Nguyên nhân tạo ra thuốc trừ sâu thảo mộc

[HNM] - Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, bà con nông dân có thể tự làm thuốc trừ sâu sinh học bằng các loại thảo mộc rất thân thiện với cuộc sống hằng ngày như tỏi, ớt, gừng…, vừa giảm chi phí, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là mang lại những sản phẩm nông nghiệp tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Dưới đây, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hướng dẫn bà con một số biện pháp tự tạo thuốc trừ sâu bằng thảo mộc sau:

1. Làm thuốc trừ sâu từ tỏi, ớt, gừng

Cách pha chế: Bà con chuẩn bị: 1kg tỏi, 1kg ớt, 1kg gừng và 3 lít rượu. Giã tỏi, ớt, gừng sau đó đem ngâm với rượu trong các chum hoặc thùng kín [không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu]. Thời gian ngâm nguyên liệu là 15 ngày với mục đích cho các chất cay trong nguyên liệu trộn đều vào rượu và tỷ lệ các chất cay có trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại. Lấy khoảng 240 ml hỗn hợp pha vào 16 lít nước [1 bình phun] sẽ đủ phun cho 1 sào rau. Có thể để lâu dùng dần từ 4 đến 5 tháng và diệt sâu ở mật độ thấp. Phun cho rau lúc mới trồng và 1 tháng tuổi là tốt nhất. Lưu ý: Không dùng với các cây họ đậu, đối với các cây họ bầu, bí nên dùng thử 1 ít trước [loại cây này rất hay mẫn cảm với thuốc ở liều cao] vì hiện nay, thuốc này đang dùng phổ biến cho các loại rau cải, rau ăn lá khác và lúa.

2. Làm thuốc trừ sâu từ cây hành tăm

Cách pha chế: Dùng 10 đến 100g củ hành tăm giã nhỏ với 1 ít nước. Để trong thùng có nắp từ 4 đến 7 ngày trước khi phun. Thuốc có tác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi bọ nhẹ. Đối tượng là các loại rệp, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ bay màu trắng; bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muội, bệnh đốm lá cà chua…

3. Thuốc trừ sâu từ lá cà chua

Cách pha chế: Dùng khoảng 2 bát lá cà chua nghiền nát ngâm với 2 cốc nước qua đêm. Sáng ra, gạn lấy nước trong, pha thêm 2 cốc nước rồi đem phun vào cây trồng nhất là các loại rau thơm, gia vị. Trong lá cà chua có chứa nhiều Alkaloids là một hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp, bướm đêm, sâu vầy, bù lạch…

4. Làm thuốc trừ sâu từ thuốc lá

Cách pha chế: Cho lá thuốc lá vào ngâm 1 ngày trong nước lã với tỷ lệ 1kg lá/20-40 lít nước. Sau đó, vớt ra, nghiền nhỏ rồi lọc đem phun. Thuốc này có khả năng diệt trừ bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ; các loại rệp ngô, đậu tương; sâu khoang, sâu ba ba trên rau muống; sâu khoang ở cây táo; nhện đỏ ở cam, chanh…

23:13, 23/04/2016

Trước thực trạng mất ATVSTP do lạm dụng kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích và tăng trưởng, nhiều hộ nông dân trồng bí  tại xã Tào Sơn - huyện Anh Sơn đã sử dụng công thức tự chế thuốc trừ sâu bằng  thảo mộc cho các loại cây trồng. Đây thực sự  là một giải pháp  hữu hiệu để tiến tới một nền NN sạch, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thực sự cần được nhân rộng. 

Sau khi được tư vấn phương pháp chế tao thuốc sâu sinh học bằng các vật liệu đơn giản như tỏi, ớt, gừng  và rượu để phòng trừ sâu bệnh cho cây bí từ cán bộ chuyên viên tư vấn thuộc Công ty CP thương mại Thanh niên Việt Nam, gia đình Ông Nguyễn Viết Bảy  xóm 9 xã Tào Sơn đã mạnh dạn áp dụng. Các vật liệu sau khi được ngâm ủ 20 ngày, ông Bảy đem phun cho gần 0,5 ha bí. Thử nghiệm phun xịt  sau 1 tuần, cây lá phát triển tốt,tỷ lệ đậu quả cao và đặc biệt là không có sâu bệnh phát sinh nên  ông đã  tiến hành phun đại trà cho  gần 2 ha bí xanh.  

Ông Nguyễn Viết Bảy đã mạnh dạn dùng thuốc sâu sinh học

Nhận thấy hiệu quả ban đầu nên cách cánh đồng ông Bảy không xa, gia đình ông Nguyễn Hữu Hòa cũng đã tiến hành phun cho toàn bộ gần 3 ha bí cho gia đình. Nhờ việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được chiết xuất từ thảo mộc nên số lượng sâu hại giảm  đáng kể, chi phí phun thuốc sâu bệnh giảm 40%-50%. Cách làm này cũng sẽ được ông Hòa tiến hành cho các loại cây trồng khác để vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân vừa cung cấp sản phẩm tốt cho sức khỏe  cộng đồng.  

Ruộng bí trĩu quả của người dân Tào Sơn khi dùng thuốc sâu sinh học

Cách pha chế đơn giản, bằng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, giá thành không cao và lại phòng sâu bệnh rất hiệu quả nên chỉ trong 1 thời gian ngắn, trên 50 hộ áp dụng bằng phương pháp chế tạo thuốc trừ sâu bằng  thảo mộc cho gần 10 ha cả bí xanh và dưa leo. Sắp tới hội nông dân xã Tào Sơn sẽ phổ biến,nhân rộng cho toàn bộ 45 ha bí xanh, dưa leo trên địa bàn trong vụ Xuân này.

Cách pha chế từ những nguyên liệu rất dễ kiếm phòng trừ được sâu bệnh mà không ô nhiễm môi trường.

 

Việc sử dụng công thức tự chế thuốc trừ sâu bằng  thảo mộc không những diệt trừ sâu bệnh hại rau, củ quả mà còn giúp cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng các sản phẩm, đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường. Từ hiệu quả này, các cơ quan chuyên môn cần đánh giá, khuyến cáo và phổ biến nhân rộng để người nông dân thay đổi thói quen lạm dụng thuốc BVTV trong trồng trọt; tiến tới áp dụng biện pháp an toàn sinh học cho cây trồng, góp phần cung cấp cho thị trường nông sản sạch, an toàn. 

[Thu Vinh - Chu Quý]

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Do ít độc với người và mau phân hủy trong tự nhiên, các thuốc sinh học ít để lại dư lượng độc trên nông sản...

Thuốc trừ sâu chiết xuất từ các loại cây cỏ, thảo mộc... ức chế quá trình phát triển của sâu bệnh được coi là một xu hướng sản xuất sạch. Ở Việt Nam, hàng loạt các sản phẩm cũng đã ra đời, thế nhưng thị trường thuốc trừ sâu hóa học vẫn cứ chiếm lĩnh.

Ít độc hại với người và môi trường

PGS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học Nông nghiệp cho biết, trong thực tế, các chất có nguồn gốc sinh học - các chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên và thảo dược đã được người nông dân dùng một thời gian gian dài trước đâỵ...

Bản chất của thuốc trừ sâu sinh học là thuốc có nguồn gốc thảo mộc, không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản.

7 loại thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học là sản phẩm tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Văn Tuất, phó viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết, các loại thuốc trừ sâu sinh học này được sản xuất từ việc phân lập các chủng virus, vi khuẩn có trong tự nhiên nhằm xác định và khai thác tính diệt trừ sâu của chúng để sản xuất ra các chế phẩm phục vụ sản xuất.

Các chế phẩm này có ưu điểm diệt trừ được sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, sâu keo... thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại hiện đang buôn bán trên thị trường.

Theo TS Ngô Vĩnh Viễn, Viện Bảo vệ Thực vật, ưu điểm nổi bật nhất của thuốc trừ sâu sinh học là ít độc với người và môi trường. Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên [cân bằng giữa thiên địch và sâu hại], ít gây tình trạng bùng phát sâu hại. Do ít độc với người và mau phân hủy trong tự nhiên, các thuốc sinh học ít để lại dư lượng độc trên nông sản...

Theo Viện Bảo vệ Thực vật [Bộ NN&PTNT], những năm gần đây, khối lượng thuốc trừ sâu sử dụng không ngừng tăng lên và hiện dao động trong khoảng từ 35.000 - 42.000 tấn. Tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm thuốc trừ sâu vào khoảng 500 triệu USD/năm.

Chật vật tìm thị trường

Trong khi việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã được phát triển trên thế giới, người sản xuất ở nước ta vì nhiều lý do vẫn từ chối sử dụng chúng. PGS.TS Nguyễn Quang Thạch cho rằng: "Nhiều gia đình có thói quen trồng riêng rau để ăn và rau để bán.

Nhưng thực ra họ không nhận thức được rằng việc họ sử dụng thuốc trừ sâu đã đầu độc chính họ. Hóa chất ngấm xuống đất, ngấm xuống nước... sẽ nhiễm vào môi trường sống và ảnh hưởng đến chính họ. Đó cũng là nguyên nhân vì sao bệnh ung thư lại gia tăng chóng mặt như vậy".

Ở Việt Nam, thuốc trừ sâu sinh học cũng đã được khuyến khích. Tuy nhiên, các sản phẩm vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Hầu hết người nông dân vẫn thích sử dụng thuốc hóa học vì nó có thể diệt côn trùng chết ngay lập tức, trong khi đó giá của các loại thuốc trôi nổi này lại khá rẻ. Thời gian bảo quản các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ngắn nên dẫn tới khó khăn trong việc bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng.

PGS.TS Nguyễn Văn Tuất cho biết, trong quá trình thực hiện, đề tài đã sản xuất được 20.142kg chế phẩm dạng bột và dạng thô, 18.598 lít chế phẩm dạng sữa cung cấp cho các địa phương thuộc vùng dự án sử dụng phòng trừ sâu bệnh hại cây lương thực, rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp... đã có kết quả tốt. Tuy nhiên, cũng giống như các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học, các sản phẩm này vẫn đang chật vật để ra được thị trường.

TS Ngô Vĩnh Viễn cho biết, ở Việt Nam hiện nay chưa tới 2% sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học. Lý do là bên cạnh ưu điểm, thuốc trừ sâu sinh học cũng có nhược điểm. Ngoài yếu tố giá thành, khả năng tiêu diệt chậm, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, nhiệt độ.

Ví dụ nếu như độ ẩm cao, nhiệt độ cao, thuốc mới phát huy hiệu quả. Ngoài ra, nếu sử dụng ở dạng thô, dạng bột, đôi khi cũng gặp sự cố là đóng cặn trong bình phun hoặc một số chế phẩm ở dạng bột lại yêu cầu phải trộn thật đều với phân chuồng...

Theo Bee
 

Video liên quan

Chủ Đề