thối của Chính phủ Nga [Liệu pháp sốc] là trông chờ vào khoản vay lớn ở phương Tây chủ yếu là viện trợ nhân đạo: thuốc men, thực phẩm; còn phần lớn khoản vay đã hứa hẹn thì chưa có được thực thi. Trước đó 7 nước phương Tây hứa giúp Nga 24 tỷ USD, song trên thực tế chỉ quyết định ứng trước 1 tỷ USD. Giả sử 24 tỷ USD được giao cho nước Nga, ngồi nghĩa vụ trả nợ thì nước Nga cịn 12 tỷ USD. Với nước Nga rộng lớn mênh mơng thì số tiền này quá ít huống hồ với 1 tỷ USD. Về mặt ngoại giao nước Nga đã từng theo đuổi mối quan hệ với phương Tây, nhưng phương Tây chưa bao giờ coi Nga là người bạn bình đẳng. Ngay cả Nhật Bản trước kia luôn tôn kính Liên Xơ cũng đưa ra những u sách cứng rắn đòi hỏi Nga phải giải quyết nhanh chóng vấn đề lãnh thổ 4 đảo phía Bắc. Điều đó, làm cho chính quyền của Tổng thống Enxin phải rà soát lại chính sách thân phương Tây của mình. Quan chức của Chính phủ Mỹ có những nhận xét về Enxin lại khác nhau. Tổng thống Bus khâm phục dũng khí và quyết tâm của Enxin đứng trên xe tăng diễn thuyết, nhưng lại khơng hài lịng khi ơng lăng nhục Gcbachốp một cách thơ bạo.



[3]

Xô cộng sản hùng cường và cũng khơng muốn nhìn thấy một nước Nga giàu mạnh. Trong các nước phương Tây chỉ có Chính phủ Đức viện trợ một khoản lớn cho nước Nga vì trước đó Liên Xơ giúp họ thực hiện cơng cuộc thống nhất đất nước. Vì vậy, chính quyền Enxin cũng dần thay đổi chính sách thân phương Tây, dù phương Tây vẫn là nhân tố trọng yếu về ngoại giao nhưng cũng dần tạo ra một cự ly nhất định.


Cuối năm 1992 đầu năm 1993, bất chấp việc Mỹ phản đối đã ký Hiệp định bán kỹ thuật phóng vệ tinh nhân tạo cho Ấn Độ; Nga phê phán Mỹ ném bom xuống khu vực dân thường ở Thủ đơ Bátđa của Irắc. Chính phủ Nga cương quyết nếu Mỹ sử dụng qn đội tiến cơng Irắc thì nước Nga sẽ sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.


Ngày 13 tháng 2 năm 1993, Thủ tướng mới nhậm chức Checnômưdin khẳng định: phương Tây chẳng mấy nước quan tâm tới sự hùng mạnh và thống nhất của nước Nga. Bộ trưởng an ninh Bavannicốp chỉ trích cơ quan bí mật Tây Âu lập ra tổ chức chống Chính phủ phá hoại nước Nga bằng thủ đoạn trao đổi, buôn bán vũ khí và hàng độc hại. Tất cả những điều đó đã chứng tỏ quan hệ “tuần trăng mật” giữa Nga và phương Tây đang đi đến giai đoạn kết thúc. Những thay đổi chính sách đối với phương Tây tất nhiên sẽ dẫn đến thay đổi trong quan hệ Nga-Trung.


Nhân tố thứ hai ảnh hưởng tới quan hệ
Nga-Trung là tình hình kinh tế của nước Nga. Ngày 02/01/1992 Chính phủ Nga bắt đầu thực thi kế hoạch “Liệu pháp sốc”: thả nổi tự do giá cả, chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân, xóa bỏ sự điều tiết kinh tế của nhà nước. Nhưng kế hoạch đó khơng làm cho tình hình kinh tế chuyển biến tích cực mà cịn làm kinh tế ngày một suy thoái. Sau 3 năm sản xuất giảm đi một nửa, mức sống của tầng lớp nhân dân giảm 1/3 [mức lương trung bình của công nhân viên chức là 257 Rúp/tháng, thấp hơn Mỹ 25 lần]. Tình trạng lạm phát tăng đến mức chóng mặt năm 1992 là 1355%.


Năm 1992 giá tiêu dùng và dịch vụ tăng 26 lần [1;tr.144].


Chính sách tư nhân hóa nền kinh tế của Chính phủ Enxin-Gaida khơng thành đã dẫn đến tình trạng tư nhân hóa ồ ạt thiếu kiểm sốt của nhà nước. Đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự ủng hộ của nhân dân đối với chính quyền Enxin giảm sút nghiêm trọng. Kế hoạch Liệu pháp sốc bắt nguồn từ Mỹ, biện pháp này đã thành công ở Bôlivia [1958] và Ba Lan [1989]. Nhưng Liên bang Nga là một nước rộng lớn, điều kiện khác xa so với Bôlivia và Ba Lan nên Liệu pháp sốc đã không đạt kết quả ở Nga. Tháng 12 năm 1992 Chính phủ Nga đã chuyển sang chính sách ưu tiên sản xuất và tăng cường bảo hộ đối với người lao động. Chính trong bối cảnh này, một số người lãnh đạo nước Nga chủ trương đánh giá lại các nước phương Đông, kể cả những thành công trong cải cách kinh tế của Trung Quốc.


Quan hệ Trung-Nga phát triển ổn định


Tháng 3 năm 1992, Ngoại trưởng Nga Karalencô nhận lời mời của Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham sang thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Nga sang thăm Trung Quốc. Hai bên thảo luận vấn đề quan hệ hai nước và trao đổi ý kiến về những vấn đề quốc tế trọng đại mà đôi bên cùng quan tâm. Phía Trung Quốc nói rõ, Trung-Nga là hai nước láng giềng lớn. Chính phủ Trung Quốc xưa nay vẫn chủ trương quan hệ quốc gia không nên chịu ảnh hưởng khác nhau về hình thái ý thức chi phối. Ngoại trưởng Nga cũng nêu rõ: tình hình nước Nga có thay đổi rất lớn, song phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc không hề thay đổi. Nước Nga coi trọng quan hệ với Trung Quốc, tôn trọng quá khứ, chú trọng tương lai. Chính sách bất di bất dịch của nước Nga là: vừa phát triển quan hệ tốt đẹp với phương Tây vừa giữ gìn quan hệ láng giềng với phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc.



[4]

Phó Thủ tướng Điền Kỷ Vân của Trung Quốc chỉ rõ: quan hệ hai nước bình ổn, sự trao đổi qua lại song phương trên mọi lĩnh vực, mọi cấp bậc đang được mở rộng; quan hệ hợp tác trong lĩnh vực mậu dịch kinh tế giữa hai nước có cơ sở tốt đẹp. Phó Thủ tướng Nga Saoxin nói rõ: Chính phủ Nga và Tổng thống Enxin hết sức quan tâm tăng cường quan hệ với Trung Quốc, phát triển quan hệ mậu dịch kinh tế với Trung Quốc là một hướng ưu tiên trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước Nga. Phó Thủ tướng Saoxin cịn nói chuyến thăm của ơng là bước chuẩn bị cho Tổng thống Enxin sang thăm Trung Quốc trong thời gian sắp tới.


Về quan hệ mậu dịch kinh tế hai nước, đơi bên nhất trí cho rằng: kinh tế hai nước có tính bổ trợ cho nhau, quan hệ phát triển mậu dịch có tiềm lực to lớn. Đơi bên có thể vận dụng phương thức hợp tác đa dạng, phát triển hợp tác kinh tế trên cơ sở bình đẳng đơi bên cùng có lợi. Năm 1992 quan hệ mậu dịch Trung-Nga phát triển tương đối mạnh mẽ. Theo thống kê của ngành Hải quan, tổng kim ngạch mậu dịch song phương trong một năm đạt tới 4 tỷ 6273 USD. Trong đó Trung Quốc xuất khẩu là 2 tỷ 938 USD, nhập khẩu là 2 tỷ 433.536 USD. Con số này đã vượt qua mức mậu dịch Trung-Xô 1991 là 3 tỷ 904.71 USD [2; tr.17]. Quan hệ trao đổi trên các lĩnh vực quân sự, khoa học kĩ thuật, văn hóa giáo dục, thể dục thể thao và y tế đang được phát triển tích cực.


Như vậy, khi không thiết lập quan hệ với phương Tây nước Nga phải coi trọng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Chính sách đối ngoại mà trước đây được nhấn mạnh là ưu tiên phát triển quan hệ bạn bè thậm chí là quan hệ đồng minh của Nga đối với phương Tây cũng chưa bao giờ đạt được như thế. Vì vậy, trong năm 1992 trong giới lãnh đạo Nga lần đầu tiên xuất hiện quan điểm của phái “chủ nghĩa Á-Âu”. Quan điểm của phái này cho rằng chính sách ngoại giao ngả theo phương Tây bắt đầu từ thời kì Gcbachốp và


được Bộ ngoại giao Nga kế thừa là khơng có căn cứ. Đó là vì:


- Nước Nga phải qua nhiều năm mới có thể trở thành người bạn bình đẳng của các nước phương Tây phát triển, mà trước đây nước Nga chỉ có thể là một người bạn “thấp hèn” của phương Tây.


- Nước Nga là quốc gia lớn ở Á-Âu, nếu tất cả theo kiểu phương Tây thì khơng phù hợp với tình hình nước Nga.


- Phương Tây có thật lịng mong muốn nước Nga trở thành một nước phát triển hay không cũng đáng nghi ngờ [2; tr.18].


Do đó, phái chủ nghĩa Á-Âu đứng đầu là cố vấn ngoại giao Xđankêvích của ông Enxin và Đại sứ Nga tại Mỹ cho rằng, nước Nga cố nhiên phải duy trì quan hệ hữu hảo và bạn bè với phương Tây, song quyết không thể coi nhẹ phương Đông, Á-Âu đều phải coi trọng, cần giữ gìn quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp, Ấn Độ và Trung Quốc.


Ngày 17 tháng 12 năm 1992, Tổng thống Nga Enxin bắt đầu có cuộc hành trình sang thăm Trung Quốc. Bài phát biểu của Tổng thống Enxin khi đặt chân lên đất Trung Quốc không chỉ là ngôn từ ngoại giao, mà còn tạo nên điệu nhạc du dương cho cuộc hành trình đầu tiên đến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga:


“Hai nước Nga Trung cần mở ra một kỷ
nguyên mới cho quan hệ chúng ta. Hai dân
tộc vĩ đại có chung đường biên giới 4.000km
đã từng hờ hững quan hệ suốt mấy chục năm
trường, thậm chí cịn thiếu sự hợp tác. Điều
đó thật khơng bình thường” [2; tr. 22].



Kết luận



[5]

Đông với việc thừa nhận nét đặc trưng nổi bật của “Bản sắc lưỡng thể” Âu-Á của Nga. Ở phương Đông nước Nga cũng đã coi trọng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hơn. Việc thay đổi chính sách đối ngoại của nước Nga khơng có nghĩa là phủ nhận hoặc coi nhẹ quan hệ của Nga với các nước Âu, Mỹ mà nhằm khắc phục việc tuyệt đối hóa cách nhìn nhận mối quan hệ với phương Tây trong khi chưa chú trọng đúng mức mối quan hệ với châu Á và các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập [SNG] nói chung. Sự thay đổi này có thể coi là bước điều chỉnh mang tính chất


chiến lược trong chính sách đối ngoại của Nga kể từ khi bước lên vũ đài quốc tế trong tư

cách một chủ thể độc lập.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Thanh Bình [chủ biên, 2008], Lịch sử thế
giới hiện đại [quyển I], Nxb Đại học Sư phạm.
2. Lý Kiện [2002], Ngọn lửa chiến tranh Lạnh [quyển III], Nxb Thanh Niên.


3. Hà Mỹ Phương [2003], Quan hệ Nga Mỹ sau
chiến tranh Lạnh, Nxb CTQGHN.



4. Trần Nam Tiến [chủ biên, 2004], Quan hệ quốc
tế thời kì hiện đại [1945-2000], Nxb GD.


SUMMARY


FOREIGN POLICY OF RUSSIA UNDER PRESIDENT ENXIN:
FAR WEST AND NEAR CHINA [1992-1993]


Bui Thi Kim Thu*


University of Sciences - TNU


In December 1991, the State Federal Socialist Republic of Soviet ended after 74 years of existence which was impressive in the history of the Russian Federation State. Its types and form were inherited to become the legal status of the Soviet Union. In the early-ruling of President Enxin – the first President of the Federal Republic, the people have made many recovery policies and development of Russia. In foreign policy, Russia continued the policy in favor of the West because the West believed that Russia will help restore and develop the economy to regain its position; but all plans were bankrupt. Therefore, Russia had to change its foreign policy from "forgetting" to closer to China. This article was focused on factors that affect the foreign policy of the Russian Federation.


Key words: Russia, China, the West, foreign policy


Ngày nhận bài: 29/9/2016; Ngày phản biện: 24/10/2016; Ngày duyệt đăng: 31/3/2017




*



Video liên quan

Chủ Đề