Orbital p có tối đa bao nhiêu electron tối đa

Lớp và phân lớp electron

I. Kiến thức cần nắm vững:

1. Lớp electron:

- Trong nguyên tử, các e được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ gần hạt nhân ra ngoài. Các e có năng lượng gần bằng nhau được sắp xếp trên cùng 1 lớp.

- Những e ở lớp trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn những e ở lớp ngoài. Năng lượng của e lớp trong thấp hơn năng lượng e ở lớp ngoài. Năng lượng của e chủ yếu phụ thuộc vào số thứ tự của lớp.

- Thứ tự các lớp e được ghi bằng các số nguyên n = 1,2,3….,7

n =       1         2          3          4          5          6          7

Tên lớp:          K         L          M        N         O         P          Q

- Lớp K có n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất, lớp Q có n=7  là lớp xa hạt nhân nhất.

2. Phân lớp electron:

- Mỗi lớp e phân chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f…

- Các e trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

- Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.Lớp thứ n có n phân lớp e. Tuy nhiên, trên thực tế, với các nguyên tố đã biết, chỉ có số e điền vào 4 phân lớp: s, p, d và f.

Lớp

n

Phân lớp

K

1

1 phân lớp: 1s

L

2

2 phân lớp: 2s, 2p

M

3

3 phân lớp: 3s, 3p, 3d

N

4

4 phân lớp: 4s, 4p, 4d, 4f

O

5

5s, 5p, 5d, 5f

P

6

6s, 6p, 6d, 6f

Q

7

7s, 7p, 7d, 7f

- Các e ở phân lớp s được gọi là các electron s, các e ở phân lớp p được gọi là các electron p….

3. Obitan nguyên tử. Số obitan nguyên tử trong một phân lớp và 1 lớp electron:

- Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào. Có thể hình dung sự chuyển động của các electron như một đám mây điện tích âm. Vùng không gian bao quanh hạt nhân nguyên tử chứa hầu như toàn bộ điện tích của đám mây được gọi là obitan nguyên tử. Obitan nguyên tử [ automic orbital: AO ] là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt [ tìm thấy] electron là lớn nhất, khoảng 90%.

- Số obitan nguyên tử trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5, 7

- Số obitan trong lớp e thứ n là n2 obitan.

- Các obitan s có dạng hình cầu, các obitan p có dạng hình số 8 nổi và được định hướng khác nhau trong không gian. Các obitan d, f có hình dạng phức tạp hơn.

II. Bài tập áp dụng:

Câu 1: Cho các phát biểu:

[1].  Trong nguyên tử, các e được sắp xếp thành từng lớp

[2]. Các e trong cùng 1 lớp có năng lượng bằng nhau

[3]. Năng lượng của các e trên lớp K là thấp nhất

[4]. Các lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết hoa, các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ viết thường

[5]. các e trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.

[6]. Phân lớp d có tương ứng 3 obitan nguyên tử

[7]. Lớp N có 16 obitan.

Số phát biểu đúng là:

A.  3                        B.4                        C.5                             D.6

Câu 2: Trong nguyên tử hidro, electron thường được tìm thấy:

A. Trong hạt nhân nguyên tử

B. bên ngoài hạt nhân nhưng ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.

C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân

D. trong vùng không gian xung quanh hạt nhân, vì electron có thể được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về các obitan trong một phân lớp e

A. Có cùng sự định hướng không gian

B. có cùng mức năng lượng.

C. Khác nhau về mức năng lượng.

D. có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Câu 4: Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng:

A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4                                          

B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4

C. Số obitan có trong lớp N là 9                                                             

D. Số obitan có trong lớp M là 8

Câu 6: Lớp e thứ 3 có tên là:

A. K                                       B. L                              C. M                            D. N

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Dưới dây là hướng dẫn giải bài tập hóa 10 nâng cao trang 34 sách giáo khoa mà Kiến Guru muốn chia sẻ đến bạn đọc. Các bài tập nằm ở trang 34 sgk thuộc vào chương 1: Nguyên tử. Bài viết sắp xếp các bài theo thứ tự giống với trong sách giáo khoa hiện tại, rất phù hợp cho các bạn đọc tiện theo dõi và tra khảo. Mời các bạn cùng khám phá cùng Kiến nhé.

Bài 1 trang 34 SGK hóa 10 nâng cao:

Dãy nào trong các dãy gồm các phân lớp electron đã bão hòa?

A. s1, p3, d7, f12

B. s2, p5, d9, f13

C. s2, p4, d10, f11

D. s2, p6, d10, f14.

Đáp án và hướng dẫn giải:

Đáp án D

Bài 2 trang 34 SGK hóa 10 nâng cao: 

Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử kim loại nào sau đây có electron độc thân ở obitan s?

A. Crom
B. Coban
C. Sắt
D. Mangan
E. Niken

Đáp án và hướng dẫn giải:

Đáp án A

Bài 3 trang 34 SGK hóa học 10 nâng cao

Năng lượng của các obitan 2px,2py,2pz có khác nhau không? Vì sao?

Đáp án và hướng dẫn giải:

Năng lượng của các obitan2px,2py,2pz không khác nhau.

Vì phân lớp p có 3obitan trên cùng 1 phân lớp có mức năng lượng như nhau chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.

Bài 4 trang 34 SGK hóa 10 nâng cao: 

Hãy cho biết số electron đạt được tối đa:

a] Trong các lớp K, N, M.

b] Trong các phân lớp s, p, d, f.

Đáp án và hướng dẫn giải:

Ta có:

a] Số e tối đa trong 1 lớp được tính theo công thức 2n3

+ Lớp K có n = 1 → số e tối đa 2.12 = 2

+ Lớp N có n = 4 → số e tối đa là 2.42=43

+ Lớp M có n 3 → số e tối đa là 2.32=18

b] Trong phân lớp s có 1 obitan → số electron tối đa là 2

Trong phân lớp p có 3 obitan → số electron tối đa là 6

Trong phân lớp d có 5 obitan → Số electron tối đa là 10

Trong phân lớp f có 7 obitan → số electron tối đa là 14

Bài 5 trang 34 SGK hóa 10 nâng cao: 

Sự phân bố các electron vào mỗi obitan nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau được viết đúng qui ước không? Hãy giải thích?

Đáp án và hướng dẫn giải:

a] Viết đúng quy ước.

b] Không viết đúng quy ước [Theo nguyên lí Pau-li: 2 electron trên 1 obitan chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron].

c] Không viết đúng quy ước [Theo nguyên lí Pau-li: 2 electron trên 1 obitan chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron].

d] Không viết đúng quy ước [Theo quy tắc Hun: trong cùng 1 phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau].

e] Không viết theo quy ước [ Theo quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên obitan sao cho số electron độc thân là tối đa]

g] Không viết đúng qui ước. [Theo quy tắc Hun: trong cùng 1 phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và trong các electron này phải có chiều tự quay giống nhau].

Giải thích:Ta xắp xếp các electron vào các obitan dựa theo quy tắc Hun, nguyên lý Pau-li, nguyên lí bền vững mà nó có 

Bài 6 trang 34 SGK hóa 10 nâng cao: 

Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, trật tự năng lượng AO tăng dần theo chiều từ trái qua phải và đúng trật tự từ thấy lên cao theo như dãy sau không?

1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 6s 5d 6p 7s 5f 6d ...

Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng.

Đáp án và hướng dẫn giải:

Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, trật tự năng lượng AO tăng dần theo chiều từ trái qua phải và trật tự từ thấp lên cao theo dãy:

1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 6s 5d 6p 7s 5f 6d ... là sai

Sửa lại là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d

Bài 7 trang 34 sgk Hóa học 10 nâng cao: 

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.

Đáp án và hướng dẫn giải:

Bài 8 trang 34 SGK Hóa 10 nâng cao: 

Nguyên tử Fe có Z = 26. Hãy viết cấu hình electorn của Fe. Nếu nguyên tử Fe bị mất hai electron, nếu mất ba electron thì các cấu hình electron trong đó tương ứng sẽ như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải:

Fe Z = 26: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2

Fe2+ Z = 26: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6

Fe3+ Z = 26: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5


Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn giải bài tập hóa 10 nâng cao trang 34 SGK mà Kiến biên soạn. Dựa vào lời giải của Kiến, các bạn sẽ có thêm một cách trình bày đầy đủ hơn về các bài tập hóa 10. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo cũng như giúp ích cho các bạn ôn luyện để chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác trên trang của Kiến Guru để có thêm nhiều tài liệu bổ ích. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi nhé.

Video liên quan

Chủ Đề