Ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Liên kết này chỉ được cung cấp để thuận tiện cho bạn và sẽ không được Ngân hàng CIMB coi hoặc hiểu là sự chứng thực hoặc xác minh của trang web được liên kết đó hoặc nội dung của nó.

Ngân hàng CIMB không bảo đảm về trạng thái của liên kết này hoặc thông tin có trong trang web mà bạn sắp truy cập.

Bạn có muốn tiếp tục?

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài.
  • Cá nhân từ 18 tuổi.
  • Có CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu có hiệu lực
  • Mục đích vay tiền ngân hàng nhằm phục vụ mục đích hợp pháp.

  • Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc], Phó Tổng giám đốc [Phó Giám đốc] của ngân hàng.
  • Người có nhu cầu sử dụng vốn vay để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm.
  • Đối với khách hàng có khoản nợ xấu từ các ngân hàng hoặc điểm tín dụng thấp, ngân hàng hoàn toàn có thể từ chối cho vay.

Nếu các bạn đã từng sử dụng các dịch vụ tài chínhđặc biệt là những sản phẩm tại ngân hàng hay vô tình nhìn thấy một tờ rơi quảng cáo về dịch vụ vay vốn trên đường thì chắc chắn đã từng ít nhất 1 lần nghe qua cụm từ giải ngân.

Đúng là thế, dù đã từng nghe qua nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu về nó. Vậy thực sự giải ngân là gì? Giải ngân bao gồm những hình thức nào?

Có quy trình ra sao? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Gocnhintaichinh.com giải đáp giúp bạn qua bài viết sau đây!

Giải ngân là gì?

Giải ngân hay tiếng anh gọi là Disbursement là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đặc biệt quan trọng trong quy trình tín dụng.

Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng: Giải ngân là hình thức mà ngân hàng hay các tổ chức tín dụng phải thanh toán một khoản tiền nào đó cho các tổ chức, cá nhân đi vay vốn theo quy định trong hợp đồng đã ký trước đó.

Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi đã hoàn tất hợp đồng và đầy đủ các hồ sơ cần thiết. Đối với hợp đồng vay vốn, việc giải ngân có thể được thực 1 lần hoặc nhiều lần thông qua chuyển khoản, tiền mặt, Séc, thẻ tín dụng… tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên.

Các hình thức giải ngân hiện nay.

Do nhu cầu và mục đích vay vốn đa dạng của khách hàng mà giải ngân được phân ra nhiều loại: Giải ngân một lần, giải ngân phong tỏa, giải ngân không phong tỏa,…

Trong nhiều loại giải ngân thì giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa được các ngân hàng và tổ chức tài chính áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

#1. Giải ngân phong tỏa.

Đây là hình thức giải ngân mà khi đó sau khi hoàn tất các thủ tục người vay vốn sẽ nhận được tiền vào tài khoản nhưng tạm thời không được rút số tiền này ra để sử dụng cho đến khi hoàn thành các thủ tục mua bán hàng hóa, tài sản hoặc hoàn tất đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền theo mục đích vay vốn ban đầu ghi trên hợp đồng.

Hiện nay, đa số khách hàng áp dụng hình thức giải ngân này để vay mua nhà trả góp. Hình thức này vừa an toàn cho cả khách hàng vay vốn lẫn ngân hàng vì giảm được hầu hết các rủi ro có thể phát sinh.

#2. Giải ngân không phong tỏa.

Trái ngược với hình thức giải ngân phong tỏa, ở hình thức giải ngân không phong tỏa khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được khoản vay trong tài khoản tín dụng và có thể rút ra để sử dụng. Phương thức này giúp người vay vốn nhanh chóng tiếp cận khoản vay, nhất là khi đang có nhu cầu cần đến gấp.

Giải ngân không phong tỏa chứa nhiều rủi ro cho phía ngân hàng nên hầu hết chỉ áp dụng cho các khoản vay nhỏ tại một số chi nhánh, ngân hàng.

Quy trình giải ngân vay tín chấp ngân hàng

Thực chất của quy trình giải ngân chính là quy trình vay vốn. Như đã đề cập ở nội dung trên, giải ngân là một quy trình đặc biệt quan trọng trong quy trình tín dụng. Để nắm rõ về giải ngân, chúng ta cùng tìm hiểu các bước giải ngân sau đây:

Bước 1: Đăng ký, kê khai và xác nhận thông tin.

Đây là bước đầu tiên của quy trình giải ngân tín chấp, khách hàng cần đăng ký và kê khai với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng bao gồm các thông tin sau: Thông tin nhân thân, mục đích vay vốn và khả năng hoàn trả vốn. Chuyên viên tài chính sẽ tiếp nhận thông tin và xác thực độ chính xác của thông tin đó.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Ở bước này, hồ sơ mà bạn chuẩn bị có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chấp thuận cho vay vốn và hạn mức bạn có thể được nhận. Nên cần chuẩn bị đầy đủ và hoàn thiện các hồ sơ cần thiết.

Những hồ sơ mà khách hàng cần chuẩn bị: Hồ sơ chứng minh nhân thân [CMND, Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân, Hộ khẩu,…], Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ sử dụng nguồn vốn, Hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo. Nộp lại tất cả những hồ sơ này cho phía ngân hàng với độ chính xác tuyệt đối, trung thực.

Bước 3: Thẩm định khoản vay

Đây là một trong những bước quan trọng trong toàn bộ quy trình, sau khi các chuyên viên tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng sẽ tiến hành xác minh độ chính xác, tính phù hợp của hồ sơ. Trong trường hợp nếu khách hàng cung cấp không đủ hồ sơ, chuyên viên có thể yêu cầu bổ sung thêm để kịp thời hoàn tất quá trình thẩm định.

Khách hàng cần hợp tác trả lời 1 số câu hỏi để đảm tính chuẩn xác và mức độ phù hợp khi vay vốn.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi hoàn thành bước 3, chuyên viên thẩm định sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp trên. Từ đó, cấp trên sẽ xem xét có đồng ý hay không đồng ý yêu cầu vay vốn của khách hàng từ đề xuất của chuyên viên thẩm định.

Trong trường hợp khoản vay quá lớn, ngân hàng có thể có thêm 1 đội ngũ thẩm định độc lập tiến hành xem xét lại toàn bộ hồ sơ để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và khách quan.

Sau khi hoàn tất bước xác minh, ngân hàng sẽ dựa vào hồ sơ thẩm định để quyết định có phê duyệt hồ sơ vay vốn hay không.

Bước 5: Giải ngân khoản vay

Đây là bước cuối cùng của quy trình giải ngân. Khi tất cả các hồ sơ đã đạt yêu cầu, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản vay đến khách hàng. Giải ngân trong 1 lần hay nhiều lần phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng đã thống nhất trước đó.

Tần suất giải ngân là gì?

Như đã nói trước đó, số lần giải ngân sẽ phụ thuộc vào tùy trường hợp cụ thể mà có số lần giải ngân khác nhau trong 1 khoảng thời gian nhất định, điều này được gọi là tần suất giải ngân.Tần suất giải ngân phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và mục đích vay vốn.

Thời gian giải ngân trong bao lâu?

Thông thường, mất từ 1 – 2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện của từng ngân hàng và tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp, độ chính xác và sự đầy đủ số lượng hồ sơ cần thiết.

Với trường hợp, hồ sơ có mức độ quá phức tạp có thể mất từ 3 – 4 ngày hoặc lên đến vài tuần mới có thể giải ngân.

Kết luận.

Gocnhintaichinh.com vừa hoàn thành bài viết về các vấn đề liên quan đến giải ngân. Giải đáp những thắc mắc giải ngân là gì?, Các hình thức giải ngân và Quy trình giải ngân khi vay vốn. Hy vọng các thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ hữu ích với các bạn khi có nhu cầu thực hiện vay vốn tín dụng.

Mọi câu hỏi về chủ đề này xin các bạn để lại phía dưới bài viết, bạn sẽ nhanh chóng nhận được câu trả lời từ chúng tôi trong thời gian sớm nhất!

Ký quỹ là gì: ưu điểm và các hình thức thông dụng hiện nay.

5/5 - [14 votes]

Nguyễn Ánh Trúc

Chào anh/ chị, mình là Nguyễn Ánh Trúc, hiện là Founder của Gocnhintaichinh. Nơi mình chia sẽ kiến thức tài chính là người từng nhân sự Ngân Hàng nước ngoài. Có phải bạn đang cần giải đáp về vay vốn, hãy liên hệ bên mình nha, sẵn sàng tư vấn bất kỳ lúc nào.

Chia sẻ nhé!

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề