Nhịp tim như thế nào là bình thường

Nhìn chung, nếu một người có nhịp tim thấp lúc cơ thể không vận động thì họ có biểu hiện hiệu quả hơn về chức năng tim và cho thấy người đó có một chế độ luyện tập tim mạch thường xuyên và hiệu quả. Ví dụ, một vận động viên chuyên nghiệp có thể duy trì nhịp tim nghỉ ngơi bình thường gần 40 nhịp một phút.

Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần kiểm tra mạch đập bằng cách đặt ngón trỏ và ngón giữa lên cổ, lệch về phía khí quản của mình. Bạn cũng có thể áp dụng cách đo mạch bằng tay để đếm nhịp tim. Với cách đo nhịp tim tại nhà này, bạn đặt hai ngón tay ngay ở cổ tay, bên dưới ngón cái.

Khi đã tìm thấy nhịp đập, bạn hãy bắt đầu đếm nhịp tim số lần đập trong vòng 15 giây. Sau đó, bạn nhân kết quả đếm được cho 4 để ra được nhịp tim trong một phút của mình.

Sự thật là có rất nhiều điều bạn đang hiểu sai về nhịp tim của bản thân. Dưới đây là một số thông tin về nhịp tim mà có lẽ bạn chưa biết hoặc đã hiểu sai.

Nhịp tim bình thường của một người nằm ở mức nào?

Sau khi bạn thực hiện cách đo mạch đập như trên, bạn phải cần biết rằng nhịp tim bình thường của một người thường là bao nhiêu. Trước đây, nhịp tim trung bình 60–100 nhịp mỗi phút là tiêu chuẩn kinh điển cho một người trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tim mạch cho rằng, nhịp tim ổn định nên thấp hơn mức đó, rơi vào khoảng 50–70 nhịp/phút. Nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng, nhịp tim của một người ở trạng thái nghỉ ngơi, không vận động nếu cao hơn 76 nhịp trên một phút sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.

Nếu rèn luyện thể lực thường xuyên và hiệu quả thì tim của bạn lúc nghỉ ngơi sẽ đập chậm và ổn định hơn. Nếu nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của bạn rơi vào khoảng 80 nhịp/phút thì vẫn có thể được xem là bình thường, tuy nhiên điều này không có nghĩa là cơ thể của bạn đang khỏe mạnh.

Nhịp tim bất thường không có nghĩa là bạn có nguy cơ bị đau tim [nhồi máu cơ tim]

Thỉnh thoảng, bạn nhận thấy nhịp tim của mình đập không theo nguyên tắc, nhanh chậm bất thường và khó bắt mạch hoặc bạn cảm thấy lồng ngực mình như đang đánh trống ngực liên hồi, tim đập hụt nhịp hoặc tăng tốc đột ngột. Theo các chuyên gia tim mạch, những hiện tượng này phần lớn sẽ không đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bạn.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng đánh trống ngực có thể bao gồm:

  • Các chất kích thích như bia rượu, caffeine, thuốc lá
  • Tập thể dục
  • Căng thẳng
  • Mất nước
  • Thuốc men
  • Sốt
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Dùng thuốc Đông y như cây mao lương hoa vàng, cây tùng gỗ, ích mẫu hoặc chi ma hoàng.

Bạn đừng quá lo lắng khi nhịp tim của mình nhanh chậm bất thường nhé. Nhịp tim bất thường không có nghĩa là bạn sẽ bị đau tim. Nhưng nếu đó là một triệu chứng mới hoặc bạn bị tức ngực và khó thở, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nhịp tim được đo bằng số lần tim co bóp hoặc đập mỗi phút. Nhịp tim của mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi do nhiều yếu tố, bao gồm hoạt động thể chất, bệnh lý, căng thẳng về mặt cảm xúc.

Mặc dù nhịp tim ổn định không phải là cơ sở để loại trừ các vấn đề sức khỏe, chỉ số này đóng vai trò là một dấu hiệu sinh tồn bắt buộc, là tiêu chuẩn gợi ý cho việc nhận định, chẩn đoán nhanh vấn đề bất thường trong cơ thể.

Nhịp tim người bình thường bao nhiêu là tốt?

Trái tim là một cơ quan rỗng có thành cơ dày nằm ở giữa vùng ngực. Khi hoạt động, tim bơm máu chứa oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận chuyển dòng máu hồi lưu chứa các sản phẩm chuyển hóa đến những cơ quan đào thải để loại bỏ ra môi trường bên ngoài. Một trái tim khỏe mạnh sẽ cung cấp lượng máu tương ứng cho từng hoạt động của cơ thể đang thực hiện vào thời điểm đó.

Tần số mạch dễ bị nhầm lẫn với nhịp tim bởi chúng thường bằng nhau, do các nhát co bóp của tim sẽ gây ra làn sóng gia tăng áp lực trong động mạch, từ đó tạo ra các nhịp mạch. Do đó, bác sĩ có thể sờ lấy nhịp đập của động mạch ngoại biên làm thước đo gián tiếp cho nhịp tim. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý khiến tim co bóp không hiệu quả như rung nhĩ, không phải tất cả những lần tim bóp đều gây ra sóng mạch ở ngoại biên, tần số tim sẽ luôn cao hơn tần số mạch nên việc đếm mạch để biết nhịp tim sẽ không còn chính xác.

Điều quan trọng là bạn cần xác định xem nhịp tim của mình có nằm ở mức bình thường hay không. Nếu bạn đang mắc bệnh hoặc tổn thương làm suy yếu tim, ảnh hưởng đến tần số tim, các cơ quan sẽ không nhận đủ máu để hoạt động bình thường.

Nhịp tim người bình thường khi nghỉ ngơi là bao nhiêu?

Nhịp tim của con người có xu hướng chậm lại khi dần trưởng thành. Nhịp tim đo được khi bạn đang thư giãn, nghỉ ngơi gọi là nhịp tim lúc nghỉ.

Nhịp tim lúc nghỉ bình thường đối với người trưởng thành là từ 60 đến 100 nhịp/phút [bpm]. Những vận động viên chuyên nghiệp hay người tập luyện cường độ nặng có thể có nhịp tim lúc nghỉ dưới 60 nhịp/phút, đôi khi chỉ đạt 40 nhịp/phút.

Dưới đây là bảng nhịp tim khi nghỉ trung bình theo độ tuổi:

Nhịp tim khi nghỉ của mỗi người không phải là một con số cố định mà sẽ thay đổi trong phạm vi trên. Chỉ số này có thể tăng lên để đáp ứng với nhiều thay đổi bao gồm: tập thể dục, thay đổi nhiệt độ cơ thể, kích hoạt cảm xúc hoặc thay đổi vị trí cơ thể, chẳng hạn như đang ngồi bỗng đứng dậy đột ngột.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số nhịp tim bao nhiêu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần đi khám bác sĩ và điều trị? Tất cả những mối băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Nhịp tim hay nhịp xoang chính là số lần tim đập trong 1 phút. Nhịp tim là một trong những chỉ số sống còn của cơ thể và ban đầu cho biết tình trạng sức khỏe tim mạch của một người.

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim trung bình của người trưởng thành khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút, được đo sau khi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút. Với các vận động viên chuyên nghiệp, nhịp tim có thể duy trì ở 40 – 60 nhịp/ phút, bởi tim của họ đã được rèn luyện trong thời gian dài nên chỉ cần đập ít nhịp cũng đủ cung cấp máu đến các cơ quan.

Chỉ số nhịp tim của người bình thường có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính… và đây là “thông số” quan trọng để đo lường sức khỏe, khả năng chịu đựng, thể lực của mỗi người. Bạn có thể tham khảo bảng nhịp tim bình thường của trẻ em, của người già  ngay phía dưới đây.

Độ tuổi

Nhịp tim tiêu chuẩn [Nhịp/phút]

Trẻ sơ sinh

120 - 160

Trẻ từ 1 - 12 tháng

80 - 140

Trẻ từ 1 - 2 tuổi

80 -130

Trẻ từ 2 - 6 tuổi

75 - 120

Trẻ từ 7 - 12 tuổi

75 - 110

Người lớn từ 18 - 40 tuổi

60 - 100

Người trung niên từ 41 - 60

50 - 96

Người cao tuổi trên 60

56 - 94

Bảng chỉ số nhịp tim chuẩn theo từng độ tuổi 

Cách đo nhịp tim đơn giản tại nhà

Bạn có thể dễ dàng biết được nhịp tim của mình bằng cách đo nhịp tim thủ công hoặc dùng máy đo nhịp tim. Nếu đo thủ công, bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay phải [bao gồm ngón tay trỏ, và ngón tay giữa] đặt vào cổ tay trái, vị trí mặt trong cổ tay và 1/3 phía ngoài và đếm số nhịp đập trong 10s rồi nhân kết quả với 6. Bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim ở những vị trí khác như là bẹn, cổ [dưới hàm] hoặc ngực.

Thời điểm đo thích hợp nhất là khi bạn vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nằm yên trên giường và không vận động.

Bạn có thể dễ dàng đo nhịp tim chính xác bằng cách đếm mạch đập ở cổ tay

Đo nhịp tim bằng máy thì đơn giản hơn, thường máy sẽ tích hợp cùng với đo huyết áp, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của máy.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Nhịp tim có thể thay đổi liên tục trong ngày, nhịp tim nhanh khi bạn đang ở trong các trạng thái cảm xúc khác nhau như căng thẳng, áp lực, hồi hộp… hoặc đang vận động thể chất cường độ cao. Còn lúc bạn nghỉ ngơi, trong trạng thái thư giãn thì nhịp tim sẽ giảm. Cho nên với một người khỏe mạnh thì nhịp tim trung bình chỉ khoảng 60-80 nhịp/phút.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm:

Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ [độ ẩm] tăng cao, tim bơm máu kém hơn nên số lần tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim này sẽ không cao quá mức bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.

Trạng thái cơ thể: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, nhịp tim thường là như nhau. Một số người bệnh bị hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh khi họ đứng dậy đột ngột [khoảng 15 - 20s đầu tiên] và trở lại mức nhịp tim bình thường sau vài phút.

Thể trạng: Những người béo phì có nhịp tim cao hơn người bình thường [nhưng không quá 100 nhịp/phút]. Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng đủ máu nuôi dưỡng một cơ thể “cồng kềnh” như vậy.

Thuốc: Các thuốc ức chế adrenaline [chất làm tăng nhịp tim trên 100] như thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim trong khi thuốc trị bệnh cường giáp [basedow] làm tăng nhịp tim.

- Bệnh lý: Một số bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh hở van tim… hoặc các bệnh ngoài tim như bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh cường giáp là nguyên nhân khiến nhịp tim đập bất thường.

Những người thừa cân béo phì thường có nguy cơ cao bị tim đập nhanh

Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? 

Nếu sau 3 lần đo mà nhịp tim của bạn luôn ở mức trên 100 nhịp/phút kèm theo triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực thì có thể bạn đang bị chứng nhịp tim nhanh cần phải điều trị sớm để tránh nguy hiểm. Bởi tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng tim, gây một số biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim.

Nếu bạn đang có nhịp tim bất thường, hãy nhấc điện thoại và gọi cho chúng tôi theo số 1800.646.408 [miễn cước] để được giải đáp và hướng dẫn cách ổn định nhịp tim hiệu quả.

Nhịp tim bao nhiêu là tốt?

Nhịp tim chuẩn ở người trưởng thành khỏe mạnh tốt nhất nên ở mức khoảng 60 đến 80 nhịp mỗi phút. Nhịp tim người già có thể cao hơn đôi chút, khoảng 70-85 nhịp/phút.

Ngoài chỉ số nhịp tim bình thường, bạn cũng cần quan tâm tới nhịp tim tối đa - là nhịp tim cao nhất mà cơ thể chịu đựng được khi bạn vận động cường độ cao hoặc tập thể thao. Nếu vượt qua nhịp tim tối đa thì cơ thể bạn có thể gặp nguy hiểm. Công thức tính nhịp tim tối đa là lấy 220 trừ đi tuổi của bạn.

Ví dụ bạn 30 tuổi thì nhịp tim tối đa của bạn = 220-30 = 190 nhịp/phút.

Nhịp tim như thế nào cần đi gặp bác sĩ tim mạch?

Nhịp tim là một trong những chỉ số phản ánh tình sức khỏe tim mạch của bạn. Vì vậy, khi nhịp tim vượt ngoài giới hạn bình thường, đó là khi nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút, nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút, nhịp tim 110, nhịp tim 120 hoặc tim có tình trạng bỏ nhịp chính là lúc bạn nên đi gặp bác sĩ tim mạch để được kiểm tra sức khỏe, khám và phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch nếu có.

Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn beta để giảm huyết áp hoặc điều trị rối loạn nhịp tim, suy tim… bạn sẽ phải theo dõi liên tục nhịp tim nghỉ ngơi của mình và ghi chép lại các dấu hiệu bất thường mà bạn cảm nhận được như mệt mỏi, trống ngực, choáng váng… Những thông tin này là căn cứ chính xác giúp bác sỹ điều chỉnh liều thuốc phù hợp hoặc chuyển qua sử dụng một loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ này.

Như vậy, nhịp tim bình thường của mỗi người có thể rất khác nhau. Nếu nhịp tim trung bình của bạn nằm ngoài khoảng giá trị bình thường từ 60 – 100 nhịp/phút, kèm theo các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều trị sớm sẽ giúp bạn lấy lại được nhịp tim bình thường, phòng tránh được các rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.

Xem thêm: 9 cách giảm tim đập nhanh hiệu quả tại nhà

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

//www.heart.org/HEARTORG/Conditions/More/MyHeartandStrokeNews/All-About-Heart-Rate-Pulse_UCM_438850_Article.jsp#.V5LCIoN97IV

//www.topendsports.com/testing/heart-rate-resting-chart.htm

//www.heart.org/HEARTORG/HealthyLiving/PhysicalActivity/FitnessBasics/Target-Heart-Rates_UCM_434341_Article.jsp#.V43uA_ag8zk

BTV Lan Anh

Video liên quan

Chủ Đề