Năng lực nào là năng lực chính yếu ở môn Tiếng Việt cấp tiểu học modun 3

Câu 1. Năng lực nào là năng lực chính yếu ở môn Tiếng Việt cấp tiểu học?

Đáp án: Năng lực ngôn ngữ

Câu 2 và 3: Đ, Đ, S, Đ, S

Câu 4. Đ S Đ S S

Câu 5. Đọc câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn sau:

Vì sao trong đoạn thơ thứ hai của bài Sao không về Vàng ơi! bạn nhỏ lại cảm thấy cái cổng rộng?

A. Vì cái cổng đã được làm rộng hơn

B. Vì cái cổng không đóng cánh cửa

C. Vì cái cổng không có con Vàng nằm chắn lối ra vào

D. Vì cái cổng được lau sạch

Câu hỏi trên đã vi phạm lỗi nào về kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn?

Đáp án: Các câu trả lời cần có độ dài tương đương

QC

Tôm Khô Vinh Kim - Đặt Sản Trà Vinh

Câu 6. Đọc câu hỏi tự luận sau:

Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nói về bài thơ Lượm.

Câu hỏi trên đã vi phạm lỗi nào về kĩ thuật viết câu hỏi tự luận?

Đáp án: Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và mức độ cần đo

Câu 7. Việc thử đề kiểm tra viết [dùng để kiểm tra định kì] do giáo viên soạn trên một số học sinh được chọn ngẫu nhiên là việc làm trong bước nào của quá trình biên soạn đề kiểm tra viết?

Đáp án: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Câu 8. Công cụ đánh giá nào có ưu thế trong đánh giá quá trình viết của học sinh?

Đáp án: Bảng kiểm

Câu 9. Kĩ thuật nào sau đây không phải kĩ thuật đánh giá bằng kiểm tra viết:

Đáp án: Phiếu quan sát

Câu 10. Hình thức vấn đáp nào phù hợp để sử dụng trước, trong và sau bài học nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HS một cách nhanh gọn, kịp thời?

Đáp án: Hình thức vấn đáp kiểm tra

Câu 11. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong các câu sau:

[tự đánh giá, thang đo, đánh giá, bảng kiểm tra]

Chỗ khác của bảng kiểm với thang đo là: Bảng kiểm tra chỉ ra các mức độ của một kĩ năng, một hành vi còn thang đo chỉ yêu cầu trả lời câu hỏi Có hay Không, Kĩ năng hay Hành vi cần đo. Bảng kiểm không chỉ là công cụ dùng cho GV đánh giá kết quả học của HS, mà còn là công cụ dùng cho HS tự đánh giá kết quả học của bản thân và đánh giá lẫn nhau.

Câu 12. Đ Đ S Đ S Đ

Câu 13.

  1. Yêu cầu GV khác cùng ghi chép sự kiện tương tự
  2. Xác định những sự kiện [hoạt động] cần quan sát
  3. Chọn HS cần được giúp đỡ

Câu 14. 1 C, 2A, 3B

Câu 15. Đúng

Câu 16. Hồ sơ học tập giúp GV đánh giá được:

TL: Sự tiến bộ của HS trong một thời gian học

Câu 17. Những Tiêu chí đưa ra để quan sát phải là những yêu cầu cần đạt của kĩ năng thực hiện hoặc năng lực

Những mô tả trong thang đo phải là những bằng chứng có thể trực tiếp quan sát được

Các mức độ mô tả trong thang đo phải được định nghĩa rõ ràng

Câu 18. Câu trả lời

1. Tái hiện các hình ảnh, chi tiết trong văn bản.

2. Suy luận được các thông điệp trong văn bản.

3. Đánh giá giá trị của văn bản

4. Vận dụng các tri thức đã học trong văn bản vào tình huống thực tiễn

Câu 19. Câu trả lời

1. Kể lại một câu chuyện đơn giản dựa vào gợi ý.

2. Nhớ được trình tự sự việc, trình tự miêu tả.

3. Kể, tả được những trải nghiệm của bản thân.

4. Kể chuyện, thuật việc, miêu tả có xen nhận xét, cảm xúc, lí lẽ

Câu 20. Năng lực Ngôn ngữ

Kế hoạch bài dạy

Mẫu 1

BÀI 55AN – AT [3 TIẾT]

I, MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

Đọc:

– Nhận biết, đọc, viết được các tiếng, từ có chứa vần an, at, học được cách đọc vần an at,,,; đọc đúng và rõ ràng bài Giàn mướp….[1]

– Đọc hiểu bài Giàn mướp; trả lời các câu hỏi của bài đọc.[2]

Viết:

– Viếtđược cácvần: anat, các tiếng bàn, nhà hát.[Kĩ thuật viết][3]

1.2. Phát triển các năng lực chung

– Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi. [4]

2. Phẩm chất: Nhân ái

– Bước đầu hình thành tình yêu thiên nhiên, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh…[5]

II. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV: Ti vi, máy tính.

– HS : Bảng con, vở bài tập Tiếng Việt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS PP và kĩ thuật dạy học Sản phẩm, PP, công cụ đánh giá
1. KHỞI ĐỘNG

– Tạo hứng thú cho HS.

– Ôn lại kiến thức đã học.

– GV cho HS hát bài: Ồ sao bé không lắc.

1.Kiểm tra bài cũ.

+ Bài trước các em học vần nào?

– Cô có một số “Ô cửa bí mật” các em cùng nhau đi mở từng ô của nhé.

– Ô cửa 1 xuất hiện từ ướp dưa.

– Ô cửa 2 xuất hiện từ Hồ Gươm.

* Gv giải thích từ Hồ Gươm: Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng thơ mộng nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội.

– Ô cửa 3 xuất hiện câu: “Mẹ đi chợ mua cam và mua mướp”.

– Ô cửa 4 xuất hiện từ: quả mướp

– GV nhận xét: Qua các ô của bí mật cô thấy được việc nắm bài của các em rất tốt. Cô khen cả lớp.

– HS hát.

– Vần ươm, ươp

– HS lần lượt mở từng ô cửa.

– HS đọc từ

– HS đọc

– HS đọc

– HS nói 1 câu có từ quả mướp

VD: – Mẹ em đi chợ mua quả mướp.

– Quả mướp có màu xanh.

Kĩ thuật trò chơi học tập.

PP vấn đáp, động não. PP khích lệ HS.

HĐ 1: KHÁM PHÁ 2. BÀI MỚI
Mục tiêu:

– Nhận biết các vần và chữ cái trong vần

– Đánh vần đúng, – Đọc đúng tiếng có anat

2.1 Dạy vần an

B1: GV đưa vần an

– Gọi HS đọc

– Thay âm m bằng âm n được vần gì?

– GV đọc mẫu vần an.

– GV nhận xét

B2: Phân tích vần.

– Vần an có mấy âm?[ Phân tích vần]

B3. Đánh vần an.

– GV đánh vần mẫu: a – nờ – an/ an.

B4: Quan sát tranh

– GV cho HS quan sát hình ảnh cái bàn.

+ Đây là cái gì?

* GTbàn: Bàn là đồ thường làm bằng gỗ hoặc nhựa, có mặt phẳng và chân đỡ, dùng để làm việc, học tập,…

– GV viết tiếng: bàn

B5. Đánh vần tiếng

-GV chỉ thước, HS đọc bờ-an- ban- huyền- bàn/ bàn.

– Tìm tiếng có chứa vần an

– GV ghi bảng: tan, tàn tán tản, tãn, tạn.

– Y/c HS đọc các tiếng vừa tìm được

+ Vần an kết hợp được với mấy thanh? Dấu thanh đặt ở đâu?

2. Dạy vần at

B1. Xuất hiện vần.

– GV đưa vần: at

– GV nhận xét, phát âm lại.

B2. Phân tích vần.

– GV dùng ký hiệu yêu cầu HS phân tích vần.

– GV gọi HS nhận xét- GV nhận xét.

B3: Đánh vần.

– GV yêu cầu HS đánh vần.

– Gv nhận xét.

+ Có vần at muốn được tiếng hát em làm thế nào?

– GV chỉ bảng hát

B4: Quan sát tranh

– GV cho HS quan sát tranh nhà hát.

+ Đây là bức ảnh chụp cảnh ở đâu?

* GT về nhà hát: Ngôi nhà lớn chuyên dùng làmnơi trình diễn các tiết mục nghệ thuật sân khấu cho mọi người xem.

– GV ghi bảng, HS đọc

B5: Tìm tiếng chứa vần at

– GV yêu cầu HS ghép âm đầu với vần at thêm dấu thanh để tạo thành tiếng.

– GV ghi các từ HS tìm được lên bảng: tát, tạt

+ Chỉ bảng lớp cho HS đọc các tiếng mà HS vừa nêu được.

+ vần at chỉ kết hợp được với mấy thanh?

* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

=>GV GT + ghi bảng tên bài.

– So sánh vần anvầnat có điểm gì giống và khác nhau

– GV nhận xét, tuyên dương.

– 3 HS đọc, lớp đọc ĐT

– Cô được vần an

– HS đọc CN – N- ĐT

– Vần an có 2 âm, có âm ađứng trước, âm n đứng sau.

– HS đọc nối tiếp CN- ĐT:

a – nờ – an/ an.

– HS quan sát.

– Cái bàn

– HS đọc CN- N- Cả lớp: bờ- an- ban- huyền- bàn/ bàn.

– HS tìm và nêu – đọc đánh vần, nêu miệng.

– HS đọc CN, tổ, lớp [đọc trơn, đánh vần, phân tích 1 số tiếng].

– Vần an kết hợp được với 6 thanh. Dấu thanh đặt ở a.

– 2,3 HS đọc vần at.

– HS đọc: CN- tổ- Lớp

– Vần at gồm có 2 âm, âm a đứng trước, âm t đứng sau [CN, lớp].

– HS đánh vần a-tờ- at/at [CN- T- ĐT].

– Em thêm âm h và thanh sắc

– HS đánh vần, đọc trơn

– Nhà hát

– HS đọc CN – ĐT

– HS tìm

– HS luyện đọc CN – ĐT

– Vần at chỉ kết hợp được với 2 thanh.

– Vần an, at

– HS đọc

+ Giống nhau: đều có âm a

+ Khác nhau:- Vần an có ân n, vần at có âm t.

– Vần an kết hợp được với 6 thanh, vần at chỉ kết hợp được 2 thanh

– PP phân tích mẫu và rèn luyện theo mẫu, quan sát, so sánh. PP làm việc cá nhân, nhóm, lớp. PP khích lệ HS.

– KT: đọc truyền điện, đặt câu hỏi.

– SP: phần đọc vần an, tiếng chứa vần an.

– PP quan sát, hỏi đáp

CC

– Câu hỏi.

– Đọc được các tiếng,từ, câu có chứa vần an, at.

– Viết được vần an, at và tiếng có chứa vần an, at.

HĐ2:LUYỆN TẬP

Bài 2: Mở rộng vốn từ

– Gọi HS nêu yêu cầu

– Cho HS quan sát tranh- đọc tiếng, từ.

– Giải thích từ: thợ hàn, màn

– GV tổ chức cho HS làm bài

– GV chữa bài

– GV gọi HS nhận xét- GV kết luận.

* Chia sẻ: GV tổ chức cho HS chia sẻ và nói cho nhau nghe những từ, câu có chứa an, at

– GV gọi 1 số nhóm lên trình bày

– GV nhận xét, tuyên dương

*Tập viết [bảng con – BT 5]

B1: Quan sát- nhận xét

– GV đưa chữ mẫu: an, bàn, at, nhà hát.

– GV trình chiếu cho HS quan sát mẫu.

– GV vừa viết vừa nêu cách viết chữ ghi vần an.

– Chữ ghi vần an gồm mấy con chữ?

– Độ cao của các con chữ.

– Hướng dẫn HS viết bảng.

– GV theo dõi, sửa cho HS

– Tương tự với chữ ghi tiếng bàn, …

bàn: viết btrước, vần ansau, dấu huyền đặt trên a.

+ Chữ ghi từ nhà hát có mấy tiếng? Khoảng cách các tiếng?

– [nhà] hát: viết htrước, vần atsau, dấu sắc đặt trên a.

– GV nhận xét- sửa sai.

– Gạch chân tiếng chứa vần an, tiếng chứa vần at

– HS đọc nối tiếp, ĐT

– HS mở vở BT làm

– 2 HS nêu

– HS làm việc nhóm đôi

– 2 nhóm lên chia sẻ trước lớp

– 2,3 HS đọc.

– HS quan sát và nêu

– Vần an được viết bằng 2 con chữ.

– Độ cao là 2 li

– HS luyện viết

– HS đọc lại

– 1 HS đọc, nói cách viết vần an, atchiều cao các con chữ.

– HS viết bài.

+ Có 2 tiếng. Khoảng cách giữ các tiếng là 1,5 ô li.

– PP quan sát, rèn luyện theo mẫu

– PP phân tích, vấn đáp. PP làm việc cá nhân, nhóm đôi, lớp. PP khích lệ HS.

– Kĩ thuật chia sẻ, đặt câu hỏi

tranh, chữ mẫu,

– SP:

Đọc các tiếng, từ chứa vần an,at.

. Bài viết các tiếng chứa vần an, at/ Phiếu học tập,

PP: hỏi-đáp, quan sát

CC:bảng kiểm, câu hỏi.

3. CỦNG CỐ- DẶN DÒ

– Tiết Tiếng Việt hôm nay các em được học bài gì?

– Vần an kết hợp được với mấy thanh? Vần at kết hợp được với mấy thanh?

– Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà viết vần an, at vào bảng con.

– Vần an, vần at.

– Vần an kết hợp được với 6 thanh. Vần at chỉ kết hợp được với 2 thanh.

– HS lắng nghe.

PP: vấn đáp.

PP: cá nhân, lớp.

KT: đặt câu hỏi

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

HS ĐÁNH GIÁ ĐỌC LẪN NHAU [PHẦN KHÁM PHÁ]

– Bạn đọc đúng chưa?

– Đọc to, rõ ràng chưa?

– Tốc độ đọc đã đảm bảo chưa?

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG HS ĐÁNH GIÁ ĐỌC LẪN NHAU [PHẦN LUYỆN TẬP]

– Bạn đọc đúng mấy tiếng chứa vần an, at?

Mẫu 2

Tải kế hoạch bài dạy

Follow Us

       
      

QC

Tôm Khô Vinh Kim – Đặt Sản Trà Vinh

QC

Dịch vụ Ký âm ca khúc

QC

QC

Tôm Khô Vinh Kim – Đặt Sản Trà Vinh

Video liên quan

Chủ Đề