Ngày cúng rằm tháng 7 đẹp

Tôi công tác ở Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI, là Phó Bí thư Chi bộ Khoa Giáo dục Cơ sở, giảng viên giảng dạy môn Lý luận Chính trị, là tổ phó tổ dân cư 205, khu phố 22, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Từ đầu năm 2022, tôi phụ trách thêm công tác “Dân vận” tại tổ dân cư 205, khu phố 22, phường Bình Hưng Hòa A.

Nhịp sống 01/12/2022 13:14

Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA lý giải, thực tế việc cúng trước này là xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ "mở cửa" đó nên người âm sẽ rất khó để "trở về" hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng Rằm tháng 7 trước và thói quen này được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Cúng Rằm tháng 7 vào giờ nào?

Theo các chuyên gia văn hóa và phong thủy thì gia đình Việt nên tổ chức lễ cúng gia tiên, lễ cầu siêu Vu Lan vào ban ngày. Từ khoảng 11- 12 giờ là hợp lý nhất. Đây là giờ hoàng đạo và là giờ ma quỷ ít hoạt động hơn. Khi đó vong linh là người nhà sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc mà không có sự quấy phá của các cô hồn dã quỷ được thả về trong ngày Rằm tháng 7.

Đối với lễ cúng cô hồn, chúng sinh thì nên cúng vào chiều tối, diễn ra vào giờ Dậu [17 giờ - 19 giờ] là tốt nhất. Đây là thời gian nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn có thể ăn uống được.

Ban ngày có ánh sáng mặt trời, các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt. Nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể nhận các vật phẩm mà gia chủ bày cúng. Tuy nhiên dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 15/7. Bởi khi đó cửa địa ngục đóng lại. 

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.

Cúng bàn Phật

Nhiều gia đình thường thờ Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát tại gia. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan.

Đối với bàn cúng Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật và thường nên cúng vào buổi sáng. Trên mâm cúng cần có hoa tươi, không dùng hoa dại, hoa giả để cúng trong rằm tháng 7. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

Cúng trong nhà

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên thường đặt ở dưới lễ cúng Phật. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên gồm: trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến...

Cúng ngoài trời

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:

- Muối gạo [1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong].

- Cháo trắng nấu loãng [12 chén nhỏ].

- Hoa quả.

- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo [đều được bóc hết ra, sau khi cúng thì thả xuống sông bố thí cho loài thủy tộc]

- Tiền trần [là tiền thật, thường là tiền lẻ].

- 3 chung nước [hay 3 ly nhỏ ], nhang và nến.

Lưu ý khi cúng rằm tháng 7: Đặt lễ cúng trước cửa nhà [hay nơi đang buôn bán]. 

Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không được đem vào nhà, cũng không được mang đồ cúng đó chia lộc cho bất cứ trẻ em hay hàng xóm, người thân nào trong gia đình để tránh chúng sinh đi theo đòi lại. Vẩy chút nước, cháo, toàn bộ đĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Toàn bộ đồ ở trong mâm cúng chúng sinh còn lại [bỏng, bánh kẹo, hoa quả, cháo loãng còn lại..] đều mang ra hồ hoặc ao mát mẻ gần đó để bố thí cho chúng sinh ở dưới nước. 

Theo các chuyên gia, với mâm cúng Phật cũng như mâm cúng ông bà, tổ tiên hay cúng cô hồn tháng 7 nên làm cỗ chay.

Rằm tháng bảy ở Việt Nam là ngày xá tội vong nhân, cũng là dịp lễ Vu lan báo hiếu, mọi người hướng về tổ tiên, cội nguồn, về các đấng sinh thành. Đây là một trong những dịp lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vào dịp này, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên, lễ cúng cô hồn.

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào để gặp nhiều may mắn là câu hỏi được nhiều người Việt quan tâm.

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào?

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng 7 năm 2022 rơi vào thứ Sáu, ngày 12/8/2022 dương lịch, tức ngày 15/7 năm Nhâm Dần.

Nhiều chuyên gia phong thuỷ cho rằng, các gia đình có thể cúng Rằm tháng 7 từ ngày 2-14 mà không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ "mở cửa" đó nên người âm sẽ rất khó để "trở về" hay không thể nhận được đồ thờ cúng.

Đối với lễ cúng gia tiên, lễ cầu siêu Vu Lan thì các chuyên gia cho rằng nên tổ chức vào ban ngày. Từ khoảng 11- 12 giờ. Đây là giờ hoàng đạo và là giờ ma quỷ ít hoạt động hơn. Khi đó vong linh là người nhà sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc mà không có sự quấy phá của các cô hồn dã quỷ được thả về trong ngày rằm tháng 7.

Đối với lễ cúng cô hồn, chúng sinh thì nên cúng vào chiều tối, diễn ra vào giờ Dậu [17 giờ - 19 giờ] là tốt nhất. Đây là thời gian nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn có thể ăn uống được. Bởi vào ban ngày có ánh sáng mặt trời, các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt. Nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể nhận các vật phẩm mà gia chủ bày cúng. Tuy nhiên dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 15/7. Bởi khi đó cửa địa ngục đóng lại.

Cúng rằm tháng 7 dùng cỗ chay hay mặn?

Nhiều người quan niệm, Vu lan và xá tội vong nhân đều là quan niệm tín ngưỡng của Phật giáo, vì vậy cần cúng cỗ chay. Nhiều người khác cho rằng, mâm lễ cúng Phật và cúng chúng sinh nên làm cỗ chay, còn mâm cúng tổ tiên, thần linh thì làm cỗ mặn, hoặc chay mặn tùy ý.

Thực ra, việc làm cỗ chay hay mặn không phải là quy định cứng, nó tùy thuộc vào niềm tin, phong tục và cả hoàn cảnh, điều kiện thực tế của mỗi gia đình. Trong việc hương khói, yếu tố quan trọng nhất không phải cỗ bàn có gì mà là sự thành tâm.

Chủ Đề