Song hà là ai

Ngay sau đó, Song Hà nhận được sms đe dọa phải gỡ bỏ, khủng bố tinh thần và tính mạng. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với anh quanh ký sự này, cũng như sự việc anh bị đe dọa khủng bố để rộng đường dư luận.

Chào Song Hà, những ngày qua hẳn là những ngày như sống trong “chiến sự” của anh vì những tin nhắn đe dọa khủng bố? Được biết, đoạn chia sẻ cảm nhận với tiêu đề “Vì sao em khóc” về “Ký sự Syria” của anh đã ngay lập tực gây một cơn bão mạng với hơn 16.000 lượt like, hơn 2.000 lượt share và comment. Với giọng văn châm biếm, hài hước, Song Hà đã nhận được không ít sự thích thú của cộng đồng mạng, nhưng bên cạnh đó có những ý kiến cho rằng nhận xét của anh về “Ký sự Syria” của VTV 24 và đặc biệt là những cảm nhận về nhà báo Lê Bình trong ký sự là sự ‘làm quá’ của anh? Anh nghĩ sao về điều này?

Nhà văn Song Hà với những chia sẻ đang rất hot trên mạng xã hội

- Thực ra tôi là người hiếm khi xem tivi, trừ khi trên tivi có bóng đá, nên khi VTV24 phát ký sự này tôi không hề hay biết. Chỉ khi lướt trên diễn đàn Otofun, đọc ý kiến cảm nhận của một “cụ” thành viên về clip này, tôi mới xem lại trên mạng. Tôi cũng đã đọc lướt qua rất nhiều bình luận của các thành viên Otofun.

Có người bình luận hài hước, có người gay gắt, thậm chí có rất nhiều người mỉa mai ekip làm phim khi cho rằng đây là một tour du lịch mạo hiểm miễn phí của Lê Bình và cộng sự. Sau khi đọc xong bình luận, tôi lập tức viết ngay status với giọng điệu trào phúng và “tưng tửng” như thường thấy. Còn nếu nhận xét là “làm quá” hay không, điều đó tùy thuộc sự cảm nhận của mỗi người. Văn tôi dù viết về ai, và về vấn đề gì, vẫn luôn vậy. Tôi không hề ghét chị Lê Bình, tôi chỉ không thích một số hình ảnh trong các chương trình mà chị ấy từng làm, vì vậy status nói trên tôi cũng đã chọn cách diễn đạt hài hước, nhẹ nhàng nhất có thể để không khiến chị tổn thương.

Về tin nhắn đe dọa khủng bố? Anh có ý định đi đến cùng việc này không? Và theo anh tin nhắn đó xuất phát từ động cơ gì? Anh có nghi ngờ ai đứng sau vụ này không?

- Sau khi đăng bài viết đó được một ngày, khi đang cà phê với bạn bè ở Vinh thì tôi nhận được tin nhắn đe dọa. Tôi đã đưa tin nhắn và số điện thoại kia lên ở phần comment và tham khảo ý kiến mọi người rằng nên làm gì với nó.

Rất nhiều người sau đó đã gọi vào số máy kia nhưng họ không nghe máy. Sự việc chưa có gì phức tạp nên tôi coi như chỉ là một lời đe dọa của một anh hùng bàn phím nào đó. Tôi bán sách online nên số điện thoại công khai, vì vậy kẻ nào đó đứng sau, hay động cơ gì thì…chịu. Đến số của cảnh sát 113 còn bị đe dọa thì tôi đã là cái gì [cười].

Từng là một phóng viên với rất nhiều những thể loại khác nhau anh từng tham gia. Vậy theo anh một ký sự để đến được trái tim độc giả ký sự đó cần điều gì quan trọng nhất?

- Tôi nghĩ rằng nhiều phóng viên đang mơ hồ giữa các khái niệm. Ký sự là gì? Phóng sự là gì? Đọc qua nhiều comment của một số bạn phóng viên, tôi biết họ chưa phân biệt nổi sự khác nhau của các thể loại báo chí, nhất là báo hình. Bộ phim của VTV 24 “Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến”, theo tôi thuộc thể loại… du ký hơn là ký sự, vì tính tản mạn, tùy hứng và chủ quan quá nhiều.

Chưa kể khi xem chúng ta có cảm giác tác giả “diễn” với khán giả hơi “sâu”. Một ký sự về chiến tranh không nên đi theo lối mòn là mô tả sự khủng khiếp, tàn khốc bằng những hình ảnh tang thương hay man rợ của nó. Thứ mà người xem cần nhất về phim cuộc chiến Syria đó là họ muốn biết chiến tranh từ đâu ra, bản chất của nó là gì, cán cân lực lượng của các phe phái trên chiến trường như thế nào và xung đột đang diễn biến ra sao.

Tôi đang xem lại bộ phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam – những hình ảnh chưa được biết đến” của đài TH Pháp, và điều tôi thích thú, ấn tượng nhất không phải là những cảnh moi tim hay chặt đầu rùng rợn, mà chính là cách họ dẫn dắt người xem từ những câu chuyện rất nhỏ nhặt như sỹ quan Mỹ dạy binh lính cách phân biệt rắn độc, cách để nhận dạng Việt Minh, những giây phút bình yên và mệt mỏi của lính chiến bên cánh đồng khô cháy, những bức thư tình chan chứa nhớ mong và yêu thương của một cô gái hậu phương…

Những câu chuyện và hình ảnh đó thực sự đi vào lòng người xem, dễ dàng đánh thức và khơi gợi cảm xúc của mọi người. Đó chính là tính nhân văn của một tác phẩm báo chí mà không phải ai cũng làm được.

Xung quanh những ồn ào về "Ký sự Syria: Góc nhìn từ bên trong cuộc chiến" phần 1 phát sóng tối 24.7, nhà báo Lê Bình cho rằng "Ký sự Syria" trong khuôn khổ một tác phẩm báo chí đã có những điều làm được và chưa làm được, nhưng sự việc đang bị thổi phồng và đẩy đi quá xa so với những gì chị và ê-kíp có thể lường được. Có ý kiến cho rằng người của VTV rất bản lĩnh và không bao giờ có chuyện nhắn tin khủng bố như vậy. Anh có đồng tình với việc này không?

- Tôi tin những người ở VTV24 không liên quan việc này. Họ là một tập thể, một cơ quan uy tín nên không dại gì làm những việc kiểu vậy. Bản thân chị Bình cũng đã nói chuyện với bạn bè qua inbox về tin nhắn kia, trong đó chị thể hiện sự phản đối với những lời đe dọa bất cứ từ ai. Tôi cũng tin chị Lê Bình không “ghét” tôi, vì chưa thấy chị ấy lên tiếng hay… chặn facebook tôi. Điều này cho thấy ít nhiều chị ấy có tinh thần cầu thị, hoặc cũng có thể chị không “chấp” bài viết của tôi [cười].  

Bài viết của Song Hà được chia sẻ trên trang cá nhân

Nếu cho anh lựa chọn một lần nữa, anh có tiếp tục viết những chia sẻ để gặp phải không ít “phiền nhiễu” như vậy không?

- Có lẽ tôi sẽ phải cân nhắc trước những đề tài “nhạy cảm”, hoặc chọn lối diễn đạt khác. Nhiều người vẫn “khen” tôi đanh đá quá, biết sao được khi giọng tôi nó vẫn thế, kể cả khi tôi viết về bạn bè, người thân.

Anh nghĩ gì về nhà báo Lê Bình?

- Chị ấy là một người thông minh, dám nghĩ, dám làm. Nếu tiết chế bớt cái tôi của mình, tôi nghĩ chị ấy là một nhà báo giỏi.

Chân thành cảm ơn anh về những chia sẻ rất thẳng thắn, chúc anh sức khỏe và thành công hơn nữa trong sự nghiệp cầm bút!

Thảo Thảo [Người Đưa Tin]

Đang tải Player đọc truyện...

Những con người - những mảnh đời

Nhật ký xe ôm

Ngày… Sáng, dắt xe “đi làm”. Đi được một đoạn ngó kim xăng thấy gần kịch vạch đỏ, mồ hôi toát ra như tắm, lo lo là, không biết có kịp lết đến tòa soạn không. Đi ngang qua quán bún bò mùi nước xương thơm điếc cả mũi, nuốt nước bọt ừng ực. Đói quá, lát lấy tiền nhuận bút xong phải ghé vào quán nào đấy đá ngay bát bún mới được, chỗ còn lại để một ít đổ xăng, ăn cơm bụi, mua tập giấy A4 nữa là hết. Cuối cùng thì con dream lùn, bô kêu như công nông đầu ngang cũng lê lết được đến tòa soạn. Bãi để xe toàn xe ga đắt tiền. Lão bảo vệ nhìn nhìn một lúc hất cằm hỏi “Đi đâu đấy?” Cái bộ dạng mình chán thật, đi đâu cũng để lộ dáng vẻ rúm ró của một kẻ thất nghiệp, đến bảo vệ cũng lên mặt rẻ rúng. Lên phòng tài vụ ở tầng hai, vừa thò mặt vào ông trả tiền nhuận bút đã nở nụ cười như trêu ngươi, xong dõng dạc nói “Chưa có cháu ạ!” Mấy người trong phòng nhìn mình như rớt từ trên trời xuống, muối hết cả mặt. Thui thủi bước xuống cầu thang, tiền không một xu dính túi trong khi xe hết xăng, bụng lép kẹp, bữa ăn gần đây nhất là trưa hôm qua với một gói mỳ tôm Hảo Hảo mua chịu ở hàng tạp hóa đầu ngõ. Đi đâu bây giờ? Ngày... Ngồi quán cà phê, xin cốc nước chè nhâm nhi giết thời gian. Em nhân viên đặt cái phịch ca nước lên bàn bảo “Gọi cốc cà phê mà ngồi từ sáng đến trưa, anh uống thì tự rót lấy”. Cũng hay ngồi cái quán này chỉ vì vừa tiện đường lại vừa rẻ. Nhiều hôm ngồi từ sáng đến chiều, nhìn lướt mấy tờ báo xem có chỗ nào làm thêm không, uống đâu bảy hay tám ly trà đá nhạt toẹt, bắn bi thuốc lào… đợi hết “giờ làm” thì về. Ngồi dai đến nỗi chủ quán đi qua là lườm, vênh mặt rất khó chịu. Tặc lưỡi, mình thì sao cũng được, chỉ sợ về sớm người yêu lại buồn vì phát hiện ra đang yêu phải một thằng thất nghiệp.Ngày… Phụ huynh của người yêu ra thăm con gái, tiện thể ghé qua xem nơi ăn chốn ở của thằng con rể tương lai. Đứng trước cổng, phụ huynh hỏi: - Cháu ở cái nhà ba tầng kia à? - Dạ không ạ, đó là nhà bà chủ, nhà cháu nhỏ nhỏ lợp brô xi măng ở ngay cạnh đó ạ. Vào đến phòng, phụ huynh đảo mắt nhìn xung quanh: một cái bếp dầu, một quạt điện con cóc, mấy bộ quần áo cũ treo trên tường và hai cái cốc uống nước… phụ huynh chép miệng: - Thế này mà cưới nhau thì chúng mày sống kiểu gì? Rót cốc nước lọc đưa cho “bố” rồi bảo: - Bác yên tâm, khi nào làm nên sự nghiệp bọn con mới nghĩ đến chuyện đó. “Bố” thở dài ba cái và không nói gì thêm. Buổi tối, chuẩn bị đi ngủ thì nhận được tin nhắn của bố nàng. Nội dung rất súc tích “Cháu tiếp tục theo đuổi sự nghiệp đi và hãy tha cho con gái bác. Cảm ơn cháu”. Ngày… Dắt xe đi làm. Hôm qua suýt đánh nhau với thằng đồng nghiệp vì tranh nhau một bà khách. Nó bảo: - Mày lính mới đừng có loi choi, bố mày xe ôm tám năm ở chỗ này rồi, thích chết không? - Thế mày nghĩ tao khát sống lắm hả? Khách đi xe như con vịt giời, đứa nào úp được thì úp, hết cách mới ra đứng đường - đừng dọa nhau. Nó thấy mình to hơn, với cả mắt mình lừ lừ nên chửi bâng quơ mấy câu rồi im. Xế chiều, có em gái xuống ở điểm xe buýt nói muốn thuê xe ôm đi Hà Đông. Mặc cả ba chục xong, nó tròn mắt bảo: - Ơ, em thấy anh quen quen! Có phải anh là Hoành, con ông Tráng xóm Thượng không? Mình hơi giật mình, trả lời: - Phải, nhưng em kín miệng hộ anh, về quê đừng nói cho ai biết anh chạy xe ôm. Nó bĩu môi nói: - Xe ôm cũng là nghề kiếm sống đàng hoàng, trộm cắp chi mà phải giấu? Mình ghé tai nó nói: “Nhưng em ơi, trong mắt mấy đứa em ở nhà anh là một hình mẫu, là niềm tự hào của chúng nó, của gia đình… không thể chạy xe ôm được!” Đến Hà Đông. Xuống xe, trả lại mũ bảo hiểm, em gái hỏi nhỏ: - Rứa về quê em nói anh mần nghề chi? - Em nói anh vẫn sống rất tốt ở Hà Nội là được. Nó “dạ” rồi cúi đầu bước đi. Tối về gọi điện hỏi thăm sức khỏe gia đình. Bố nói to trong điện thoại “Chúc con sức khỏe và công tác tốt. Con là niềm tự hào của gia đình mình!”

Tắt điện thoại. Nước mắt bây giờ mới kịp ứa ra, cay xè…

Video liên quan

Chủ Đề