Những cách kết hợp từ bài thơ mùa xuân chín

  • 1. Tìm hiểu chung bài thơ “Mùa xuân chín”
    • 1.1. Tác giả
    • 1.2. Tác phẩm
  • 2. Hướng dẫn đọc hiểu “Mùa xuân chín”
    • 2.1. Câu 1 trang 52
    • 2.2. Câu 2 trang 52
    • 2.3. Câu 3 trang 52
    • 2.4. Câu 4 trang 52
    • 2.5. Câu 5 trang 52
    • 2.6. Câu 6 trang 52

Bài thơ Mùa xuân chín nói về nơi làng quê thanh bình có “làn nắng ửng khói”. Thông qua đó, tác giả còn gửi gắm tình yêu quê hương thắm thiết. Các em muốn tìm hiểu thêm về điều này hãy dành thời gian đọc ngay bài viết sau.

1. Tìm hiểu chung bài thơ “Mùa xuân chín”

Để soạn bài thơ “Mùa xuân chín” chúng ta cần tìm hiểu rõ về tác giả, tác phẩm. Đây cũng là thông tin quan trọng giúp các em viết phần mở bài trong mọi đề thi.

1.1. Tác giả

Hàn Mặc Tử sinh năm 1912 mất năm 1940 có tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh ra ở huyện Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ông qua đời trong thời gian điều trị bệnh phong tại nhà thương Quy Hoà.

Tác giả Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử đại diện cho phong trào thơ mới, nhân vật trụ cột của Trường thơ Loạn Bình Định. Trong thơ ông luôn bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt và cảm xúc đẩy đến tột cùng. Hơn hết, ngôn ngữ còn giàu cảm giác mạnh, hình ảnh độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phóng khoáng.

1.2. Tác phẩm

Bài thơ Mùa xuân chín được in trong tập Thơ, Hàn Mặc Tử – 1998. Tác phẩm bộc lộ những cảm xúc cá nhân dưới sự đa dạng, độc đáo, phá vỡ những nguyên tắc thi pháp chi phối mười thế kỉ thơ trung đại Việt Nam. Hiện nay vẫn chưa rõ thời điểm sáng tác tác phẩm này.

Bài thơ Mùa xuân chín được in trong tập Thơ, Hàn Mặc Tử – 1998

Mùa xuân chín Hàn Mặc Tử được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bố cục của tác phẩm chia ra làm hai phần:

  • Phần 1: Hai khổ đầu – Nói về khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa Xuân.
  • Phần 2: Hai khổ cuối – Nói về tâm trạng của người con gái sắp đi lấy chồng và nhân vật trữ tình.

Mùa xuân chính thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, tràn đầy sức sống. Tại nơi thôn quê những nét đẹp dân dã của làng quê Việt Nam được tái hiện thành công. Đặc biệt, tác phẩm còn cho thấy tâm trạng bâng khuâng của người con gái sắp đi lấy chồng.

Ngoài ra, nhân vật trữ tình xuất hiện trong bài thơ còn có cảm giác nhung nhớ. Bởi họ đang đối mặt với cảnh xưa, người cũ. Đan xen trong đó chất chứa niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân.

Nghệ thuật trong bài thơ mang ngôn ngữ giản dị, mộc mạc và dễ hiểu. Đồng thời, hình ảnh gần gũi, thân thuộc, giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ và tâm tình.

2. Hướng dẫn đọc hiểu “Mùa xuân chín”

Đọc hiểu Mùa xuân chín bằng cách trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 1o. Các em muốn cập nhật thông tin chi tiết đừng bỏ qua những phân tích dưới đây:

2.1. Câu 1 trang 52

Cho biết có những loại từ nào được sử dụng trong bài thơ Mùa xuân chín? Thông qua đó chúng ta sẽ tìm thấy sự liên tưởng gì?

Trả lời:

Nhan đề của bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi các loại từ như: danh từ + động từ và danh từ + tính từ. Với mỗi loại từ sẽ giúp chúng ta tìm thấy sự liên tưởng như:

  • Danh từ + động từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang mang trong mình sự tươi đẹp nhất và vẫn tiếp tục phát triển hơn nữa.
  • Danh từ + tính từ: Mang đến sự cảm nhận về một mùa xuân tròn đầy.

2.2. Câu 2 trang 52

Cho biết trạng thái chín của mùa xuân trong bài thơ thể hiện thông qua những từ ngữ nào?

Trả lời:

Chúng ta có thể nhận thấy được trạng thái chín của mùa xuân thông qua những từ ngữ như:

  • Làn nắng ửng.
  • Khó mơ tan.
  • Lấm tấm vàng.
  • Bóng xuân sang.
  • Sóng cỏ xanh tươi.
  • Mùa xuân chín.

2.3. Câu 3 trang 52

Yêu cầu nhận xét ngôn từ của bài thơ mùa xuân chín thông qua hai khía cạnh:

  • Một là: Có những sự lựa chọn ngôn ngữ nào khiến bạn chú ý?
  • Hai là: Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Trả lời:

Ở khía cạnh đầu tiên bài thơ có những cách sử dụng ngôn ngữ đáng chú ý là:

  • Sử dụng độc đáp giữa từ láy kết hợp với tính từ và danh từ: Cụ thể là tấm tấm vàng, sột soạt gió và năng chang chang.
  • Hình ảnh của mùa xuân được miêu tả ở cảnh vật, ánh nắng và thể hiện thông qua đôi mái tranh nhà lấm tấm vàng. Nghệ thuật sử dụng từ láy lấm tấm giúp ta cảm nhận được sự rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái cho cảnh vật.
  • Những ánh nắng rắc từ từ trên mái nhà tranh tạo nên một khung cảnh mùa xuân thật mới, mùa xuân chín đang về.

Ở khía cạnh thứ hai, ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên hình ảnh của một mùa xuân thật đẹp:

  • Mùa xuân trong thơ Hàn Mặc Tử mang nét đẹp mới mẻ, lạ lẫm. Hình ảnh đó cũng gợi lên nét đẹp của con người đang ở độ rạo rực nhất.
  • Hình ảnh mùa xuân trong tâm hồn người thi sĩ lúc dạt dào khi lại trầm lắng. Bên cạnh đó, đôi khi còn pha chút mênh mang, bâng khuâng.

2.4. Câu 4 trang 52

Yêu cầu mô tả cách ngắt nhịp cũng như gieo vần trong bài thơ. Thông qua đó chỉ ra sự ấn tượng đối với người đọc, so sánh mức độ chặt chẽ của chúng.

Trả lời:

Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo từng đoạn có sự khác nhau. Đoạn 1 và 3: Ngắt nhịp 4/3. đoạn 2 và 4: Ngắt nhịp 2/2/3. Về thủ pháp gieo vần ở chân câu thơ 2 – 4, 5 – 8, 10 – 12, 14 – 16.

Ấn tượng trong khổ thơ đầu tiên nằm ở dấu chấm “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”. Sức hấp dẫn của câu thơ này được phân tích như sau:

  • Mang lại sự ngưng đọng về cảm xúc, đan xen sự ngập ngừng, nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương.
  • Mạch thơ tạo sự ngập ngừng như mạch của cảm xúc.
  • Cách cắt nhịp ở mỗi khổ thơ có sự biến hoá mang lại sự vui tươi hóm hỉnh, lúc lại trầm lắng suy tư.
  • Không những vậy, vị trí gieo vần ở mỗi khổ cũng mang lại nét đặc sắc cho cả bài thơ mùa xuân chín.

Mức độ chặt chẽ trong bài thơ chính là cách ngắt nhịp., gieo vần không quá khắt khe và gò bó so với thơ đường luật.

2.5. Câu 5 trang 52

Cho biết trong bài thơ con người hiện diện thông qua hình ảnh nào? Đồng thời, các em hãy cho biết hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình, hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Hình ảnh con người trong bài thơ hiện diện qua những:

  • Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
  • Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.
  • Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
  • Hình ảnh nhân vật trữ tình là khách xa.
  • Hình ảnh nằm trong đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình là: Bao cô thôn nữ hát trên đồi, trong đám đó có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
  • Hình ảnh trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình: Cô gái gánh thóc bên bờ sông.

2.6. Câu 6 trang 52

Cho biết hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ liên hệ thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ với mạch cảm xúc của nhân vật như sau:

  • Giúp nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc của mình. Ở khổ thơ đầu mang âm hưởng vui tươi nhưng sau đó lại trở nên trầm buồn, sâu lắng. Điều này là do có sự xuất hiện của cô thôn nữ hát trên đồi.
  • Tất cả những khoảnh khắc xuân sắc đó chỉ là một ánh chớp kỉ niệm thoáng qua. Cái còn lại khiến ta buồn chính là ngày xưa.

Mùa xuân chín là một trong những tác phẩm kinh điển của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung, giá trị nghệ thuật.

Hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích khác. Các bạn có thể tìm đọc những bài học khác của chương trình lớp 10 như soạn Tấm Cám, soạn Bình Ngô Đại Cáo,… để chuẩn bị tốt bài học trước khi lên lớp nhé!

Chúc các bạn đạt nhiều điểm số cao!

Chủ Đề