Vì sao trẻ ngủ hay nằm sấp

Ngủ sấp là do bẩm sinh của bé - Ảnh Internet

Vấn đề này được giải thích bắt nguồn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ, khi đó, cơ thể trẻ rất dễ bị tổn thương - nhất là ở phần ngực và bụng, thai nhi sẽ cuộn tròn người lại để tự bảo vệ và tạo cảm giác an toàn. Theo thói quen, sau khi chào đời, bé sẽ thích nằm sấp để ngực và bụng được úp xuống phía dưới. Điều đó nhằm tạo ra tư thế giống như khi còn trong bụng mẹ, giúp bé có cảm giác được bảo vệ và an tâm hơn để đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác làm cho bé thích nằm sấp là do bé bị bệnh về hệ tiêu hóa. Nếu người lớn chúng ta mỗi khi bị đau bụng thường lấy tay xoa bụng, hoặc để chiếc gối lên bụng rồi co người lại ôm thật chặt vào, thì trẻ nhỏ sẽ có động tác tương tự là ép bụng xuống phía dưới để giúp xoa dịu cơn đau.

2. Bé ngủ nằm sấp có sao không - lợi ích và tác hại cha mẹ cần lưu ý

Tập cho bé tư thế ngủ nằm ngửa để tránh nguy hiểm về sau - Ảnh Internet

Lợi ích của việc nằm sấp ngủ ở trẻ

  • Với tư thế ngủ này, trẻ sẽ tránh được tình trạng nghẹt mũi, khô mũi, viêm họng và những loại bệnh về đường hô hấp khác, nhất là với trẻ thường xuyên nằm máy điều hòa và trẻ có tiền sử bệnh hen suyễn.
  • Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo ngại với tư thế ngủ sấp sẽ ảnh hưởng đến tim và dạ dày của bé, nhưng trên thực tế, vấn đề này vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Thay vào đó, theo kết quả của một nghiên cứu, ngủ sấp giúp dung tích của phổi tăng lên, hoạt động của hệ hô hấp cũng sẽ diễn ra tốt hơn.
  • Một lợi thế không thể bỏ qua của ngủ sấp là nguy cơ bé bị móp méo đầu sẽ giảm đi rất nhiều. Vì phần vỏ não của trẻ sơ sinh rất mềm và dễ bị thay đổi hình dạng, nếu mẹ kê gối và lăn trở bé không đúng cách.
  • Với kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia trường Đại học Harvard, thì tư thể ngủ có ảnh hưởng đến chỉ số thông minh và sự thành công trong tương lai của một đứa trẻ. Vậy thì, những lo lắng “bé ngủ nằm sấp có sao không?” vào lúc này đã mang đến cho mẹ một số ưu điểm đáng mừng hơn rồi, nhưng cũng đừng xem thường tác hại của việc ngủ sấp mang lại cho bé.
Cách tốt nhất và an toàn nhất đó chính là hãy cho con nằm sấp khi thức - Ảnh Internet

Tác hại nguy hiểm khi cho bé ngủ sấp

  • Dẫn lời của chuyên gia: “Với trẻ dưới 1 tuổi và sơ sinh, phần đầu của bé to và nặng, trong khi đó sức đỡ của gáy chưa tốt nên bé khó có thể tự xoay mình. Do đó, bé rất dễ bị nghẹt thở do chăn, gối chặn vào mũi”. Cho nên, dù biết rằng ngủ sấp có một vài tác dụng tốt đối với bé, nhưng nếu không có sự trông nom cẩn thận, rất dễ khiến bé bị ngạt và dẫn đến đột tử.
  • Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh [Sudden Infant Death Syndrome, viết tắt là SIDS] thường xảy ra ở các bé dưới 1 tuổi. Theo trang Healthy Children cho biết, dù chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến SIDS, nhưng rất có thể khi nằm sấp ngủ, bé đã hít lại khí mình vừa thở ra, điều này dẫn đến phổi bị thiếu oxy, gây nên tình trạng ngạt. Và nhiều trường hợp trẻ bị SIDS đều có chung một đặc điểm là bé ngủ trong tư thế nằm sấp.
  • Tư thế nằm sấp ngủ làm cho bé rất khó duỗi tay chân, bé sẽ không thoải mái lăn trở, dễ dẫn đến tình trạng máu lưu thông kém và gây áp lực lên vùng bụng.

Như vậy, cách an toàn nhất giúp giải tỏa hoang mang khi không biết bé ngủ nằm sấp có sao không  là bố mẹ nên đặt bé nằm tư thế này khi vẫn còn thức. Lúc con ngủ thì bố mẹ nên đặt bé ngửa mặt lên. Và, phải luôn đảm bảo rằng, bé được người lớn trông coi cẩn thận trong suốt thời gian bé ngủ với tư thế nằm sấp. 

Mai Lê tổng hợp

23-07-2020, 12:00 am     0 9520

Nhiều trẻ sơ sinh rất thích nằm sấp khi ngủ, đặc biệt nhiều bé còn thích nằm sấp khi chơi đùa vào ban ngày. Vì sao trẻ lại thích nằm sấp như thế nhỉ? Điều này có gây ảnh hưởng gì đến bé không?

Vì sao trẻ lại nằm sấp khi ngủ?

Những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đối với trẻ vô cùng quan trọng. Khoa học đã chứng minh, trong giai đoạn sơ sinh có tới 90% trẻ rất thích nằm sấp, úp bụng xuống phía dưới. Đặc biệt bé rất thích nằm sấp trên bụng mẹ để bú rồi ngủ ngon lành. 

Để giải thích điều này, các bác sĩ cho biết, bé thích nằm sấp khi ngủ vì khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nằm sấp và cuộn tròn người lại để tránh tổn thương. Khi nằm ở tư thế này trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn.

Do đó, sau khi chào đời, thói quen này vẫn còn nên trẻ thích được nằm sấp, úp ngực trước và bụng xuống dưới để tìm cảm giác an toàn và dễ ngủ sâu giấc hơn.

Nằm sấp ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Thống kê đã chứng minh, nằm sấp khi ngủ ở trẻ không gây ảnh hưởng đến đường thở, tim mạch, phổi của trẻ. Ngược lại, việc nằm sấp giúp ngực và phổi trẻ tăng trưởng, phát triển tốt hơn. Nhờ vậy, dung tích phổi sẽ tăng lên và hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Cụ thể:

1. Nằm sấp khi ngủ ở trẻ khiến tăng khả năng vận động

Ngay từ khi trong bụng mẹ, trẻ đã được rèn luyện kỹ năng nằm sấp nhờ sự hỗ trợ của nước ối và bánh nhau. Vì vậy, ngay sau khi chào đời, trẻ sơ sinh thích được nằm sấp hơn nằm ngửa. Nằm sấp sẽ giúp chân tay trẻ có thể khua khoắng, hoặc trườn, choài, với, di chuyển, tập bò, chống tay... Việc nằm sấp sẽ hỗ trợ tối đa khả năng vận động của trẻ.

Các chuyên gia khuyên rằng, nên tập cho trẻ nằm sấp để phát triển cơ cổ, cánh tay, vai, đặc biệt là hộp sọ.

2. Nằm sấp khi ngủ giúp phát triển thị giác cho trẻ

Nếu trẻ chỉ nằm ngửa, tầm nhìn sẽ bị hạn chế trong khoảng không gian trần nhà hoặc hai bên xung quanh. Tuy nhiên, nằm sấp sẽ giúp trẻ cải thiện tầm nhìn, phát triển thị giác mạnh mẽ. Vì vậy, nên kích thích con vận động, nằm nghiêng, nhìn xung quanh để có thể nhìn thấy nhiều vật hơn.

3. Nằm sấp khi ngủ giúp phát triển não bộ cho trẻ

Khả năng vận động tốt, khả năng linh hoạt giữa cổ, vai, lưng và tay thành thạo cùng với thị giác phát triển chính là tiền đề giúp não bộ phát triển. Khi nằm sấp, một phản xạ tự nhiên của trẻ là nhổm đầu. Sau khi nhổm được đầu trẻ sẽ tìm cách xoay người để được nhìn xung quanh, điều này sẽ giúp cho xương sống trẻ vận động phát triển.

Bên cạnh đó, khi nằm sấp làm thị giác phát triển, dẫn tới sự tò mò về mọi vật xung quanh dẫn đến việc bé tìm cách trườn, với… đồ vật, đây cũng là những tác động ý nghĩa trong việc phát triển não bộ trẻ.

4. Nằm sấp khi ngủ làm hạn chế tình trạng méo, bẹp đầu

Những đứa trẻ được đặt nằm ngửa nhiều, sẽ có nguy cơ bị méo hoặc bẹp đầu nhiều hơn so với những trẻ được cho nằm sấp và khả năng xoay đầu tốt. Vì khi nằm ngửa, trẻ thường có thói quen quay sang một bên để nằm dẫn tới đầu bị méo hoặc bẹp do nằm tư thế chính giữa mà không di chuyển đầu nhiều.

5. Nằm sấp khi ngủ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn

Theo bản năng tự nhiên sinh tồn của trẻ sơ sinh, việc nằm sấp khi ngủ với trẻ không những không gây khó chịu mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ nằm sấp vận động nhiều hơn nên nhu động ruột cũng hoạt động tốt hơn, hệ tiêu hóa vì thế cũng được cải thiện như giảm táo bón ở trẻ, trẻ nhanh đói, ăn ngon hơn.

Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp

- Không nên cho trẻ nằm sấp khi rốn chưa rụng vì có thể ảnh hưởng đến vết thương ở rốn.

- Để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS], bạn nên để bé nằm ngửa khi ngủ trong suốt một năm đầu đời vì nguy cơ này đạt cao điểm ở khoảng thời gian bé được 1 đến 4 tháng và sau đó bắt đầu giảm xuống.

- Khi nằm sấp không nên để trẻ nằm ở gối quá mềm vì gối mềm lõm xuống sẽ khiến trẻ ngạt thở. Điều này có nguy cơ dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh.

- Nên dọn dẹp các chướng ngại vật xung quanh chỗ trẻ nằm, nếu trẻ đã biết lẫy thì tốt nhất khi ngủ chỉ nên cho trẻ nằm gối mềm vừa, một chiếc mền nhỏ là đủ. Không nên để thêm bất kỳ vật nào xung quanh bé.

- Mặc quần áo rộng cho bé để tránh bị ngạt thở khi nằm sấp.

- Không cho trẻ nằm sấp khi vừa ăn no xong vì có thể gây nôn trớ, tức bụng.

- Nên cho trẻ nằm sấp trên bụng mẹ là tốt nhất.

- Không nên để nhiệt độ phòng quá cao và không để ai hút thuốc gần bé khi bé đang ngủ.

Thông tin có thể khiến các bậc cha mẹ nghi ngờ hoặc giật mình nhưng lại là sự thật đấy.

Dạy con thông minh: Chờ đến 3 tuổi đã muộn?!

5 sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khiến con kém thông minh

Trẻ sinh ra nặng 3kg là thông minh nhất

Theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia của trường Đại học Harvard, những đứa trẻ thông minh và dễ đạt được thành công khi lớn một phần là do tư thế ngủ lúc nhỏ quyết định.

Theo đó, nhóm chuyên gia đã tiến hành khảo sát tư thế ngủ của hơn 350 trẻ nhỏ, có sức khỏe và phát triển bình thường. Kết quả, những đứa trẻ yêu thích tư thế ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác. Những trẻ thích ngủ ở tư thế nằm thẳng và dang rộng chân tay cũng có tốc độ phát triển trí tuệ tương đương.

Những trẻ yêu thích tư thế ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác. [Ảnh minh họa].

Dù tư thế ngủ sấp phần nào đó có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, song các chuyên gia này cũng khuyến cáo rằng, đây là thế ngủ nguy hiểm dễ ‘lấy mạng’ trẻ em, đặc biệt là bé sơ sinh vì nguy cơ dẫn đến nghẹt thở cao. “Với trẻ dưới 1 tuổi và sơ sinh, phần đầu của bé to và nặng, trong khi đó sức đỡ của gáy chưa tốt nên bé khó có thể tự xoay mình. Do đó, bé rất dễ bị nghẹt thở do chăn, gối chặn vào mũi”, các chuyên gia nói.

Do vậy, trẻ sơ sinh nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ nên đệm một khăn bông nhỏ. Sau 1-2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị biến dạng. Trong trường hợp trẻ vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng phải, để tránh khỏi nôn trớ.

Với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên để ngủ ở tư thế nằm ngửa, vì tư thế nằm này toàn bộ các phần cơ trên người bé đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng như: tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang... là rất ít.

[Theo Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề