Vì sao thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Mình thấy các mẹ đặt câu hỏi về cộng đồng về tình trạng mang thai em bé bị dây rốn quấn cổ thì có ảnh hưởng gì không? Để giải tỏa những lo lắng của các mẹ bầu về tình trạng này. Các mẹ chịu khó đọc bài này để hiểu rõ hơn về việc dây rốn quấn cổ thai nhi như thế nào và trang bị những kiến thức cần thiết cho mình.

Dây rốn [còn gọi là tràng hoa] quấn cổ rất thường xảy ra, theo thống kê có khoảng 25-30% thai nhi bị dây rốn quấn cổ, do đó các mẹ bầu không nên quá hoảng sợ và lo lắng. Điều quan trọng mà các mẹ bầu cần làm là theo dõi cử động của thai nhi và thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa đúng lịch hẹn định kỳ.

1. Dây rốn quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ [còn gọi là tràng hoa quấn cổ] là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.

2. Vì sao thai nhi lại bị dây rốn quấn cổ?

Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.

3. Làm thế nào để phát hiện bé bị dây rốn quấn cổ?

Chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị dây rốn quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện dây rốn quấn cổ vào tháng thứ 5-6.

Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.

Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.

4. Dây rốn quấn cổ nguy hiểm như thế nào?

+ Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, vì vậy, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong.

+ Khi chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy sau khi sinh với các dấu hiệu co giật, chân tay run..

Lưu ý:

+ Khi siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.

+ Sau sinh nếu trẻ có biểu hiện thiếu oxy cần đưa trẻ đi khám ngay.

5. Thai nhi có thể tự tháo dây rốn quấn cổ?

+ Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ sau đó tự trở lại bình thường.

+ Khi thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn.

Lưu ý: người mẹ cần theo dõi cử động của thai, nếu thấy bất thường cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

6. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ không thể sinh thường?

+ Đối với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh có tràng hoa quấn cổ ít [một vòng] bác sĩ có thể chỉ định sinh thường.

+ Bác sỹ chỉ định sinh mổ trong trường hợp tràng hoa quấn cổ nhiều vòng, thai to, sức khỏe mẹ yếu…

7. Những quan niệm phản khoa học về dây rốn quấn cổ?

Có những quan niệm dân gian cho rằng: bà bầu không nên giết, mổ gà, vịt, lợn vì như thế thai nhi sẽ bị dây rốn quấn cổ. Hoặc khi em bé bị dây rốn quấn cổ rồi, thai phụ có thể bò quanh giường, nhưng phải bò ngược với chiều kim đồng hồ thì dây rốn quấn cổ sẽ tự tuột ra. Hoặc xoa bụng cũng sẽ giúp giải thoát em bé khỏi dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, đây là những đồn thổi không có căn cứ khoa học nào!

Dây rốn thai nhi – những rắc rối liên quan

Sa dây rốn, xoắn dây rốn, dây rốn quấn quanh cổ … là những vấn đề bạn cần lưu tâm khi mang thai.

Khi đi khám thai, phần lớn các mẹ hay hỏi bác sĩ về việc thai nhi có bị tràng hoa quấn cổ không? Vậy có bao giờ bạn tự hỏi bản chất của “tràng hoa” là gì? Để hiểu rõ, chúng ta cùng tham khảo một số vấn đề liên quan đến nó.

Dây rốn là gì?

Dây rốn của thai nhi là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Nó có hình tròn, trơn, mềm và màu trắng, dài khoảng 40 – 60cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Bên trong dây rốn có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch, 3 mạch máu này được bao bọc bởi chất thạch warton

Dây rốn có chức năng gì?

– Dây rốn là cầu nối oxy và dinh dưỡng tới em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Nếu dây rốn hoạt động tốt, bào thai sẽ nhận đủ dưỡng chất để phát triển cho đến cuối quý III của thai kỳ và trong suốt quá trình chuyển dạ.

– Dây rốn còn truyền chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Đó là một trong những lý do tại sao khi mang thai các mẹ không được tự ý dùng kháng sinh mà phải có chỉ định của bác sĩ.

– Dây rốn nhận những chất đào thải từ thai nhi ra ngoài nhau thai.

Có thể nói dây rốn như một trạm trung chuyển dưỡng chất và chất thải từ mẹ sang thai nhi và ngược lại.

Những vấn đề liên quan đến dây rốn

Các vấn đề liên quan đến dây rốn thường phát sinh từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, khi em bé bắt đầu biết đạp và xoay chuyển trong bụng mẹ, gây ra những rắc rối với dây rốn.

– Dây rốn quá ngắn: Dây rốn quấn quanh người bé, nếu dây quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng, máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ.

– Dây rốn quá dài: Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường

– Dây rốn quấn quanh cổ: [tràng hoa quấn cổ]: Theo thống kê có khoảng 30% em bé bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Vì vậy, nếu bé của bạn có rơi vào trường hợp này thì cũng đừng quá lo lắng vì không thể can thiệp gì để cải thiện tình hình dây rốn quấn cổ của bé được. Việc duy nhất nên làm là khám thai định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh thường hay sinh mổ tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một số ít trường hợp dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Nhưng cũng có trường hợp dây rốn được gỡ ra do chính sự chuyển động của thai nhi.

– Sa dây rốn: Là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, thường xảy ra vào giai đoạn thai nhi trên 38 tuần tuổi. Biến chứng này rất nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy khi mẹ chuyển dạ.

Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao thì phải được theo dõi chặt chẽ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

– Xoắn dây rốn

Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Biến chứng này có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Do vậy, nếu thai nhi của bạn bị xoắn dây rốn thì cần theo dõi sát và nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Dây rốn là nguồn tế bào gốc giá trị có thể tận dụng để điều trị khi gặp sự cố, hiện nay, một số gia đình đã tiến hành việc gửi dây rốn thai nhi sau sinh vào ngân hàng tế bào gốc để dùng lúc cấp bách.

Hỏi bác sĩ: Thai 34 tuần, dây rốn quấn cổ, sinh thường hay sinh mổ?

Thưa bác sĩ!

Em đang có thai ở tuần thứ 34, lúc được 32 tuần em đi khám, đi siêu âm cho kết quả em bé có dây rốn quấn cổ. Vậy cho em hỏi, trong trường hợp này có nguy hiểm gì nhiều đến em bé không và em có thể sinh thường được hay bắt buộc phải mổ lấy thai?

Trả lời của bác sĩ sản khoa:

Chào em,

Thông thường, dây rốn quấn cổ là một tình trạng mang tính chất tạm thời ngay tại thời điểm siêu âm. Thai nhi nằm trong buồng tử cung là một vật thể cử động trong môi trường nước nên tình trạng này có thể thay đổi theo thời gian: có trường hợp dây rốn sẽ rời khỏi vùng cổ thai nhi ngay khi siêu âm xong, hoặc dây rốn sẽ quấn thêm nữa…

Trên thực tế, điều quan trọng là bà mẹ sẽ theo dõi cử động của thai nhi để gian tiếp đánh giá sức khoẻ của thai. Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách theo dõi cử động thai.

Dây rốn quấn cổ không phải là một chỉ định phải mổ lấy thai. Nhiều trường hợp vẫn sinh con tự nhiên theo ngả âm đạo và lúc đó mới phát hiện là có dây rốn quấn cổ thai nhi.

[Sưu tầm]

Khi nghe dây rốn quấn cổ em bé, mẹ thường rất lo lắng về những nguy hiểm có thể xảy đến với con. Đặt ra nhiều câu hỏi liệu con tôi có ảnh hưởng gì không? Mẹ nên làm gì cho bé? Và rất nhiều câu hỏi khác. Vậy thực ra tình trạng này có thực sự làm cho mẹ đáng lo lắng? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Dây rốn quấn cổ là gì?

Đây là thuật ngữ được các chuyên gia y tế sử dụng khi có tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi. Tình trạng này có thể xảy ra trong khi mang thai, chuyển dạ hoặc khi sinh nở.

Dây rốn là nguồn sống của bé. Dây rốn cung cấp cho em bé máu, oxy và chất dinh dưỡng mà bé cần. Vì thế bất kỳ vấn đề nào bất thường dây rốn của bé đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên may mắn thay, hầu hết các trường hợp này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tham khảo thêm: Dây rốn: tổng quan và các vấn đề thường gặp

Tình trạng dây rốn quấn cổ thực tế lại rất phổ biến trong thai kì. Thống kê cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh với dây rốn quấn quanh cổ.

2. Những nguyên nhân nào gây ra dây rốn quấn cổ?

Khi đang mang thai, mẹ sẽ biết rõ hơn bất kì ai về mức độ di chuyển của trẻ sơ sinh bên trong tử cung! Bé nhào lộn là một yếu tố lớn dẫn đế tình trạng dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khác làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng này.

Hình ảnh dây rốn quấn cổ

Trên thực tế, các mạch máu trong dây rốn nhiễm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé được bảo vệ xung quanh bởi một chất đệm, được gọi là Wharton’s jelly. Với lớp đệm này sẽ giữ cho mạch máu trong dây rốn được bảo toàn. Cho dù dây rốn có quấn quanh cổ, hoặc thắt nút mức độ vừa phải, mạch máu trong dây rốn vẫn đảm bảo được nhiệm vụ cung cấp đầy đủ máu cho em bé.

Những yếu tố khác bao gồm:

  • Mẹ sinh đôi hoặc sinh ba
  • Quá nhiều nước ối trong buồng ối [đa ối]
  • Dây rốn quá dài
  • Cấu trúc dây rốn mềm, kém đàn hồi

Một điều mẹ lưu ý rằng không có cách nào để phòng ngừa dây rốn quấn cổ. Và tình trạng này hoàn toàn không phải lỗi hoặc bất kì điều gì mà mẹ làm.

Điều may mắn rằng dây rốn quấn cổ hiếm khi gây nguy hiểm. Nếu em bé có, mẹ thậm chí sẽ chẳng cảm nhận được gì trừ khi có xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, biến chứng là rất hiếm. Đa số trẻ vẫn sinh ra khỏe mạnh và an toàn dù dây rốn quấn nhiều vòng.

3. Dây rốn quấn cổ được chẩn đoán bằng cách nào?

Tình trạng này chỉ có thể được chẩn đoán bằng siêu âm. Tuy nhiên, một số trường hợp, siêu âm có thể rất khó phát hiện. Ngoài ra, siêu âm chỉ có thể xác định được có dây rốn quấn cổ mà không thể nói được rằng tình trạng này có gây nguy cơ nguy hiểm cho em bé hay không.

Dây rốn quấn cổ có thể chẩn đoán được trong giai đoạn thai kỳ

Nếu được chẩn đoán có dây rốn quấn cổ trong thai kỳ, điều quan trọng là mẹ đừng hoảng sợ. Thực tế, dây rốn có thể trở lại bình thường trước khi bé sinh ra. Nếu dây rốn không trở lại bình thường, bé vẫn có thể được sinh ra an toàn và khỏe mạnh. Trong lúc chuyển dạ, luôn có máy monitor theo dõi tim thai của bé. Nếu có xảy ra biến chứng bác sỹ sẽ nhận định và sẽ có xử trí phù hợp để đảm bảo an toàn cho em bé.

4. Việc quản lý thai nghén tiếp theo sẽ như thế nào?

Không có cách nào để cần can thiệp gì thêm khi có tình trạng dây rốn quấn cổ. Thông thường, mẹ vẫn sẽ sinh em bé bình thường dưới sự theo dõi của bác sĩ. Sau khi sinh, em bé sẽ được tháo và cắt dây rốn. Đây không phải là trường hợp cần thiết để cần sinh em khẩn cấp.

5. Biến chứng nào có thể xảy ra?

Mẹ hãy lưu ý rằng biến chứng từ dây rốn quấn cổ là cực kì hiếm. Điều quan trọng rằng mẹ đừng quá hoảng hốt và lo lắng. Hãy chia sẻ với bác sĩ về bất kì mối lo ngại nào của mẹ.

Biến chứng thường xảy ra nhất trong quá trình chuyển dạ. Dây rốn có thể bị nén lại [áp lực] khi tử cung co thắt. Việc này làm giảm lượng máu bơm đến em bé. Monitor theo dõi tim thai sẽ biểu hiện rớt tim thai [nhịp tim thai giảm đi].

Số nhịp tim thai sẽ được nhìn thấy trên màn hình monitor theo dõi

Với sự theo dõi chặt chẽ, đội ngũ đỡ sanh sẽ phát hiện ra. Khi theo dõi thấy tim thai rớt với thời lượng đáng kể, bác sỹ có thể đề nghị sinh mổ khẩn.

Trong một số trường hợp hiếm, tình trạng dây rốn quấn cổ cũng có thể dẫn đến giảm chuyển động của thai nhi. Điều này dẫn đến giảm phát triển nếu tình trạng này xảy ra sớm trong thai kì hoặc làm cho ca sinh nở phức tạp hơn.

6. Phần kết:

Trong phần lớn các trường hợp, dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho mẹ và con. Trong một số trường hợp hiếm hoi khi các biến chứng xảy ra, đội ngũ đỡ sanh sẽ phát hiển và xử trí phù hợp. Vì thế trẻ thường được sinh ra an toàn dù có biến chứng xảy ra.

Điều quan trọng mẹ cần biết rằng tình trạng này không thể phòng ngừa được. Nếu em bé có dây rốn quấn cổ, cách tốt nhất là đừng quá lo lắng về tình trạng này. Thêm căng thẳng sẽ không tốt cho mẹ và cả con. Nếu vẫn còn căng thẳng, hãy chia sẻ với bác sỹ về bất kì điều gì mẹ còn lo ngại.

Tác giả: Hoàng Yến

Tham vấn Y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề