Phân cấp báo chí top 1 2 3 năm 2024

Báo chí được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm báo in, báo phát hành, báo truyền hình, báo mạng điện tử. Trong mục này, chỉ nói tới báo chí theo ghĩa hẹp đó là báo - chí - báo in, bao quát gồm nhật báo (báo hàng ngày, báo buổi sáng, báo buổi chiều), báo tuần, báo thưa kỳ (mỗi tuần xuất bản 2, 3 hoặc 4, 5 kỳ) và tạp chí. Dưới ở độ tiếp cận của truyền thông thì báo chí được hiểu theo nghĩa hẹp là sản phẩm in ấn.

Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúng - nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định.

Báo in ở nhiều nước trên thế giới đang suy giảm nghiêm trọng, nhưng ở Châu Á và Việt Nam lại có đặc thù riêng. Báo in Việt Nam giảm sút chủ yếu do cách làm báo chứ không hẳn do cạnh tranh của báo mạng điện tử.

  1. Thế mạnh và hạn chế của báo in

Thứ nhất là báo in có thể thông tin, phân tích, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với độ chính xác và độ tin cậy cao; báo in tác động vào thị giác, do đó có lợi thế thu phục lý trí và tình cảm con người bằng tính lôgích và chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng và hệ thống dữ liệu, số liệu chân thực.

- Thứ hai, người đọc có thể hoàn toàn chủ động về địa điểm, thời gian và tư thế trong việc tiếp nhận thông tin; mặt khác, có thể đọc đi đọc lại một ấn phẩm để nhận thức, khai thác các tầng nấc thông tin về những vấn đề phức tạp, tế nhị.

Thứ ba, thông tin có độ tin cậy, chính xác và tính từ liệu cao, dễ bảo quản, nhất là đối với một nước ở trong khác. Mỗi tờ báo, một tháng phải chi tới trên dưới 30 ngàn đồng. Mức chi này không phải nhóm công chúng nào cũng đáp ứng được. Do đó, báo in không chỉ kén khu vực khí hậu hiệt đới ẩm như nước ta. Do đó, người ta còn cho rằng nhà báo là nhà chép sử, là người thư ký của thời đại.

Thứ tư, nhiều người cùng đọc hoặc có thể dễ dàng chuyền tay nhau các ấn phẩm báo in, do đó công chúng trực tiếp có khả năng lây lan, phát triển và việc hình thành dư luận xã hội bền vững hơn.

Tuy nhiên, báo in cũng có những điểm hạn chế:

- Thứ nhất, tính thời sự của thông tin chậm: chu kỳ xuất bản hiện nay ngắn nhất là 12 giờ, trong khi tốc độ cập nhật đòi hỏi ngày càng cao.

Thứ hai, ký hiệu thông tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình ảnh tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin bằng ngôn từ không cao và kỹ thuật trình bày, in ấn không bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn.

Thứ ba, việc phát hành báo in tốn kém, chậm chạp, cồng kềnh, phụ thuộc vào phương tiện vận tải, đường xa giao thông và tác phong làm việc. Ở ngay Thủ đô Hà Nội, nhưng nhật báo hầu như không đến được công chúng trước 7 giờ sáng, còn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì lại là vấn đề nan giải hơn nữa.

Thứ tư, báo in đắt hơn các ấn phẩm truyền thông khác. Mỗi tờ báo, một tháng phải chi tới trên dưới 30 ngàn đồng. Mức chi này không phải nhóm công chúng nào cũng đáp ứng được. Do đó, báo in không chỉ kén chọn công chúng từ bình diện trình độ văn hoá mà còn cả mức sống và điều kiện sống nữa.

Báo in Việt Nam có hạn chế riêng nữa. Đó là chạy theo đưa tin tức nhanh nhưng khả năng chọn lọc kém; đưa tin nhanh và chạy theo giật gân cầu khách hoặc là phớt lờ những tin tức công chúng cần và muốn biết, trong khi khả năng phân tích, lập luận, bình luận kém coi và một chiều cho nên khó thuyết phục công chúng xã hội.

Một thực tế là từ đầu thế kỷ XXI, nhiều tờ báo in trên thế giới đã bị sụt giảm số lượng bản in nhanh chóng. Ví dụ: Le Monde Diplomatique (Pháp) giảm 12% lượng phát hành trong năm 2004; nhật báo Mỹ International Herald Tribune giảm hơn 4%;... Ở Mỹ, trong những năm 2000-2010, riêng ngành báo in đã có 4.000 vị trí công việc bị hủy bỏ, chiếm khoảng 7% chỗ làm việc. Hãng tin Reuters cũng đã công bố cắt giảm 4.500 số nhân viên hưởng lương.

Trong xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình báo chí hiện nay, báo in sẽ phải thích nghi bằng những phương thức kinh doanh, tồn tại và phát triển thích hợp, từ việc viết thế nào cho hấp dẫn, trình bày, thiết kế, in ấn và quản lý ra sao, rồi kết hợp với các dạng thức truyền thông khác như thế nào,... Có thể có nhiều nguyên nhân làm cho báo in sụt giảm số lượng phát hành, mất nhiều việc làm và gặp khó khăn hơn, ngoài sự cạnh tranh gay gắt của các kênh truyền thông hiện đại. Thứ nhất, xu hướng chi phối, kiểm soát ngày càng chặt chẽ của các tập đoàn kinh tế và các thế lực chính trị đã làm cho thông tin trở nên khô cứng và đơn điệu, vốn đã không được cập nhật bằng các kênh như phát thanh, truyền hình, internet với nhiều hình thức trực tuyến, đa nguồn; thứ hai là ở các nước phát triển, loại nhật báo phát không sống nhờ vào quảng cáo) và phát tận nhà trước khi người ta bước ra khỏi cửa nhà lúc sáng sớm ngày càng gia tăng; thứ ba là không ít tờ báo in tự đánh mất mình khi ngày càng đi vào nguỵ tạo sự kiện (như các cơ quan báo chí “a dua” theo chính quyền Mỹ và Anh loan tin rằng Irắc có vũ khí giết người hàng loạt...), chuyện giật gân rẻ tiền và gần đây là sử dụng tự do báo chí của một số tờ báo phương Tây đã xâm hại đến tự do tín ngưỡng của người Hồi giáo, mà ít chú tâm tới việc phát huy thế mạnh của mình là tác động vào nhận thức lý trí, khai thác chiều sâu sự kiện và vấn đề bằng lối viết gần gũi, hấp dẫn cũng như ít chú ý khai thác mảng đề tài bình dân, sát thực với đời sống thường ngày của cư dân.

Báo in trên thế giới đang đứng trước những thách thức lớn về công chúng - thị trường đang cần tìm lối thoát cho sự phát triển. Báo in nước ta cũng đang có biểu hiện thu hẹp thị phần công chúng và đứng trước nguy cơ, thách thức ngày càng lớn hơn, gay gắt hơn. Một số không nhỏ sản phẩm báo chí hoàn toàn bao cấp, không có công chúng - thị trường, khó cạnh tranh bình đẳng đã tìm cách kiếm nguồn thu ngoài thị trường đã ngày càng tạo nên bức xúc trong dư luận xã hội và làm nhà báo trong mắt công chúng.

Mở rộng quá trình công khai, dân chủ hóa đời sống xã hội cùng với việc bảo đảm bình đẳng trước pháp luật, giữ được tính nghiêm minh của pháp luật, xây dựng xã hội minh bạch thông tin, bảo đảm quyền được thông tin của nhân dân là tiền đề cơ bản, quan trọng cho báo chí nói chung, báo in nói riêng phát triển. Mặt khác, nâng cao năng lực hành nghề, tác nghiệp của đội ngũ nhân lực truyền thông đại chúng - nhất là năng lực quản trị cơ sở truyền thông là yếu tố “nội hàm” có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển, đặc biệt là trong những tình huống khó khăn.

2. Phát thanh

  1. Khái niệm báo phát thanh

Vậy phát thanh là gì? Theo Lois Baird, tác giả cuốn Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh của trường phát thanh truyền hình và điện ảnh Australia đã nêu ra và phân tích 11 đặc tính sau đây của phát thanh:

- Radio là hình ảnh;

- Radio là thân mật riêng tư;

- Radio có ngôn ngữ riêng của mình;

- Radio có tính tức thời;

- Radio không đắt tiền;

- Radio có tính lựa chọn;

- Radio gợi nên cảm xúc;

- Radio làm công việc thông tin và giáo dục;

- Radio là âm nhạc.

Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn. phát sóng truyền đi hệ thống tín hiệu âm thanh (bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc ) tác động trực tiếp vào thính giác công chúng - người nghe. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc phản ánh, tái hiện cuộc sống. Thông điệp được mã hoá truyền qua kênh phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp. Tuy nhiên, phát thanh hiện đại - phát thanh internet hay radio online lại cần có định nghĩa khác.

  1. Thế mạnh và hạn chế báo phát thanh - Phát thanh có những thế mạnh mà các phương tiện truyền thông trước nó không thể có được: Thứ nhất, tính toả khắp. Đó là sự quảng bá thông tín nhờ sự phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ của ánh sáng - xấp xỉ 300.000 km/giây. Nhờ đặc tính này, cùng một lúc, phát thanh tác động đến hàng triệu người, chi phối hàng triệu người và thậm chí lũng đoạn hàng triệu người trên khắp hành tinh, không phân biệt biên giới quốc gia, lãnh thổ.

Trong môi trường truyền thông số hiện nay, phát thanh có thể khắc phục được một số hạn chế, phát hành ngày càng rộng rãi trên mạng internet và các phương tiện truyền thông cá nhân.

Thứ hai, thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời. Báo in chỉ cho phép tiếp nhận từng người một, đơn lẻ, còn phát thanh thì hàng triệu người có thể cùng nghe, cùng theo dõi, cùng phản ứng.

Thứ ba, sống động, riêng tư, thân mật. Thế mạnh của phát thanh là sử dụng thế giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc trong việc phản ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục người nghe.

Giọng nói có sức truyền cảm mạnh mẽ, nhờ chất giọng và kỹ năng nói như cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu, diễn cảm. Chương trình phát thanh hướng tới số đông, nhưng người nghe lại nghe radio với tư cách cá nhân, từng người một. Điều này đòi hỏi thiết kế thông điệp và trình bày như nói với từng người.

Thứ tư, phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền. Với công nghệ hiện nay, một chiếc radio chỉ bán với giá vài chục ngàn đồng, hợp với túi tiền đại đa số người dân, lại nghe đủ loại chương trình, từ ca nhạc, sân khấu, hướng dẫn kỹ thuật làm ăn, kỹ năng sống đến tin tức thời sự. Do đó, phát thanh thích ứng với cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân với mức sống thấp như nước ta.

Mặt khác, trong môi trường truyền thông số của xã hội hiện đại, phát thanh thích ứng với nhiều nhóm công chúng đô thị, nhất là nhóm di chuyển bằng xe ô tô.

Thứ năm, phát thanh có thể nghe kết hợp với làm việc khác, không phải tập trung mọi giác quan vào việc tiếp nhận thông tin. Điều này rất có lợi cho nông dân và chị em, vừa làm việc nhà vừa nghe phát thanh.

Thứ sáu, phát thanh đến với mọi đối tượng, không phân biệt trình độ văn hoá cao hay thấp, biết chữ hay không, chỉ cần có khả năng nghe. Đồng thời, phát thanh có khả năng phục vụ giải trí cho công chúng với chất lượng cao qua các chương trình âm nhạc, ca nhạc, văn nghệ.

Thứ bảy, phát thanh có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dân tộc. Tại Nam Phi, trong lúc phát thanh phát 11 loại ngôn ngữ trên sóng phát thanh thì truyền hình vất vả lắm mới chuyển được 3 loại ngôn ngữ lên sóng. Các điệu nhạc, lời ca tiếng hát của các dân tộc, kể cả nhạc dân gian, nhạc pop... trên sóng phát thanh đến với nhân dân các vùng xa xôi hẻo lánh dễ dàng hơn.

Thứ tám, hệ thống phát thanh, truyền thanh lan toả đến tận phường, xã, các ấp dân cư và radio theo bà con lên rẫy vào nương là điều truyền hình, báo in, báo mạng điện tử không thể sánh kịp.

Phát thanh cũng có những điểm hạn chế riêng:

Thứ nhất, do tác động theo tuyến tính thời gian nên có thể nghe đoạn đầu mà bỏ mất đoạn cuối, nếu không tập trung sự chú ý của thính giác liên tục.

Thứ hai, thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ thông tin qua radio khó khăn và hạn chế, mặc dù hiện nay điều kiện ghi âm, bảng từ khá hiện đại. Nhưng khi đã lưu giữ được thì đó là bằng chứng sống động không thể ngụy tạo.

Thứ ba, trên sóng phát thanh, khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp, nhất là việc phân tích những số liệu, bởi thế mạnh của phát thanh là thông tin và cổ động.

Những hạn chế của phát thanh có thể sẽ được khắc phục một cách cơ bản khi radio internet ra đời - không phải nghe một lần, xem một lần (truyền hình) mà có thể xem, nghe bất kỳ lúc nào có thể. Bởi vì internet radio có những đặc điểm vượt trội như: một là, internet radio là kênh truyền thông đa phương tiện; hai là, khác với radio truyền thống, nó cho phép tăng tần suất và biên độ tương tác với công chúng thính giả, kéo người nghe vào cuộc như những cộng tác viên tích cực; ba là, cho phép phát triển các loại dịch vụ đa loại hình, kể cả dịch vụ gia tăng, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn nghe đài bốn là, chương trình phát thanh có độ nén với những hình thức giản lược, tiện ích; năm là, khắc phục được các sự cố nhiều do môi trường tự nhiên, bảo đảm chất lượng thông điệp cao nhất... Mặt khác, internet radio cũng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ tư duy, phong cách, yêu cầu từ nhà báo phát thanh - đòi hỏi ở họ sức bật tư duy, tích hợp đa năng, nhạy bén...

Truyền thống radio trong môi trường công nghệ số đã và đang có nhiều cơ hội phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu hàng phút của công chúng - thính giả.

3. Truyền hình

  1. Khái niệm báo truyền hình

Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa được các thế mạnh của các kênh trước đó, như báo in, phát thanh, điện ảnh...

Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ. Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ, được rút gọn”, được làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức” và làm phong phú hơn về giá trị tinh thần giúp người xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn về những sự kiện và vấn đề của cuộc sống.

  1. Thế mạnh và hạn chế báo truyền hình

Truyền hình có những thế mạnh đặc biệt mà các kênh truyền thông khác không có được:

Thứ nhất, việc chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh với tất cả các màu sắc vốn có của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh sống động đã tạo nên tính hấp dẫn với động vào cả hai giác quan quan trọng nhất của con người là thị giác và thính giác bằng những chất liệu sinh động, tươi mới, tạo cho người xem cảm giác như đang tiếp xúc trực tiếp với người trong cuộc.

Thứ hai, thông điệp trên truyền hình hấp dẫn nhưng lại rất dễ hiểu, thích ứng cho cả nhóm công Việt Nam, nông dân và bà con vùng sâu, vùng xa song chúng có trình độ văn hoá thấp.

Thứ ba, truyền hình có thế mạnh trong việc hướng dẫn các hoạt động, các thao tác, đặc biệt có năng lực cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội của đông đảo công chúng trong một thời điểm nhất định và trên diện rộng.

Thứ tư, truyền hình là kênh truyền thống giao lưu văn hóa với nhiều ưu thế vượt trội, nhất là qua các phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi, quảng cáo..

Cũng như các kênh truyền thông khác, truyền hình có những hạn chế của mình. Thứ nhất, các tín hiệu truyền hình được truyền đi theo tuyến tính thời gian, làm cho đối tượng tiếp nhận bị động hoàn toàn về tốc độ và trình tự tiếp nhận cũng như phải tập trung vào màn hình.

Thứ hai, muốn tiếp nhận chương trình truyền hình phải có máy thu. Với điều kiện kinh tế, mức sống hiện nay, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện mua máy thu hình, nhất là một nước nghèo như Việt Nam, nông dân và bà con vùng sâu, vùng xa cang khó khăn hơn.

Thứ ba, chi phí sản xuất chương trình truyền hình thường rất tốn kém.

Thứ tư, tính tư liệu thấp, khó lưu giữ thông tin cho số đông, mặc dù các điều kiện băng đĩa ghi hình hiện đại hơn và đã được cải thiện.

Thứ năm, tính hai mặt của truyền hình là rõ rệt. Năng lực tác động rất mạnh mẽ, nhất là đối với lớp trẻ. Một cảnh quay, một hình ảnh trên màn hình có thể làm đảo lộn những bài giảng đạo đức trong các nhà trường, trong khi các chương trình truyền hình cho thanh thiếu niên và chương trình giảng dạy trong nhà trường chưa có sự phối hợp nhằm tạo nên sự cộng hưởng tích cực hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện.