Nhiễm trùng da là gì

Nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể được phân loại thành nhiễm trùng da và mô mềm [SSTI] và nhiễm trùng da cấp tính và nhiễm trùng cấu trúc da [ABSSSI]. SSTI bao gồm

ABSSSI là những nhiễm trùng da do vi khuẩn phức tạp. Chúng bao gồm

Các nguyên nhân chính trong SSTI là liên cầu và tụ cầu [ Streptococcus Nhiễm liên cầu và Staphylococcus Nhiễm trùng tụ cầu ], bao gồm cả tụ cầu kháng methicillin Staphylococcus aureus[MRSA]. MRSA là nguyên nhân phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Hơn một nửa số ca nhiễm trùng da và mô mềm liên quan đến cộng đồng được điều trị ở Mỹ là do phân nhóm MRSA USA300 vào đầu thập kỷ 2010, nhưng loại phụ này hiện đang suy yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ các ca bệnh do MRSA rất khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới. Đặc biệt, vì MRSA có thể đề kháng với nhiều kháng sinh, kháng sinh được khuyến cáo đối với nhiễm trùng da mô mềm phụ thuộc phần lớn vào sự phổ biến hình thái bệnh ở địa phương và các mô hình đề kháng kháng sinh của MRSA.

Các hướng dẫn về chẩn đoán và quản lý nhiễm trùng da và mô mềm của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ [IDSA] khuyến cáo rằng ABSSSI không độc hại từ nhẹ đến trung bình nên được điều trị bằng beta-lactam hoặc clindamycin như một biện pháp bảo hiểm cho liên cầu khuẩn. Bảo hiểm cho MRSA cũng nên được xem xét ở những bệnh nhân có nguy cơ [ví dụ, sau khi bị chấn thương xuyên thấu, nghi ngờ vận chuyển MRSA qua đường mũi, hoặc những người sử dụng thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch]. ABSSSI sinh mủ nếu gây ra triệu chứng nhiễm độc toàn thân [ví dụ: sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh, sưng tấy, bạch cầu cao] là bệnh rất nặng. Nếu vậy, hãy dùng phương pháp nhuộm Gram, nuôi cấy vi khuẩn và điều trị theo kháng sinh đồ. Thuốc kháng sinh được lựa chọn thường là vancomycin. Tuy nhiên, có nhiều lựa chọn khác.

Da chính là một trong những hàng rào giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn. Tuy nhiên, khi có vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng da hay trong những trường hợp vi khuẩn sinh mủ còn được gọi là viêm da có mủ. Vậy đâu là các bệnh nhiễm trùng da mà chúng ta cần chú ý? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm trùng da hay viêm da có mủ là gì? 

Nhiễm trùng da vốn là một tình trạng rất phổ biến mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Nhiễm trùng da có thể được gây ra do vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc ký sinh trùng. 

Tuy nhiên đa số nhiễm trùng da là do vi khuẩn [nguyên phát hoặc thứ phát]. Tác  nhân gây bệnh là tụ cầu vàng [Staphylococcus aureus] hoặc liên cầu tan huyết nhóm A [Streptococcus group A]. 

Khi các vi khuẩn có thể xâm nhập vào da gây ra bệnh lý nhiễm trùng da. Trong những trường hợp vi khuẩn sinh mủ còn được gọi là viêm da có mủ.

Các dạng nhiễm trùng da 

Có nhiều cách để phân chia nhiễm trùng da do vi khuẩn [dựa vào tác nhân gây bệnh, hình thái, vị trí sang thương hoặc theo cơ chế bệnh sinh]. Trong đó chúng ta có thể phân chia nhiễm trùng da do vi khuẩn thành 2 nhóm chính là: 

Nhiễm trùng da tại nang lông bao gồm: 

  • Viêm nang lông do vi khuẩn.
  • Nhọt và nhọt cụm.

Nhiễm trùng da ngoài nang lông gồm: 

  • Chốc.
  • Viêm quầng. 
  • Viêm mô tế bào.

Các bệnh nhiễm trùng da tại nang lông

Viêm nang lông do vi khuẩn

Viêm nang lông do vi khuẩn là tình trạng viêm của nang lông thường nhất là do nhiễm trùng. Trong đó tụ cầu vàng [S.aureus] là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất.

Bệnh viêm nang lông

Các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh là gì? 

Môi trường ẩm ướt, cạo, nhổ, wax lông, sử dụng corticoid tại chỗ. Ngoài ra nguyên nhân có thể do thời tiết nóng, ẩm,.. Bệnh tiểu đường cũng có thể là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển bệnh.

Dấu hiệu nhận biết các dạng viêm nang lông do vi khuẩn: 

Việc phân loại viêm nang lông sẽ dựa vào độ sâu của thương tổn [viêm nang lông nông hay sâu]. 

Bệnh gồm 2 dạng lâm sàng chính là: 

  • Viêm nang lông nông [chốc Bockhart]: Biểu hiện bằng những mụn mủ nông, hình vòm tại nang lông. Sang thương thường tập trung thành cụm, lành không để lại sẹo. Vị trí thường gặp là da đầu, vùng râu, vùng cằm, nách, tay,… 
  • Viêm nang lông sâu: mà phổ biến nhất là viêm nang râu, là tình trạng viêm xung quanh nang lông xảy ra ở vùng râu cằm và môi trên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh là sẩn hồng ban kèm mụn mủ ở trung tâm. 

Nhọt và nhọt cụm

Nhọt: 

Là bệnh lý gây nhiễm trùng da ở toàn bộ nang lông và quanh nang lông. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Bệnh thường tiến triển từ 1 viêm nang lông nông đi trước, có thể tiến triển áp xe hóa. 
  • Vị trí thường xảy ra ở những vùng có lông, nhất là những vùng cọ xát, băng kín, đổ mồ hôi nhiều như cổ, mặt, nách và mông. 
  • Sang thương khởi đầu thường là 1 hay nhiều nốt, sưng, nóng đỏ đau tại nang lông, tiến triển to dần gây đau, mưng mủ sau vài ngày [áp xe hóa]. 
  • Sang thương sau đó vỡ mủ, đóng mài. Triệu chứng đau, phù nề và sưng đỏ sẽ giảm dần sau vài ngày đến vài tuần.

Nhọt cụm: 

Nhiều nhọt tiến triển sẽ hợp lại thành nhọt cụm. Nhọt cụm là sang thương viêm sâu và lan rộng, đau nhiều. Thường gặp ở vùng gáy, lưng, đùi. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Vùng tổn thương biểu hiện bằng mảng đỏ, cứng, bề mặt có nhiều mụn mủ có khuynh hướng lan rộng ra xung quanh nang lông.
  • Ngoài ra bệnh nhân thường sẽ có những biểu hiện toàn thân [sốt, mệt mỏi].

Các bệnh nhiễm trùng da ngoài nang lông 

Bệnh chốc 

Chốc là bệnh nhiễm trùng da nông, thường gặp. Đặc biệt chốc có khả năng có lây nhiễm rất cao. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc do tiếp xúc trực tiếp với đồ vật mang mầm bệnh. 

Chốc xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh thường gặp là tụ cầu vàng [Staphylococcus aureus] và liên cầu tan huyết β nhóm A [Streptococcus pyogenes].

Bệnh chốc

Dấu hiệu nhận biết các dạng của bệnh chốc: 

Dạng lâm sàng thường gặp của chốc là chốc không có bóng nước và chốc bóng nước: 

Chốc không có bóng nước: 

  • Hiện nay, tại các nước đang phát triển như ở Việt Nam, liên cầu nhóm A vẫn là tác nhân thường gặp gây chốc không có bóng nước. 
  • Nhiễm trùng thường xảy ra ở những vùng da có sẵn tổn thương.
  • Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường là những sang thương da mụn nước hay mụn mủ. Sau đó vỡ nhanh, đóng mài tạo thành những mảng đường hồng ban. 
  • Khi bệnh tiến triển lan rộng nhanh ra xung quanh có thể tạo thành những sang thương vệ tinh xung quanh sang thương khởi đầu. 
  • Khi chốc không có bóng nước lành thường không để lại sẹo. 

Chốc bóng nước: 

  • Ít gặp hơn chốc không có bóng nước. 
  • Nguyên nhân gây ra chốc bóng nước thường gặp nhất là tụ cầu vàng. 
  • Bệnh có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng thường ở phần hở nhất là ở mặt, quanh mũi, miệng
  • Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường là những sang thương da mụn nước tiến triển nhanh thành bóng nước chùng, nông, chứa dịch vàng trong hoặc hoặc đục dần tạo thành bóng mủ. 
  • Bóng nước vỡ nhanh trong vòng 1-2 ngày để lại những vết trợt, đóng mài.

Viêm quầng và viêm mô tế bào

Viêm quầng

Viêm quầng là tình trạng viêm mô tế bào nông ở da. Thường kèm viêm mạch bạch huyết gây ra do liên cầu tan huyết nhóm A, hiếm hơn có thể do nhiễm tụ cầu.

Bệnh viêm quầng

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Tổn thương của bệnh là một mảng cứng chắc, phù nề, giới hạn rõ với bờ dốc, kèm nóng, đỏ, đau. 
  • Sang thương có thể lan rộng, xuất hiện bóng nước, bóng mủ trên bề mặt sang thương. 
  • Vị trí thường gặp ở mặt và chi dưới. Ngoài ra bệnh có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi,… 

Viêm quầng có nguy hiểm không?

Bệnh cực kỳ nguy hiểm và nếu không được điều trị. Có thể tử vong do tắc mạch huyết khối, nhiễm khuẩn huyết. 

Viêm mô tế bào: 

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da lan rộng sâu xuống lớp bì và mô dưới da. Tụ cầu vàng và liên cầu là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. 

Biểu hiện của bệnh: 

Biểu hiện lâm sàng gần giống với viêm quầng nhưng giới hạn giữa vùng da bệnh và da lành thường không rõ ràng. 

Viêm mô tế bào có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng đến mô sâu gây áp xe, hoại tử, viêm cân cơ. Thậm chí là những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng như nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng. 

Qua bài viết trên các bạn đã có thể thấy các bệnh lý nhiễm trùng da vô cùng đa dạng và không thể coi thường. Do đó khi có các triệu chứng của bệnh các bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Video liên quan

Chủ Đề