Nguyên nhân bị nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh mà nhiều người mắc phải. Chúng khiến cho da đầu bị ngứa, tổn thương và gây rụng tóc. Điều này không chỉ khiến cho cơ thể người bệnh khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ bởi những đám nấm da trên đầu cùng tình trạng rụng tóc. Vì vậy cần phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu cũng như triệu chứng và cách điều trị. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần thiết này.

Bệnh nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là bệnh do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum gây ra. Chúng xâm nhập qua da đầu, chân tóc gây ra nhiễm trùng da đầu. Bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Khi da đầu bị nhiễm nấm sẽ gây ra tình trạng khó chịu cho bệnh nhân và gây ngứa da đầu. Việc gãi da đầu nhiều có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, gây nhiễm trùng, rụng tóc hay để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh nấm da đầu cần phát hiện sớm để có cách điều trị phù hợp. Nấm da đầu có thể nhầm lẫn với một số bệnh ngoài ra khác như vảy nến, á sừng. Do đó cần phải chú ý.

Nguyên nhân bị nấm da đầu

Việc các loại nấm thuộc loài Trichophyton và Microsporum kí sinh trên da đầu gây nhiễm trùng. Chúng phát triển tốt trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Vì vậy một số thói quen hàng ngày có thể là yếu tố thúc đẩy cho nấm sinh sản và phát triển.

Nguyên nhân bị nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu
  • Vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Da đầu khi không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Khi tế bào chết không được loại bỏ sạch khỏi da đầu sẽ kết hợp với bã nhờn, mồ hôi và bụi bẩn khiến cho da đầu trở nên bít tắc, ẩm ướt. Mà nấm thì hình thành và phát triển trong điều kiện môi trường ẩm thấp. Do đó cần phải gội đầu thường xuyên và giữ cho da đầu luôn khô thoáng. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới việc chà xát mạnh, gãi đầu khi gội đầu có thể làm tổn thương da đầu và làm cho nấm dễ dàng tấn công và thâm nhập vào sâu bên trong.
  • Thói quen sinh hoạt: Những người để đầu quá bẩn rồi mới gội hay những người có thói quen không tốt là gội đầu vào buổi tối và đi ngủ ngay khi tóc còn đang ướt. Đây chính là điều kiện thuận lợi trong hình thành nấm da đầu. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh như: lược, chăn màn, mũ nón cũng là nguyên nhân làm lây lan bệnh nấm.
  • Lây nhiễm từ động vật: Việc tiếp xúc thường xuyên với vật nuôi, thú cưng trong gia đình cũng sẽ khiến cho bạn bị nhiễm nấm. Bởi chúng dễ bị nấm nếu không được vệ sinh sạch sẽ và nấm có thể lây từ vật nuôi sang người. Vì vậy cần chú ý để không bị lây nhiễm nấm.

Triệu chứng nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu thường xảy ra theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện nhiều gàu trên da đầu. Ở giai đoạn này, nấm kích thích da đầu tiết nhiều bã nhờn kết hợp với bụi bẩn hình thành nên gàu. Đây là giai đoạn mà nhiều người bỏ qua không chú ý đến bởi chúng chỉ là những dấu hiệu tương tự như bị gàu.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này, gàu và bã nhờn hình thành nhiều hơn gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Trên da đầu bệnh nhân có thể xuất hiện những mụn nước đỏ li ti. Ngứa ngày khiến cho người bệnh gãi nhiều gây tổn thương da đầu, có thể chảy máu hay gây sưng viêm.
  • Giai đoạn 3: Khoảng hơn nửa tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, hiện tượng rụng tóc bắt đầu xuất hiện. Phần tóc bị bệnh dễ bị tổn thương, gây gãy rụng. Tóc có thể tự nhiên bị rụng hoặc khi chải đầu. Sau một thời gian, tóc bị rụng nhiều có thể dẫn đến hói thành từng mảng nhỏ.
Nguyên nhân bị nấm da đầu
Triệu chứng nấm da đầu

Nấm da đầu có thể làm cho da đầu sưng tấy, chảy máu, rụng tóc không mọc lại vĩnh viễn và các biểu hiện nặng hơn. Vì vậy cần phải phát hiện sớm tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh nấm da đầu

Đề hạn chế việc bị nhiễm nấm da đầu, cần phải có những biện pháp phòng tránh bệnh này.

  • Vệ sinh da đầu sạch sẽ: không để đầu quá bẩn mới gội, vì sẽ tạo điều kiện cho nấm hình thành.
  • Hạn chế gội đầu vào ban đêm và để tóc ẩm ướt.
  • Hạn chế tiếp xúc với thú cưng, vật nuôi để không bị lây nhiễm chéo.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: lược, chăn màn, mũ…với người bị nhiễm nấm để tránh bị lây.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ giúp hạn chế vi nấm có trong không khí xâm nhập vào cơ thể qua vết thương bên ngoài.

Cách phòng ngừa nấm da đầu tại nhà

Dùng dầu gội chăm sóc da đầu

Nguyên nhân bị nấm da đầu

Video youtube

 

Sử dụng thuốc trị nấm da đầu

Một số thuốc trị nấm da đầu thường được sử dụng là Fluconazol, Griseofulvin, Itraconazol, Terbinafin. Các thuốc này được sử dụng với liều lượng khác nhau đối với trẻ em và người lớn. Fluconazol, Griseofulvin, Itraconazol được dùng theo đường uống do hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Terbinafin thì được dùng dưới dạng kem bôi ngoài da. Cần dùng dưới sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách chữa nấm da đầu dân gian

Từ xa xưa, nấm da đầu đã được chữa khỏi bằng nhiều phương pháp dân gian như sử dụng bồ kết, đu đủ, vỏ bưởi, hương nhu, cỏ mần trầu. Các cách trong dân gian này đều có tác dụng trong việc điều trị nấm da đầu. Dưới đây là một vài cách mà dân gian thường sử dụng:

Nguyên nhân bị nấm da đầu
Cách trị nấm da đầu bằng phương pháp dân gian
  • Trị nấm bằng bồ kết: Đây là nguyên liệu quen thuộc với nhiều người bởi công dụng dưỡng tóc, trị gàu. Bên cạnh đó, bồ kết còn được biết đến với tác dụng trị nấm nhờ thành phần saponin có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn.
  • Hương nhu: Giúp lưu thông máu, giữ chân tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Với tác dụng kháng viêm, hương nhu được dùng trong điều trị nấm da đầu trong dân gian.
  • Đu đủ: có khả năng ức chế sự phát triển của vi nấm đồng thời có tác dụng chăm sóc tóc và kích thích mọc tóc.
  • Vỏ bưởi: Trong vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu và vitamin giúp điều trị nấm da đầu hiệu quả đồng thời có tác dụng kích thích mọc tóc.

Trị nấm da đầu bằng phương pháp tự nhiên

  • Bên cạnh dầu gội trị nấm hay những loại dược liệu thì nhiều phương pháp tự nhiên cũng được áp dụng trong điều trị nấm.
  • Dùng muối để trị nấm là phương pháp nhiều người sử dụng. Với khả năng làm sạch và sát khuẩn, muối ăn có tác dụng làm sạch da đầu hiệu quả.
  • Kết hợp muối ăn cùng phèn chua cũng là một cách để trị nấm. Bởi phèn chua có tính kháng khuẩn mạnh khi dùng cùng với muối sẽ tăng khả năng trị nấm da đầu.
  • Chanh có nhiều acid citric cùng với vitamin C giúp tiêu diệt nấm hiệu quả, đồng thời kích thích nang tóc phát triển, loại bỏ tế bào chết trên da. Muối và chanh kết hợp với nhau sẽ giúp diệt nấm, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy.

Đây là một vài phương pháp tự nhiên dùng để trị nấm da đầu thường được sử dụng và đem lại hiệu quả. Tuy nhiên những cách này chỉ nên dùng khi tình trạng nhiễm nấm nhẹ.

Trong bài viết này saothaiduong đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh nấm da đầu. Hi vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh này và có những cách phòng tránh cũng như xử trí phù hợp.