Nang giáp thùy phải là gì năm 2024

Nhiều người bệnh khi bị chẩn đoán bướu giáp nhân thùy phải thì tỏ ra rất lo lắng, hoang mang. Vậy, bướu giáp nhân thùy phải là gì? Và phương pháp điều trị nào hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bướu giáp nhân thùy phải là gì?

[Bướu giáp nhân thùy phải điều trị như thế nào?] – Chúng ta đều biết rằng, tuyến giáp có hai thùy là thùy trái và thùy phải. Và nếu khi siêu âm cho kết quả là bị bướu giáp nhân thùy phải thì điều này có nghĩa là bên trong thùy phải có xuất hiện một/một vài nhân giáp [bướu giáp đơn nhân/đa nhân].

Bướu giáp nhân thùy phải

Đa phần khối u là lành tính. Chỉ một tỉ lệ nhỏ khoảng 4 – 7% là ác tính. Nguyên nhân hình thành bướu giáp có thể do di truyền, khẩu phần ăn thiếu iot hoặc yếu tố tiếp xúc với chất phóng xạ,…

Bướu giáp nhân thùy phải điều trị như thế nào?

Người bệnh sẽ được tiến hành siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng, kích thước khối u. Và để xác định bướu giáp là lành tính hay ác tính, người bệnh cần thực hiện chọc hút tế bào bằng kim nhỏ [sinh thiết bướu giáp]. Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Khối u ác tính

Trường hợp là khối u ác tính, người bệnh buộc phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Và sau phẫu thuật có thể phải điều trị bằng i-ốt phóng xạ và uống hormon giáp thay thế.

Khối u tuyến giáp lành tính

Theo dõi tại nhà với các khối u nhỏ ổn định

  • Nếu kích thước nhỏ, ổn định bác sĩ chỉ định theo dõi tại nhà mà không cần can thiệp. Người bệnh thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu khối u to lên nhanh chóng/xuất hiện tế bào ung thư sẽ chỉ định phẫu thuật.
  • Với khối u có kích thước nhỏ 2 – 3 cm có thể được chỉ định điều trị bằng hóc-môn tuyến giáp trong khoảng 6 tháng. Nếu khối u lớn dần/không có dấu hiệu nhỏ đi sẽ xem xét chuyển phương pháp điều trị.
  • Với khối u tuyến giáp lớn gây chèn ép các cơ quan quanh cổ như thực quản, khí quản thì sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay lập tức.

Trước đây, phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị chính của u tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế và yếu tố nguy cơ biến chứng cao.

Bây giờ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật cùng sự tiến bộ của nền y học thì người bệnh u tuyến giáp đã có sự lựa chọn điều trị an toàn, triệt để mà không cần phẫu thuật. Đó là đốt sóng cao tần – phương pháp hiện đại, ít xâm lấn và có ưu điểm nổi trội.

Đốt sóng cao tần – giải pháp điều trị bướu giáp nhân thùy phải

Đốt sóng cao tần là gì?

Là phương pháp phá hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh.

Đốt sóng cao tần mang nhiều ưu điểm nổi bật

Ưu điểm nổi bật

  • Không cần phẫu thuật, không rạch da. Thủ thuật thực hiện không cần gây mê, chỉ gây tê tại chỗ. Người bệnh tỉnh táo, thoải mái trao đổi với bác sĩ khi thực hiện thủ thuật. Do đó, người bệnh ít có cảm giác đau, hồi phục nhanh.
  • Tiết kiệm thời gian – Không cần nằm viện: Thời gian đốt chỉ khoảng 30 phút, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút theo dõi là ra về. Tổng thời gian từ khi khám, thực hiện xét nghiệm, đốt sóng cao tần chỉ khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Do đó, người bệnh dễ sắp xếp thời gian, tiết kiệm chi phí ăn ở đi lại cũng như không cần người trông nom.
  • Bảo toàn tuyến giáp lành: Kỹ thuật đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm cho phép bác sĩ kiểm soát được toàn bộ quá trình thủ thuật. Nhờ đó, bảo toàn tuyến giáp lành, hạn chế tối đa tổn thương vùng phụ cận, tránh nguy cơ biến chứng khàn tiếng, mất tiếng.
  • Bảo toàn tối ưu chức năng tuyến giáp, tránh biến chứng suy giáp và phụ thuộc thuốc suốt đời;
  • Không để lại sẹo, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Hiệu quả điều trị

Kích thước khối u giảm nhanh sau tháng đầu tiên [giảm 50% thể tích] và chỉ còn lại mô sẹo sau 12 tháng. Người bệnh sau đốt cải thiện hầu hết các triệu chứng, không còn khó nuốt, ăn uống dễ dàng, hết hồi hộp, lo lắng, tinh thần trở nên vui vẻ, thoải mái hơn.

Đốt sóng cao tần hạn chế tối đa các biến chứng

Như vậy, điều trị bướu giáp nhân thùy phải bằng đốt sóng cao tần là giải pháp tối ưu cho người bệnh. Để được tư vấn và điều trị, xin vui lòng GỬI THÔNG TIN/KẾT QUẢ KHÁM để được bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng tư vấn, giải đáp miễn phí.

Nang giáp keo hai thùy hay nhiều người vẫn gọi là nang giáp hai thùy là bệnh tuyến giáp lành tính khá phổ biến. Bệnh thường không gây ra triệu chứng điển hình, do đó để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ cần dựa vào kết quả siêu âm tuyến giáp. Vậy chỉ thực hiện siêu âm tuyến giáp có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh này hay không?

1. Nang giáp hai thùy là gì?

1.1. Tuyến giáp có vai trò như thế nào?

Tuyến giáp là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, có hình con bướm và nằm phía trước cổ. Cấu trúc của tuyến giáp là gồm hai thùy: 1 thùy trái và 1 thùy phải, hai thùy này kết nối với nhau thành một khối và có thùy eo rất nhỏ.Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể là tạo ra các loại hormone tuyến giáp giúp:

Tuyến giáp có hình con bướm và nằm phía trước cổ

- Tác động đến hoạt động của tim, tăng cường co bóp để cung cấp oxy cho quá trình chuyển hóa ở các mô.

- Kích thích hoạt động hệ thần kinh, tăng cường hoạt động của não bộ.

- Điều hòa thân nhiệt của cơ thể.

- Giúp cơ thể duy trì cân nặng hợp lý.

- Tăng cường quá trình trao đổi chất.

- Kích thích hoạt động của các tuyến sinh dục, tuyến sữa.

- Kích thích chuyển hóa glucid.

- Tác động đến quá trình chuyển hóa lipid, từ đó tạo năng lượng để cơ thể duy trì hoạt động thường ngày.

- Tăng cường sức mạnh xương khớp, kích thích sự phát triển của da, tóc và móng.

- Có chức năng điều tiết lượng canxi và photpho trong máu luôn ở mức ổn định.

1.2. Bướu giáp keo là gì?

Bướu giáp kéo có thể ở dạng lan tỏa hoặc dạng nốt, đây là tổn thương lành tính và rất phổ biến. Nang giáp keo hai thùy hay nang giáp hai thùy có thể được hiểu là tình trạng 2 thùy tuyến giáp phì đại nhưng không kèm theo tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh này còn có một số tên gọi khác như nang giáp đơn thuần, nang giáp lành tính, tăng sản nốt hay bướu đa nhân không độc.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh có thể kể đến như:

+ Các thực phẩm gây ức chế, cản trở quá trình tổng hợp hormone.

+ Tình trạng đột biến thụ thể hormone kích thích tuyến giáp.

+ Globulin kích thích tuyến giáp phát triển.

+ Các yếu tố di truyền.

+ Chế độ ăn uống thiếu iot.

2. Siêu âm có phát hiện bệnh nang giáp hai thùy không?

Phần lớn bệnh nhân mắc nang giáp hai thùy được phát hiện bệnh khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Ở các trường hợp này, kích thước nang giáp thường không tăng nhanh, đồng thời khả năng nuốt và giọng nói của người bệnh cũng không có biểu hiện khác thường.

Siêu âm giúp phát hiện các vấn đề tuyến giáp

Với những trường hợp này, rất khó để phát hiện bệnh bằng phương pháp khám lâm sàng vì những nang giáp thường có kích thước nhỏ, rất khó để sờ thấy. Những trường hợp nang giáp xuất hiện ở phía trước thì sẽ dễ phát hiện hơn. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh, cụ thể là kết quả của phương pháp siêu âm tuyến giáp.

Hiện nay, siêu âm chính là một trong những phương pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả cao trong công tác chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp, trong đó bao gồm nang tuyến giáp.

Không chỉ cho biết có xuất hiện nang giáp hay không mà những kết quả của siêu âm còn cho biết về số lượng nang giáp, kích thước nang giáp, thể tích bướu giáp, phân biệt nang giáp đơn thuần là những trường hợp có nguy cơ ung thư thấp và nang giáp hỗn hợp là những trường hợp có nguy cơ ung thư cao.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đo nồng độ hormone tuyến giáp [thyroxine hoặc T4], đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp [TSH] với mục đích đánh giá chức năng hoạt động của tuyến giáp có bình thường hay không. Kết hợp với phương pháp siêu âm để đưa ra kết luận cuối cùng.

3. Phương pháp điều trị nang giáp hai thùy

Đối với những trường hợp nang giáp ở hai thùy có kích thước nhỏ, đồng thời không làm mất cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu, không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể thì có thể tạm hoãn điều trị. Bệnh nhân chỉ cần tuân thủ theo lịch khám định kỳ của bác sĩ để theo dõi diễn biến tiếp theo của bệnh.

Bệnh nhân có thể được điều trị phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc

Nhưng đối với những trường hợp nang giáp có kích thước lớn, chèn ép vùng xung quanh, làm rối loạn hormone tuyến giáp dẫn đến cường giáp hoặc suy giáp thì cần điều trị sớm.

Các phương pháp thường được áp dụng là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở để loại bỏ nang tuyến giáp. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể điều trị kết hợp với các loại thuốc.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung là:

- Các loại trái cây và rau củ: Đây là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, rất tốt để tăng cường hệ miễn dịch và chức năng tuyến giáp.

Bệnh nhân nên bổ sung các loại trái cây trong chế độ ăn

- Thực phẩm giàu i-ốt để tăng cường sản xuất hormone tuyến giáp, chẳng hạn như trứng, ngũ cốc, rong biển,…

- Các loại hạt.

- Cá và các loại hải sản có chứa nhiều vitamin, chất béo lành mạnh,… rất tốt cho hoạt động tuyến giáp.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng một số thực phẩm như các loại đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, đồ ăn chứa nhiều đường nhân tạo, đậu nành, thực phẩm nhiều chất xơ, các loại thực phẩm chứa Gluten, bia rượu,…

Trên đây là một số thông tin về bệnh nang giáp hai thùy. Nếu có nhu cầu kiểm tra tuyến giáp, bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành và được đầu tư quy mô về các trang thiết bị kiểm tra chức năng tuyến giáp, đảm bảo cho kết quả nhanh chóng và chính xác.

Khách hàng có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của bệnh viện tư vấn, hướng dẫn cách đặt lịch khám sớm, giúp tiết kiệm tối đa thời gian thăm khám bệnh.

Chủ Đề