Ngứa vành tai là bệnh gì năm 2024

Ngứa và nóng vành tai là bị gì và phải làm sao khi gặp phải tình trạng này? Chắc chắn rằng có rất nhiều người băn khoăn vì không biết lý do vì sao vành tai bị ngứa và nóng. Điều này khiến cho họ cảm thấy lo lắng về sức khỏe của bản thân mình. Nội dung bài viết ngay dưới đây chúng ta cùng đi vào phân tích để qua đó nắm bắt về tình trạng chuẩn xác nhất cho mình.

HIỆN TƯỢNG NGỨA VÀ NÓNG VÀNH TAI LÀ BỊ GÌ? Trong cuộc đời mỗi người đều có thể gặp phải hiện tượng ngứa và nóng vành tai. Nếu như tình trạng này chỉ xuất hiện một vài ngày thì chẳng có gì đáng lo ngại. Thế nhưng nếu thấy lỗ tai thường xuyên bị nóng, ngứa ngáy đặc biệt là vào ban đêm thì không nên xem thường. Bởi vì nó chính là dấu hiệu của một số tình trạng như:

1. Viêm ống tai ngoài Cấu tạo tai gồm có tai ngoài, tai giữa cùng tai trong. Tai ngoài nó chính là bộ phận nằm ở ngoài cùng gồm vành tai, ống tai cấu tạo của nó chủ yếu là sụn, xương và còn được bao bọc bởi lớp da mỏng. Nhiệm vụ tai ngoài chính là giúp hứng sóng âm thanh trong không khí để từ đó đưa vào tai giữa cùng tai trong.

Viêm ống tai ngoài đó là khi bộ phận này bị viêm khuẩn, tác nhân có hại xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể xảy ra do ống tai hay bị nước vào lúc tắm hoặc bơi. Triệu chứng ban đầu là ngứa và nóng vành tai mà đặc biệt là về đêm. Thực tế thì tình trạng này xảy ra cả ban ngày, tuy nhiên do ban đêm không gian yên tĩnh nên cảm nhận cơn ngứa nóng rõ hơn.

2. Bệnh viêm tai giữa Đây chính là bệnh lý khá phổ biến về tai, nó thuộc về nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh lý này là tình trạng tổn thương hoặc là viêm nhiễm ở toàn bộ hệ thống hòm nhĩ cùng xương chũm. Viêm tai giữa gặp ở mọi đối tượng tuy nhiên có đến 80% là xảy ra ở trẻ em.

Biểu hiện điển hình nhất của tình trạng chính là gây cảm giác bị ngứa tai trái, tai phải và bị đau tai liên tục. Ngoài ra đôi khi người bệnh còn bị giật, nhói tai và đau lan lên trên đầu. Người bệnh còn cảm thấy bị ù tai và sức nghe giảm, có cảm giác trong tai có nước, có dịch mủ chảy ra. Khi thời tiết thay đổi thì tình trạng lúc đó lại càng trở nên rõ ràng hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này ở người lớn và trẻ nhỏ đều khác nhau. Nếu ở trẻ nhỏ nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ cấu trúc tai chưa hoàn thiện, ống thính giác kích thước ngắn do vậy chất thải dễ bị tắc và không thể thoát ra. Thì ở người lớn bệnh xảy ra bởi thường xuyên ngoáy tai bởi các dụng cụ nhọn, cứng gây tổn thương tai. Và nó tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập rồi gây bệnh.

3. Bị dị ứng Bị ngứa và nóng vành tai có thể là do dị ứng một số thực phẩm như là đậu nành, lúa mì, sữa… Điều này sẽ gây ra ngứa, bị nổi mề đay tại các phần còn lại ở lưng, mặt, tay, chân… Ngoài ra điều này còn xuất phát bởi hội chứng dị ứng miệng bởi phấn hoa ở một số thực phẩm như là hạt hướng dương, táo, cherry, hạt phỉ…

Không chỉ gây ngứa và nóng ở vành tai mà dị ứng còn gây khó thở sau ăn hay sau khi tiếp xúc cùng chất dị ứng. Do vậy bạn cần tránh dùng những chất này và thăm khám điều trị nếu thấy tình trạng nghiêm trọng.

4. Bệnh chàm hoặc vảy nến Tiếp theo bị ngứa và nóng vành tai thì nó cũng có thể là dấu hiệu của chàm hay vảy nến. Đây đều chính là bệnh da liễu nguy hiểm cần sớm thăm khám và điều trị. Bệnh vảy nến nguyên nhân gây ra vẫn đang được nghiên cứu từ các nhà khoa học. Nhưng nhiều giả thiết cho rằng nó xuất phát bởi sự suy yếu hệ miễn dịch dẫn đến. Người bệnh khi đó còn bị sưng viêm ở một số vị trí như là khuỷu tay, đầu gối…

Với bệnh nhân bị bệnh chàm thì có thể tiền sử người bệnh bị xơ gan, viêm thận, viêm tai, tiếp xúc cùng yếu tố vật lý hay hóa học độc hại. Biểu hiện ban đầu chính là ngứa ngáy ở vùng da bị chàm. Tiếp theo sẽ bị ửng đỏ, nổi mụn và vỡ ra tạo lớp vảy khô nhìn vào rất mất thẩm mỹ.

5. Viêm mũi dị ứng Đó là vì tai mũi họng chính là những cơ quan thông với nhau, thông với bên ngoài. Do vậy nếu như thấy một trong số những cơ quan này gặp vấn đề nó gây ra ảnh hưởng cho các cơ quan còn lại. Viêm mũi dị ứng đây là bệnh lý phổ biến với từ 10 đến 20% dân số bị mắc phải. Bệnh này xảy ra bởi niêm mạc mũi nhạy cảm khi tiếp xúc cùng những kích thích có hại bên ngoài gây ra.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng như là yếu tố từ gia đình, do hệ miễn dịch, do tiếp xúc dị nguyên hoặc môi trường khí hậu… Người bệnh bị ngứa và nóng vành tai và còn chảy mũi dịch trong, ngạt mũi, ngứa họng…

Thói quen ngoáy tai thường xuyên có thể gây viêm ống tai ngoài. Ban đầu ngoáy tai không đúng cách gây viêm nhẹ, sau đó càng ngoáy nhiều hơn thì càng ngứa hơn và viêm cũng nặng hơn. Ngứa tai có thể là dấu hiệu của một số bệnh

- Nhiễm trùng tai: Ngứa tai là triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhiễm trùng ở tai như: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai trong…Nhiễm trùng thường gây ra bởi vi khuẩn, virus và hay gặp ở người thích đi bơi lội hoặc thường xuyên để nước lọt vào tai khi tắm

- Nấm ống tai: Nấm ống tai là bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm 10% trong số những bệnh nhân bị viêm ống tai. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cảm giác ngứa ở ống tai.

- Dị ứng: Ngứa tai đôi khi có thể là phản ứng của dị ứng. Dị ứng có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra như: Dầu gội đầu, keo xịt tóc hoặc dị ứng thực phẩm.

- Bị bệnh chàm hay vẩy nến: Chàm, vẩy nến là những bệnh lý về da phổ biến với triệu chứng điển hình là ngứa. Nếu chàm hoặc vẩy nến xuất hiện ở ống tai, bạn cũng sẽ cảm thấy bị ngứa tai, rất khó chịu.

- Viêm mũi họng: Đường dẫn truyền cảm giác về não của tai và mũi họng có một số đoạn đi chung. Do vậy, những kích thích ở mũi họng cũng có thể gây ngứa ở tai.

Nên làm gì khi bị ngứa lỗ tai?

Khi bị ngứa tai, bạn cần tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả những bệnh lý liên quan. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một số lưu ý sau để tình trạng ngứa trong tai không tiến triển nặng hơn.

- Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể tập trung làm một việc gì đó để quên đi cảm giác ngứa ở tai.

- Sau khi đi bơi, bạn nên dùng khăn lau khô vành tai để tránh không cho nước lọt vào tai.

- Không ngoáy tai quá sâu, không sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai khi chưa được vô trùng. - Tránh tiếp xúc với khói bụi, tránh sử dụng tai nghe quá nhiều.

- Nếu nước vô tình vào tai khi tắm, khi bơi gây cảm giác khó chịu, ù tai, ngứa tai thì bạn hãy nghiêng đầu vỗ nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai để thấm hết nước chứ không được lau chùi nhiều.

Nếu bạn ngứa tai liên tục, lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Tai sao càng ngoáy tai lại càng ngứa?

Thói quen ngoáy tai thường xuyên có thể gây viêm ống tai ngoài. Ban đầu ngoáy tai không đúng cách gây viêm nhẹ, sau đó càng ngoáy nhiều hơn thì càng ngứa hơn và viêm cũng nặng hơn.

Ngứa tai có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng ngứa lỗ tai kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tai. Ngoài ra còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bệnh nhân nên đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

Ngứa vành tai là biểu hiện của bệnh gì?

Cảm giác ngứa tai là cảm giác ngứa ở lỗ tai hoặc vành tai, thường là ở lỗ tai. Ngứa tai có nhiều nguyên nhân: Do ráy tai tích tụ, do dị ứng, do kích thích của máy trợ thính, do nấm tai, viêm tai. Nếu ngứa tai liên tục thì nên nghĩ đến nguyên nhân bệnh lý như viêm tai ngoài hoặc nấm trong tai.

Nấm ống tai nên uống thuốc gì?

Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nấm tai độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống nấm dạng nhỏ, uống hoặc bôi tùy loại nấm. Thuốc nhỏ tai chuyên dụng có thành phần axit axetic, clotrimazole và fluconazol. Thuốc uống cần có traconazole [Sporanox]. Thuốc bôi thường là ketonidazol.

Chủ Đề