Nguyên nhân bị đau tinh hoàn

Bệnh lý đau nhức tinh hoàn xảy ra ở nam giới sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh dục và nhu cầu tình dục.

Nguyên nhân gây đau nhức tinh hoàn

Do tinh hoàn là cơ quan tương đối nhạy cảm nên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau nhức tinh hoàn

Dưới đây là một số nguyên nhân liên quan đến việc đau 1 bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn:

– Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Tình trạng này thường xảy ra đối với 15-16% nam giới, tĩnh mạch ở bìu bị rối thắt lại và giãn ra dẫn tới các cơn đau và căng tức kéo dài ở vùng dưới. Nam giới sẽ cảm thấy đau tức, khó chịu ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, xuất hiện ở cả vùng bìu, vùng bẹn, cảm giác đau sẽ tăng lên khi vận động mạnh, đứng ngồi lâu. 

– Viêm tinh hoàn: Xảy ra do tinh hoàn bị nhiễm virus, vi khuẩn, chấn thương hay dị ứng. Bệnh lý này dẫn đến tình trạng đau tức 1 hoặc 2 bên tinh hoàn, gây ra cảm giác nặng bìu, tiểu buốt, vùng da bìu sưng và căng phồng, tinh dịch xuất ra có kèm theo máu hoặc mủ…

– Viêm mào tinh hoàn: Mào tinh hoàn có vị trí nằm bên trên tinh hoàn, đảm nhiệm chức năng chứa tinh trùng, giúp tinh trùng phát triển trưởng thành và đẩy tinh trùng ra bên ngoài khi nam giới xuất tinh. Khi bị viêm mào tinh hoàn, phần bìu sưng đỏ, tinh hoàn bị đau, tinh dịch có lẫn máu mủ, sưng bẹn…

– Chấn thương và xuất huyết: Tinh hoàn bị chấn thương sau những cú va đập, nếu nặng có thể dẫn tới bị xuất huyết, máu chảy ra ngoài túi bìu.

Nguyên nhân bị đau tinh hoàn

Tinh hoàn bị xoắn

– Xoắn tinh hoàn: Tinh hoàn tự xoay quanh trục, khiến thừng tinh bị tắc nghẽn đột ngột, làm giảm lượng máu đến tinh hoàn, dẫn đến sưng đau ở một hoặc hai bên tinh hoàn. Biểu hiện là phần bìu sưng to, tinh hoàn bên cao bên thấp kèm triệu chứng đau bụng dưới, buồn nôn. 

– Thoát vị bẹn: Thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể, bệnh nhân cảm thấy căng tức ở vùng bẹn và bìu, một bên bìu sưng to lên do ruột ở trên dồn xuống. Đi lại nhiều, chạy nhảy hay làm việc nặng sẽ khiến phần bìu càng trở nên to hơn. 

– Ung thư tinh hoàn: Đau tinh hoàn có thể là một trong những biểu hiện của ung thư tinh hoàn, triệu chứng đau xảy ra khi khối ung thư đã phát triển trong thời gian dài, thành cục cứng trong tinh hoàn, đôi khi có thêm cảm giác nặng ở vùng bẹn hoặc bìu, người bệnh bị sốt cao. 

– Sỏi thận: Bệnh này thường xảy ra ở cả nam và nữ, khi nam giới bị sỏi thận không chỉ gây rối loạn tiểu tiện mà còn dẫn đến triệu chứng như nôn mửa, đau lưng và đau nhức tinh hoàn.

Tinh hoàn bị đau có nguy hiểm không?

Tùy từng nguyên nhân khác nhau sẽ quyết định mức độ nguy hiểm khi tinh hoàn bị đau. 

Khi tinh hoàn đau nhức do chấn thương nhẹ, cơn đau sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày, còn khi tinh hoàn bị đau kéo dài không giảm do nguyên nhân ung thư tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn… nam giới cần đến bệnh viện ngay lập tức. 

Những dấu hiệu đau nhức tinh hoàn bất thường mà nam giới cần lưu ý:

  • Cảm giác đau khi đi lại, khi sờ vào thấy khối u nổi lên bất thường
  • Phần bìu sưng đỏ, khi tiểu bị buốt, tiểu rắt, tiểu đau hoặc tiểu ra máu
  • Đau tinh hoàn kèm theo khó xuất tinh
  • Đau tinh hoàn đột ngột và dữ dội, kéo dài trong nhiều giờ, cơn đau lan sang cả vùng hông, bẹn, bìu…
  • Tinh hoàn bị chảy xệ, căng tức vùng bìu…

Nguyên nhân bị đau tinh hoàn

Cách chữa đau nhức tinh hoàn và phương pháp phòng tránh

Phương pháp chữa đau tinh hoàn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Tùy vào nguyên nhân mà có những phương pháp điều trị khác nhau, có thể chỉ cần dùng thuốc, song cũng có những trường hợp cần can thiệp phẫu thuật để điều trị.

Tinh hoàn là một tuyến vừa có chức năng ngoại tiết sản xuất tinh trùng và nội tiết sản xuất hormon chủ yếu là testosterone có liên quan tới chức năng sinh dục của nam giới, đồng thời hỗ trợ việc sản xuất tinh trùng. Do đó tinh hoàn bị đau sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của nam giới.

Nguyên nhân bị đau tinh hoàn

​Đau tức tinh hoàn do nhiều nguyên nhân, cần điều trị để không ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.

Tinh hoàn là một khối gồm một bao trắng dày bao trùm mô tinh hoàn, bên ngoài bao trắng dày này là một lớp bao mỏng, gọi là bao tinh mạc, có chứa dịch bên trong. Ở cơ thể nam giới bình thường có hai tinh hoàn. Mỗi tinh hoàn có hình quả trứng, chiều dài từ 3,5-5,5cm, rộng từ 2-3cm với trọng lượng trung bình là 20g. Tinh hoàn sản xuất hormon và tinh trùng - hai yếu tố quan trọng cho tình dục và sinh sản của nam giới. Khi bị đau tinh hoàn, nam giới không chỉ cảm thấy đau ở bìu mà còn có cảm giác mào tinh hoàn như bị phồng lên hoặc có bướu. Cơn đau dễ khiến nam giới cảm thấy bực bội, làm giảm nhu cầu tình dục, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn

Hiện tượng đau tức tinh hoàn thường mơ hồ và không dễ tìm ra được nguyên nhân. Nhìn chung, tinh hoàn là cơ quan rất nhạy cảm, có rất nhiều nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn:

Viêm mào tinh hoàn: Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn.

Xoắn tinh hoàn: Là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Biểu hiện là những cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng, một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Có thể gây đau tinh hoàn, biểu hiện là đau một bên tinh hoàn, đau âm ỉ hoặc đau liên tục. Bệnh nhân chủ yếu là thanh niên, hiếm gặp ở người cao tuổi.

Thoát vị bẹn: Thoát vị là tình trạng một bộ phận nào đó của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường được giới hạn của nó trong cơ thể. Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, kèm theo cảm giác đau tức nặng là một khối sà xuống bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn. Bệnh thường đòi hỏi phẫu thuật để cắt bỏ và tốt nhất là không nên trì hoãn phẫu thuật.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là đau tức, đau tăng khi vận động, hay gặp ở tinh hoàn bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.

Chấn thương và xuất huyết: Bạn đã bao giờ bị va đập tinh hoàn cực mạnh. Cú va đập có thể khiến bạn ngừng thở trong vòng vài giây nhưng bạn có thể kéo mình trở lại. Đôi khi, một chấn thương nặng có thể khiến máu chảy ra ngoài túi bìu. Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu.

Nang mào tinh hoàn: Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp, nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.

Ngoài ra, đau tinh hoàn cũng có thể do bị chấn thương hay các yếu tố sinh lý như khi hưng phấn tình dục, máu dồn về dương vật nhiều có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tinh hoàn, gây căng tức tinh hoàn; kích thích khi thủ dâm, quan hệ tình dục với thời gian cương cứng dương vật lâu,...

Cần làm gì khi tinh hoàn đau tức?

Nhiều trường hợp đau tức tinh hoàn có thể trị khỏi bằng các thuốc giảm đau kháng viêm thông thường, còn các trường hợp khác, cần chữa trị nguyên nhân. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đau tức tinh hoàn khó tìm thấy nguyên nhân. Cũng có nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn có thể ảnh hưởng tới tinh trùng. Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và phương án điều trị tốt nhất.