Phương pháp cải tiến thao tác may của công nhân

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động làm ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất của Việt nam trong đó có ngành dệt may chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc nợ lương, trốn đóng bảo hiểm cho người lao động. Tổng Công ty May 10 cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, tình trạng thiếu đơn hàng ở các nhà máy, giá gia công giảm, các loại chi phí tăng cao… đặc biệt vô cùng khó khăn trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

May 10 luôn coi trọng yếu tố con người “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp”, do vậy, trong công tác nghiên cứu cải tiến, May 10 luôn tập trung nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân lao động

Đứng trước tình hình đó May 10 luôn coi trọng yếu tố con người “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp”. Để làm được việc này May 10 luôn đặt công tác nghiên cứu cải tiến và đào tạo lên hàng đầu, việc đào tạo nâng cao trình độ không chỉ trang bị cho người lao động những kỹ năng nghề nghiệp mà còn thể hiện đó là một sự đầu tư lâu dài của doanh nghiệp phù hợp với xu thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.

“Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh” cho từng chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần Âu” thuộc Tổng Công ty May 10 là một trong 12 nhóm vào Vòng Chung kết Cuộc thi Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của Tổng công ty, May 10 liên tục trú trọng công tác cải tiến đặc biệt quan tâm đến tay nghề của người lao động. Do vậy, hàng năm May 10 tổ chức nhiều cuộc thi tay nghề như: “thi thợ giỏi hàng ngang, thi nâng bậc, thi tổ sản xuất giỏi…” nhằm tìm ra những thao tác đẹp và nhanh nhất để nhân rộng nhằm mang lại hiệu quả trong lao động sản xuất kinh doanh.

Ngay từ năm 2005, Tổng công ty May 10 đã thành lập Phòng Nghiên cứu-cải tiến-tổ chức sản xuất. Đến tháng 7/2019, sát nhập thành Nhóm Nghiên cứu-Cải tiến-Tổ chức sản xuất [Nhóm IE] thuộc Phòng Kỹ thuật-Tổng công ty May 10.

Nhóm IE phòng Kỹ thuật đã kết hợp cùng trường Cao đẳng Nghề Long Biên và các xí nghiệp, trực tiếp tham gia hướng dẫn và đào tạo thao tác chuẩn cho công nhân trên chuyền và tham gia nhiều khóa đào tạo công nhân mới cho những nhà máy mở rộng của Tổng công ty.

Trong quá trình đào tạo, May 10 nhận thấy 1 số nhược điểm như: phương pháp đào tạo còn mang tính chất lý thuyết nhiều; hình ảnh thao tác dẫn chứng không nhìn rõ cử động; thiếu các điểm nhấn cho những thao tác khó dẫn đến việc học viên tiếp thu và nhận thức chậm, chưa đáp ứng nhanh được yêu cầu về năng suất, chất lượng...

Để trang bị cho công nhân mới những kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao trình độ cũng như chất lượng sản phẩm là sự cần thiết và cấp bách. Nhóm IE phòng Kỹ thuật đã kết hợp với IE các đơn vị xác định những công đoạn chủ chốt, phức tạp của sản phẩm cơ bản.

Đồng thời, lựa chọn những công nhân tiêu biểu có thao tác nhanh, đẹp nhất trong toàn Tổng công ty để tiến hành nghiên cứu, ghi hình ảnh và xây dựng “Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh” cho từng chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần Âu”.    

Mục tiêu thực hiện dự án

Bằng kinh nghiệm, tâm huyết cũng như sự dày công nghiên cứu của nhóm IE Phòng kỹ thuật “Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh” áp dụng công nghệ vào đào tạo, góp phần cho việc chuẩn hóa thao tác trong toàn Tổng công ty và giúp cho việc đào tạo trở nên đơn giản hơn như: người hướng dẫn, đào tạo không cần phải giỏi nghề vẫn có thể hướng dẫn cho học viên được về phương pháp thực hiện, các kỹ thuật của từng công đoạn thông qua hình ảnh, clip… mà còn tiết kiệm được tối ưu thời gian.

Bộ giáo trình đào tạo tập trung vào chuẩn hóa thao tác thông qua việc tìm phương pháp cho công nhân dễ làm, dễ hiểu, giáo viên dễ truyền đạt do vậy công nhân làm đúng thao tác ngay từ đầu

Đặc biệt, dự án này còn phù hợp nếu doanh nghiệp đầu tư công nghệ 4.0, các thiết bị có video chỉ việc copy hình ảnh vào máy là công nhân có thể thực hiện mà không mất nhiều thời gian đi hướng dẫn từng người đáp ứng được mức khoán và chất lượng ngay từ đầu, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của May 10.

Lợi ích của đề tài

Bộ giáo trình đào tạo tập trung vào chuẩn hóa thao tác thông qua việc tìm phương pháp cho công nhân dễ làm, dễ hiểu, giáo viên dễ truyền đạt do vậy công nhân làm đúng thao tác ngay từ đầu.

Chú trọng các điểm nhấn cho các cử động khó nên người đào tạo chỉ cần hiểu rõ nguyên lý về cử động là có thể đào tạo được, việc đào tạo trở nên đơn giản hơn. Người hướng dẫn thống nhất được phương pháp để đào tạo. Vấn đề này được kiểm chứng cụ thể qua việc IE mới của HNP sau khi được chuyển giao phương pháp đã có thể tự đào tạo được công nhân tại đơn vị mình.

Lợi ích rõ rệt là có thể đào tạo mọi lúc mọi nơi, giáo viên hoặc công nhân có thể copy hình ảnh vào điện thoại là có thể học nhuần nhuyễn công đoạn cần học, giúp tiếp thu nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả học tập, công nhân phấn khởi do có năng suất ngay và hạn chế phải sửa hàng, đáp ứng được năng suất, chất lượng ngay từ tháng đầu tiên.

Hiệu quả của Dự án

“Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh” cho từng chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần Âu” được áp dụng hiệu quả cho IE các đơn vị và giáo viên LBC và các phòng ban nghiệp vụ đào tạo mới và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân/nhân viên/ sinh viên

Tiết kiệm được thời gian đào tạo: Với công nhân mới rút ngắn được 10 ngày đào tạo, công nhân cũ học công đoạn mới năng suất tăng từ 10 đến 15% so với phương pháp cũ.

Tiết kiệm được chi phí đầu tư đào tạo về nguyên phụ liệu phục vụ đào tạo, giảng viên đào tạo.

Kịp thời đưa học viên vào chuyền theo kịp hiệu suất của chuyền cũ. Thành lập chuyền mới nhanh chóng ổn định sản xuất

Phương pháp làm clip đã được chuyển giao cho IE xí nghiệp để IE xí nghiệp có thể tự làm clip đào tạo những công đoạn riêng theo mặt hàng của đơn vị có nhu cầu đào tạo

Từ khi có dựng “Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh” cho từng chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần Âu”, thời gian [từ khi học may vào sản phẩm đến khi đưa vào dây chuyển sản xuất theo dây chuyển] đã giảm đi đáng kể, từ 21 ngày học tập, giảm xuống 15 ngày. Cùng với đó, năng suất sản phẩm tháng đầu tiên khi có Bộ giáo án cũng tăng lên đáng kể, tăng từ 80-100 sản phẩm/ngày so với trước đó. Tỷ lệ lỗi đã giảm 15% với phương pháp đào tạo cũ.    

Cuộc thi Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020 do Vụ Khoa học và Công nghệ [Bộ Công Thương] và Tạp chí Công Thương tổ chức nhằm ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực, đóng góp của các Nhóm cải tiến với mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền, thúc đẩy mở rộng việc áp dụng cải tiến năng suất cho các doanh nghiệp trong toàn ngành Công Thương.

Cuộc thi Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổng kết Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 22 tháng 05 năm 2012 do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện. Dự án được triển khai trong giai đoạn 2012 - 2020 với 5 nhiệm vụ chính: [1] Phổ biến, tuyên truyền về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; [2] Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; [3] Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ; [4] Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ; [5] Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực.

Vòng Chung kết Cuộc thi Nhóm cải tiến Năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020 sẽ diễn ra vào sáng 21/12/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội.

Mọi thông tin chi tiết về Cuộc thi Nhóm cải tiến Năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020 xin truy cập website tapchicongthuong.vn hoặc Fanpage Năng suất chất lượng.

Cải tiến quy trình vận chuyển và giảm thao tác thừa thông qua áp dụng Hệ thống LEAN

Cải tiến công đoạn vận chuyển nguyên vật liêu trong dây chuyền sản xuất, giảm thao tác thừa và giảm thời gian tổn thất trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp để đẩy thanh tiến độ giao hàng cho khách hàng là việc làm quan trọng, các doanh nghiệp luôn quan tâm. Nhận thức được điều này, Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai đã  lựa chọn phương pháp cải tiến bằng việc áp dụng Hệ thống quản lý tinh gọn LEAN.

Công ty lớn cũng gặp vấn đề

Từ năm 2012-2014, nhiều doanh nghiệp trên đã được lựa chọn áp dụng LEAN theo khuôn khổ Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng theo Quyết định số 712/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Hầu hết các doanh nghiệp được chọn áp dụng LEAN khá thành công. Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai [địa chỉ số: Đường số 9, KCN Biên Hoà, Biên Hoà, Đồng Nai] là một trong những công ty lớn được lựa chọn áp dụng LEAN theo Chương trình của Chính phủ. Nhựa Đồng Nai là công ty hàng đầu chuyên về sản xuất các sản phẩm nhựa, ống HDPE cho lĩnh vực cấp thoát nước, ống và phụ kiện uPVC&PPR, vật tư phụ tùng ngành nước, các loại bao bì xuất khẩu.

 Với thương hiệu truyền thống trên 20 năm, có số lượng nhân sư hơn 1.200 người, hiện đang sở hữu nhiều nhà máy tại các tỉnh thành khác nhau trên cả nước,nhưng trong quy trình sản xuất tại xưởngcủa công ty có nhiều vấn đề: hầu hết các công cụ, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu ở các bộ phận khá bừa bộn, không được sắp xếp theo trật tự;nhà xưởng, kho bãi, ngoại cảnh chưa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ...

Bên cạnh đó, công việc đóng bao bì các hạt nhựa thành phẩm, vận chuyển pallet lên kệ kho và vận chuyển đến khu vực sản xuất của công ty gây lãng phí cả về thời gian và nguồn nhân lực. Quá trình sản xuất liên tục trải qua nhiều công đoạn, trong đó có một số công đoạn phải dừng máy, gây lãng phí tài nguyên máy, thời gian chờ đợi, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Nhận thấy các nguyên nhân trên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của công ty, và cần phải có giải pháp loại bỏ. Ban lãnh đạo công ty Nhựa Đồng Nai đã đi đến quyết định mời các chuyên gia tư vấn đến từ Trung tâm Kỹ thuật 3 [QUATEST 3] hỗ trợ đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất của công ty.

Được sự hỗ trợ của Chương trình Năng suất Quốc gia về Lean – Sản xuất tinh gọn, trong đó có sự hướng dẫn thực tế tại hiện trường của các chuyên gia tư vấn từ QUATEST 3, Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai đã thực hiện cải tiến và đạt được một số kết quả như:

Chuyên gia của QUATEST 3 [đeo mắt kính] thực hiện tư vấn trực tiếp tại hiện trường cho nhân viên của công ty Nhựa Đồng Nai

Các vấn đề cần ưu tiên thực hiện tại Nhựa Đồng Nai

Sau khi đánh giá tại hiện trường, chuyên gia của QUATEST 3 đã đưa ra các vấn đề tại Nhựa Đồng Nai cần ưu tiên giải quyết trước như sau:

1. Triển khai 5S tại xưởng phụ kiện

Những khu vực cần sắp xếp lại tại khu vực này bao gồm: khu vực làm việc lấn lối đi, khu dụng cụ không được phân loại, khu vực cơ điện chưa xác định vị trí để đồ, khu vực khuôn còn lộn xộn, kho thành phẩm chưa được sàng lọc, sắp xếp lên kệ.

Một số hình ảnh trước và sau cải tiến thể hiện sự thay đổi tại khu vực Xưởng phụ kiện của Công ty Nhựa Đồng Nai như sau:

Trước cải tiến

Sau cải tiến

Khu vực khuôn: Chưa sắp xếp vị trí để khuôn nên rất khó tìm kiếm

Khu vực khuôn: Làm bảng nhận dạng khu vực để khuôn giúp tìm kiếm dễ dàng hơn

Khu vực sản xuất: Đường line mờ, không sắp xếp đúng vị trí, chiếm lối đi

Khu vực sản xuất: Vẽ lại đường line và hướng dẫn sắp xếp đúng vị trí

Sau khi triển khai 5S kết thúc tại khu vực Xưởng phụ kiện, kết quả được công ty ghi nhận như sau: bước đầu đã tạo được không gian làm việc ngăn nắp, thuận tiện hơn cho công nhân thao tác công việc và góp phần cải thiện hình ảnh của công ty trước khách hàng; Công ty đã thiết lập được quy định và các tiêu chí để đánh giá, duy trì hoạt động 5S sau khi dự án kết thúc; Qua các hoạt động đào tạo thực hành, công nhân được thay đổi nhận thức và nhận ra việc duy trì 5S hàng ngày góp phần cải thiện năng suất công việc và chất lượng sản phẩm.

2. Cải tiến giảm vận chuyển và thao tác thừa

  Các giải pháp mà các chuyên gia của QUATEST 3 đưa ra cho Nhựa Đồng Nai để giải quyết vấn đề này là: Thiết kế, gia công bồn chứa nguyên liệu có sức chứa lớn đặt tại trung tâm khu vực sản xuất; Chế tạo thiết bị truyền tải nguyên liệu tự động từ máy tạo hạt đến bồn chứa trung tâm

Trước cải tiến

Sau cải tiến

Cân đóng bao hạt thành phẩm sau đó xếp lên pallet

Hạt thành phẩm được vận chuyển vào bồn chứa thông qua hệ thống quạt thổi và đường ống dẫn

Kết quả cải tiến tại khu vực này công ty ghi nhận được như sau: Giảm 1 công đoạn lao động nặng nhọc [đóng bao và xếp lên pallet hạt nhựa thành phẩm]; Giảm 2 công đoạn xe nâng vận chuyển [giảm 1.380 m vận chuyển xe nâng]; Và giúp tăng sản lượng 24h thêm 1.5%.

3. Giảm thời gian tổn thất trong sản xuất

Giải pháp cho vấn đề này như sau: Rút ngắn thời gian thay khuôn bằng cách thực hiện tốt khâu chuẩn bị [chuẩn bị về nhân sự, thiết bị, dụng cụ,…]; ban hành Bảng hướng dẫn thao tác, trình tự công việc và kết hợp giám sát thực hiện; Đào tạo các kiến thức về khuôn mẫu, các chức năng máy và cách khắc phục các hư hỏng thường xảy ra; Bố trí sản xuất sao cho các khuôn thay thế có sự tương đồng về nguyên liệu, ben thủy lực, chế độ gia công [hạn chế thay đổi nguyên liệu]; Kết hợp thay và sấy nguyên liệu trong khi thay khuôn; Lắp đặt các thiết bị phụ trợ, đồ gá hỗ trợ công việc thay khuôn.

Trước cải tiến

Sau cải tiến

Khuôn chưa sắp xếp

Khuôn đã sắp xếp theo vị trí và có màng nylon bảo vệ tránh bụi bẩn

Bộ van và ống dầu thủy lực thiết kế đặt phía cửa sau máy ép

Lắp thêm ống dầu thủy lực đặt phía cửa trước máy ép – dễ dàng tháo lắp và thao tác từ 2 cửa

Kết quả công ty nhận được như sau: Thời gian tổn thất GIẢM từ 1.805 phút xuống còn 705 phút; Thời gian hiệu dụng TĂNG từ 83.3% lên 92.6%.

Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các chuyên gia QUATEST 3 đã giúp nhà máy sản xuất tại Đồng Nai của công ty Nhựa Đồng Nai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý sản xuất tinh gọn [Lean] thành công và cho kết quả thấy rõ. Lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai rất phấn khởi và đã có Thư gửi đến QUATEST 3 cảm ơn các chuyên gia của  QUATEST 3 đã hỗ trợ công ty, giúp công ty cải thiện đáng kể trong quy trình sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng. Ban lãnh đạo công ty cũng đã quyết định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng việc áp dụng các công cụ năng suất đã chọn sang các khu vực khác của nhà máy tại Đồng Nai của công ty và xem xét chọn lọc áp dụng mở rộng thêm những công cụ khác của Lean.

DC&XT

Video liên quan

Chủ Đề