Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình là gì

Đất đai – nguồn tài nguyên quan trọng của Việt Nam, vì thế pháp luật Việt Nam đã xác định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại diện quản lý. Vì vậy, để tạo cơ chế bảo vệ đất đai cũng như quyền lợi của người dân thì Nhà nước đã quy định, ban hành những giấy tờ pháp lý quan trọng liên quan đến đất đai và trong đó, có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Vậy giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là gì và pháp luật đã quy định như thế nào về loại giấy này. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau.

I. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Hiện nay, Luật đất đai 2013 chỉ có quy định về khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Từ đó, có thể hiểu giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng, thể hiện quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người dân. Đây cũng là cơ sở để nhà nước bảo vệ quyền lợi của người sở hữu, đồng thời là căn cứ để xác định trách nhiệm thuế và các nghĩa vụ khác liên quan đến tài sản. Với bối cảnh hiện nay, việc có giấy chứng nhận này không chỉ giúp người dân yên tâm trong việc sử dụng và khai thác tài sản mà còn góp phần vào việc duy trì trật tự an ninh xã hội.

II. Quy định pháp luật về giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

1. Điều kiện để giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật đất đai 2013 thì tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có thể là nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Do vậy, điều kiện để một tài sản được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là phải thuộc một trong các tài sản trên và đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 104 Luật đất đai 2013 về các trường hợp được cấp giấy này.

2. Cơ quan có thẩm quyền giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013 và Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có thể là:

+ Văn phòng đăng ký đất đai.

+ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

+ Sở tài nguyên và môi trường.

+ Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Bộ tài nguyên và môi trường.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Tài sản gắn liền với đất bao gồm những tài sản đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên, hiện nay, tài sản gắn liền với đất được nhiều người sử dụng đất quan tâm đó chính là nhà ở. Vì vậy, chúng tôi sẽ trình bày về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Luật đất đai 2013 và từ Điều 31 đến Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục thực hiện được quy định như sau:

- Hồ sơ, bao gồm:

+ Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

+ Các giấy tờ hợp pháp về nhà ở như: hợp đồng mua bán nhà, bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hợp đồng tặng cho…

+ Các giấy tờ về nhân thân: Căn cước công dân…

Lưu ý: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần phải có giấy tờ về mua bán hoặc nhận thừa kế nhà nước hoặc sở hữu qua các hình thức khác như nhận chuyển nhượng căn hộ chung cư…

III. Một số lưu ý về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

1. Nhà xây sai phép có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không?

Với trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, nhà xây sai phép vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

2. Nếu chủ sở hữu đã tiến hành khắc phục việc sai phép trên thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không?

Như đã trình bày, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, việc xây dựng đảm bảo an toàn và phù hợp quy hoạch xây dựng có thể được cấp giấy. Cho thấy, Nhà nước đã tạo cơ hội cho người dân thực hiện quyền của mình. Vì vậy, khi chủ sở hữu nhà đã tiến hành khắc phục sai phạm, căn cứ vào “kiểm tra nhà ở” tại thời điểm hiện tại nếu đáp ứng quy định trên thì vẫn được cấp giấy này.

3. Đã có thông báo thu hồi đất thì có được chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất hay không?

Theo quy định của pháp luật thì tài sản gắn liền với đất [bao gồm nhà ở] đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không được cấp chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất cụ thể là nhà.

4. Xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở trong trường hợp đồng sở hữu ra sao?

Hiện nay, pháp luật đất đai không cấm việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất trong trường hợp đồng sở hữu. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất thì người sử dụng đất là đồng sở hữu cần phải kê khai thông tin đầy đủ để pháp luật ghi nhận. Và việc kê khai tất cả người đồng sở hữu sẽ giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của chính họ và tránh được tranh chấp sau này.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Trên đây là những thông tin xoay quanh về giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Giấy tờ nhà gọi là gì?

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay còn gọi là giấy hồng hay sổ hồng là một văn bản [loại giấy tờ] do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ nhà [chủ sở hữu] xem như là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với căn nhà [bất động sản] của mình.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất là gì?

" Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tiếng Anh là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiếng Anh là Certificate of land use rights and ownership of houses and other land-attached assets.

Đất sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

Cụ thể như sau: Sổ đỏ là Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, có bìa màu đỏ nên hay gọi là sổ đỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Sổ hồng là Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và Quyền sở hữu đất ở, có bìa màu hồng nên hay gọi là sổ hồng được Bộ Xây dựng ban hành.

Chủ Đề