Ổn định kinh tế vĩ mô là gì

Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã xem xét thông qua Kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm 2021-2025. Trong quá trình thảo luận, các đại biểu đều cho rằng mục tiêu hàng đầu cho giai đoạn tới là ổn định kinh tế vĩ mô góp phần tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế và là nền tảng cho tăng trưởng.

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Tp.Hải Phòng về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, bối cảnh của 05 năm tới bên cạnh các nội dung đánh giá trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong Văn kiện Đại hội, có 2 điểm cần phải có nhận thức sâu hơn.

Một là, dịch bệnh COVID-19, nhất là với biến thể Delta, Delta-Plus diễn biến phức tạp hơn hình dung ban đầu. Như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tác hại của dịch COVID-19 còn rất phức tạp và còn có thể kéo dài. Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay thế giới đối phó với dịch COVID-19 quan trọng nhất là vaccine. Trong báo cáo của Chính phủ trước đây cũng mong muốn đạt được miễn dịch cộng đồng qua tiêm phòng vào khoảng cuối năm nay [2021] hoặc đầu năm sau nhưng đến nay đã phải điều chỉnh lại đến hết quý II/ 2022. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025 mất năm rưỡi là năm 2021 và nửa năm 2022 vừa phải sản xuất, vừa phải phòng chống, dịch, rồi đến giai đoạn phục hồi. Vì thế để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đã phải nỗ lực phấn đấu rất lớn và như Báo cáo của Chính phủ đề cập là cố gắng bứt phá ở những năm cuối. Điều này đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của cả hệ thống chính trị, chung sức đồng lòng thì mới hoàn thành thắng lợi được Nghị quyết của Đại hội.

Hai là, do hiệu ứng của suy giảm kinh tế theo chu kỳ và chính sách siêu nới lỏng của Hoa Kỳ và các nước Châu Âu cho nên bất ổn về tài chính, nợ công, cũng như yếu tố lạm phát trong dài hạn tiềm ẩn rủi ro khá lớn, đi kèm là bong bóng tài sản, giá cả tăng khá nhiều và thị trường bất động sản cũng có lúc sốt. “Cho nên áp lực về ổn định kinh tế vĩ mô rất lớn”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, năm nay có thể kiểm soát được lạm phát dưới 4%, vì sức cầu còn yếu, 6 tháng đầu năm tổng mức hàng hóa bán lẻ dịch vụ khoảng 4,9%, nên lạm phát chưa thấy rõ. Tuy nhiên nếu tình hình giá cả thế giới và áp lực như trên thì những tháng cuối năm, năm sau phải tính toán thêm để đối phó với rủi ro bất ổn.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, vì vậy phải coi trọng yếu tố phát triển bền vững trong 5 năm tới đây. Theo đó, bền vững ở đây cả về kinh tế, xã hội và môi trường, một bên là sản xuất, một bên là đời sống sinh kế người dân và an sinh xã hội cho người dân. Đồng thời, phải coi ổn định vị vĩ mô là mục tiêu hàng đầu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận Tổ

Chỉ rõ giữ được ổn định vĩ mô là những thứ khác gỡ được, Chủ tịch Quốc hội lý giải qua 5 năm vừa rồi, kinh tế vĩ mô của nước ta đạt được những kết quả rất tốt góp phần kiểm soát tình hình. Trong bối cảnh dịch bệnh, nếu giữ được ổn định vĩ mô thì vẫn có thể bứt phá thực hiện tăng trưởng nhưng nếu nếu dịch bệnh mà kiểm soát vĩ mô bất ổn thì sẽ rất gay go. Do đó, kết luận của Hội nghị Trung ương 3 cũng đã nhấn mạnh về ổn định kinh tế vĩ mô, chất lượng tăng trưởng và phát triển nhanh nhưng phải đảm bảo tính bền vững.

Cùng quan điểm, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh cho rằng kết quả về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 5 năm vừa qua đạt được trên một yếu tố rất quan trọng là bền vững. Tính bền vững này sẽ cho thấy bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn 5 năm tới phải hết sức lưu ý. Đó là duy trì được sự ổn định của kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế được kiểm soát rất tốt và củng cố được nền tảng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng nhất để tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam và khả năng chống chịu đó được thử thách qua đợt dịch vừa rồi. Ngoài ra, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cũng cho rằng bên cạnh nền tảng vĩ mô được củng cố và tăng cường thì hệ thống khuôn khổ pháp lý, pháp quy cùng với môi trường kinh doanh, cải cách hành chính của ta thực chất hơn rất nhiều. Đây là những yếu tố đặc biệt rất quan trọng khẳng định được kết quả cho nhiệm kỳ vừa qua.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng nêu rõ, chúng ta có thể đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn nếu trên một nền tảng không để xói mòn các yếu tố vĩ mô. Để vừa duy trì được tăng trưởng cao, vừa bền vững đòi hỏi phải củng cố được các nền tảng trên một cách rất căn cốt. Đây là điểm cần phải đặc biệt quan trọng và cần phải hết sức quan tâm trong việc hoạch định và thực thi các chính sách trong giai đoạn 5 năm tới, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Do đó, yếu tố xuyên suốt cho nhiệm kỳ và về lâu dài là vẫn tiếp tục phải kiên trì mục tiêu ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, dựa trên một nền tảng rất vững chắc về kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đề cập vẫn còn những điểm tồn tại, hạn chế như thể chế phát triển chưa đồng bộ, hạ tầng còn yếu, đặc biệt hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế như hạ tầng giao thông, các điểm nghẽn cho phát triển về mặt thể chế, thực tế ở các địa phương cũng chưa được giải quyết một cách căn cốt. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng cho rằng những vấn đề này nếu tháo gỡ được sẽ tạo được nguồn lực rất lớn cho phát triển.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh

Theo Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, sau khi Quốc hội có Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ phải tập trung rất cao, bám sát kết luận của Hội nghị Trung ương 3 cũng như Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội 5 năm để triển khai các giải pháp đồng bộ và khả thi ở trên thực tế. Trong đó, khi nói đến hoàn thiện, đồng bộ khuôn khổ pháp lý, pháp quy cho phát triển cần phải làm rõ hơn nữa điểm nghẽn pháp lý, thể chế nằm ở điểm nào, nằm ở khâu nào. Những vấn đề gì vướng luật phải có đề xuất, kiến nghị cụ thể có thể sửa luật hoặc xin phép báo cáo Quốc hội để ban hành Nghị quyết về thí điểm một số các cơ chế, chính sách đối với những vấn đề mới. Đối với những vướng mắc ở khâu tổ chức thực hiện, ở các văn bản dưới luật, nghị định, thông tư cũng phải có đánh giá rất kỹ và đề xuất những biện pháp rất cụ thể.

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng lưu ý, thực tiễn cho thấy, nếu không thể chế hóa được những đường lối của Trung ương, của Đảng vào các văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ không có một khuôn khổ pháp lý để cho phát triển, không thể xử lý được những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của đất nước. Đối với vấn đề thể chế là phải rất cụ thể, có lộ trình, ở các cấp báo cáo Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành phải tập trung để xử lý. Cho nên Kế hoạch 5 năm Chính phủ phải rất cụ thể về vấn đề thể chế, những gì đề xuất vượt thẩm quyền, những gì nằm trong thẩm quyền của Chính phủ để có kế hoạch xử lý một cách triệt để.

Ngoài, ra, trong bối cảnh rất khó khăn như hiện nay phải triệt để, kiểm soát chặt chẽ chi thường xuyên và mở rộng cơ sở thu để đa dạng được nguồn thu, chống thất thu, cùng với đó là dành ưu tiên cho nguồn lực đầu tư phát triển và công tác phòng chống, dịch./.

Khái niệm kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế học vi mô hay là kinh tế tầm nhỏ [Tiếng Anh: microeconomics], là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.

Khái niệm vĩ mô là gì?

1. Vĩ mô là gì? Thông thường, "vĩ mô" là từ dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hoặc rất lớn, tuỳ vào cách sử dụng thì "vĩ mô" có thể mang chức năng của một danh từ hoặc tính từ.

Tại sao phải học môn kinh tế vĩ mô?

Kinh tế vi mô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích và nghiên cứu mối quan hệ giữa cung và cầu. Khi có sự mâu thuẫn giữa cung và cầu thì kinh tế học vi mô sẽ giúp chúng ta tìm ra mức sản lượng tối ưu mà tại đó người sản xuất có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa.

Mục tiêu kinh tế vĩ mô là gì?

Theo nghĩa rộng, mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là cung cấp một môi trường kinh tế ổn định, có lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững, từ đó tạo ra việc làm, sự giàu có cho quốc gia và cải thiện mức sống cho người dân.

Chủ Đề