Năm 2022 cổ phiếu ngân hàng liệu có trở lại ngôi vương

Cổ phiếu ngân hàng đã có một năm 2021 thăng hoa, dù diễn biến trái chiều ở hai thời điểm đầu năm và cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm, cổ phiếu ngân hàng được xem là những "công thần" giúp VN-Index bứt phá lên trên ngưỡng cản tâm lý 1.200 điểm hồi tháng 4/2021, lần lượt chinh phục những đỉnh cao khác. Tổng lợi nhuận ròng của 17 ngân hàng đang niêm yết trên sàn ở giai đoạn này đều có sự gia tăng hơn 50%, cao hơn rất nhiều so với khoảng 12% của cùng kỳ năm 2020. Sang nửa cuối năm, tình hình thay đổi, giá cổ phiếu ngân hàng diễn biến theo xu hướng đi ngang và sụt giảm khi dịch bệnh bùng phát cùng với những lo ngại về nợ xấu, tín dụng thắt chặt...

Trong năm 2022 cổ phiếu ngân hàng sẽ khó tạo sóng nhưng vẫn còn nhiều triển vọng. Ảnh: ABBank.

Dự báo về thị trường chứng khoán năm 2022, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích của VNDirect cho rằng, thị trường vẫn sẽ chứng kiến thanh khoản tốt, lên tới 40.000 - 50.000 tỷ đồng/phiên như hồi tháng 11/2021, hoặc có thể hơn nhờ sự tham gia nhiệt tình của nhà đầu tư trong nước, lượng tài khoản mở mới tăng cao.

Trong bối cảnh này, cổ phiếu ngân hàng sẽ được chú ý. "Khi nhà đầu tư nhận ra việc đầu tư cổ phiếu được hô hào trên các hội nhóm, các doanh nghiệp ít thông tin sẽ rất rủi ro, họ sẽ quay lại các cổ phiếu cơ bản, thông tin được công bố minh bạch thì ngành ngân hàng sẽ được chú ý", bà Hiền lý giải tại Talkshow "Năm 2022 cổ phiếu ngân hàng liệu có trở lại "ngôi vương"?" diễn ra mới đây.
Trong năm 2021, khối ngoại bán ròng khá mạnh do những lo ngại về việc tỷ lệ tiêm phòng của Việt Nam còn thấp và FED tăng lãi suất. Hiện tỷ lệ bao phủ vắc xin khá cao và những đánh giá tác động từ tăng lãi suất của FED không lớn, dòng vốn nước ngoài được kỳ vọng quay lại Việt Nam và nhóm hưởng lợi đầu tiên là ngân hàng.

Bà Hiền cho rằng, năm 2022, cổ phiếu nhóm ngân hàng khó tạo sóng. Tuy nhiên, việc tăng vốn, quy định về nới room ngoại có thể được thông qua, cũng như động thái chuyển sàn của một số nhà băng sẽ là động lực giúp cổ phiếu ngân hàng bật tăng trở lại, dẫn dắt thị trường. Nhưng các mã sẽ có sự phân hóa khá rõ ràng. Ngân hàng nào có khả năng tăng trưởng mạnh tín dụng và thu nhập ngoài lãi, có chất lượng tài sản tốt thì triển vọng sẽ tốt hơn. Thu nhập ngoài lãi là một trong những mảng tăng trưởng rất mạnh trong năm 2021 ở nhiều ngân hàng. Cách đây 3 năm, tỷ trọng của mảng này chỉ 20%, cao là 25%. Nhưng trong 9 tháng năm 2021, có ngân hàng đã đạt trên 30% nhờ thu nhập phân phối bảo hiểm [bancassurance]. Do vậy, những ngân hàng đẩy mạnh khai thác được mảng kinh doanh thu phí trong năm 2022 thì sẽ có lợi thế.

Điểm chú ý khác là tỷ lệ chi phí hoạt động [CIR] của các ngân hàng trong năm 2021 đã có xu hướng giảm khá mạnh, chỉ 30-35%, thậm chí dưới 30%, giúp các ngân hàng tiết giảm chi phí, nới rộng biên lợi nhuận. Điều này cho thấy, những ngân hàng có sự đầu tư số hóa, hạ tầng từ những năm trước thì năm nay bắt đầu gặt hái kết quả.

Cổ phiếu của ABBank sẽ được chuyển sàn niêm yết sau khi hoàn thành tăng vốn. Ảnh: ABBank.

Ông Nguyễn Danh Lương, thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng An Bình [ABBank] cho rằng, mặc dù biên lợi nhuận thuần [NIM] của các ngân hàng năm 2022 khó có thể cải thiện, song dư địa tăng thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng rất tốt. Ông Lương cũng nhận định, gói kích cầu quy mô lớn mà Chính phủ tung ra sẽ trực tiếp hỗ trợ khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh,xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Điều đó tạo sức bật cho tăng trưởng kinh tế và mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5-7% năm nay là khả thi. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, khi hiệu quả của dòng vốn ngân hàng được cải thiện thì tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng có thể gấp trên 2 lần tăng trưởng GDP. Các ngân hàng có dư địa tăng trưởng tín dụng lớn hơn, khách hàng của hệ thống ngân hàng khi phục hồi được sản xuất kinh doanh cũng sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ và khả năng trả nợ của họ được cải thiện. Những điều đó sẽ giúp hệ thống ngân hàng tăng trưởng quy mô, phát triển thêm các sản phẩm, đảm bảo được chất lượng danh mục tài sản, cải thiện khả năng thu hồi, xử lý nợ xấu. Với cổ phiếu ngân hàng, theo đại diện ABBank, việc tăng trưởng các cổ phiếu ngân hàng năm qua là hợp lý, vì thị trường nhận ra ưu điểm của cổ phiếu ngành này. Đó là tính ổn định, minh bạch do hoạt động của các ngân hàng đều tuân theo các chuẩn mực quốc tế và được kiểm soát chặt chẽ. Những năm gần đây, các ngân hàng tập trung nâng cao năng lực tài chính, tuân thủ các lộ trình và giải pháp của Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu", thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực quản trị, đầu tư xây dựng nguồn nhân lực. Đây là cơ sở cho sự phát triển bền vững của các ngân hàng trong trung, dài hạn và sự hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng. Ở thời điểm hiện tại, ABBank đang trong giai đoạn 2 của lộ trình tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35%, nâng vốn điều lệ lên mức gần 10.000 tỷ đồng. Dự kiến, sau khi hoàn thành tăng vốn, ABBank [mã chứng khoán: ABB] sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển từ sàn UPCoM sang niêm yết trên sàn chứng khoán..

Động thái về việc chuyển sàn như của ABB, theo các chuyên gia, là một câu chuyện tích cực. Bởi lẽ, khi chuyển sàn giao dịch cổ phiếu thì doanh nghiệp đó cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc công bố thông tin. Đây cũng là một yếu tố các nhà đầu tư cân nhắc khi lựa chọn các mã cổ phiếu.

Tuấn Thủy

Phát biểu tại Talkshow “Năm 2022 cổ phiếu ngân hàng liệu có trở lại "ngôi vương” chiều nay [20/1], bà Trần Thị Khánh Hiền - GĐ Khối Phân tích VNDirect cho rằng, năm 2022, thị trường chứng khoán vẫn sẽ chứng kiến thanh khoản tốt nhơ sự tham gia nhiệt tình của nhà đầu trong nước, lượng tài khoản mở mới tăng cao.  

Đối với ngành ngân hàng, khả năng lợi nhuận năm 2022 vẫn tăng trưởng tốt nhưng chỉ ở mức 19%, thấp hơn mức tăng trưởng năm 2022. Việc tăng vốn, nới room ngoại, chuyển sàn có thể dẫn dắt cổ phiếu ngân hàng. Tuy vậy, theo bà Hiền, năm 2022, khó có sóng ngành ngân hàng. Thay vào đó, cổ phiếu ngân hàng sẽ có sự phân hóa, cơ hội không đồng đều.

Theo đó, ngân hàng nào có khả năng tăng trưởng mạnh tín dụng và thu nhập ngoài lãi, có chất lượng tài sản tốt thì sẽ có lợi thế.    

“Về cổ phiếu ngân hàng, hiện định giá cổ phiếu ngân hàng thấp hơn khoảng 15% của đỉnh năm 2021. Vừa qua, khi dòng tiền tập trung quá nhiều vào BĐS, cổ phiếu vừa và nhỏ khiến định giá nhóm này lên rất cao, thì điều này lại đưa định giá NH trở nên hợp lý, hiện P/B khoảng 2 lần. Tỷ lệ sinh lời của các ngân hàng niêm yết là khoảng 18-20%. Nếu so với các ngân hàng khu vực thì ngân hàng Việt Nam khá hấp dẫn, do đó dư địa ngân hàng Việt Nam được định giá lại, có dư địa tăng trưởng còn khá lớn”, Bà Hiền nhận định.

Trong khi đó, ông Nguyễn Danh Lương - thành viên HĐQT độc lập ABBank nhận định, năm 2022 và các năm tới, xu hướng của ngành đang có sự lạc quan nhất định, cùng với sự phục hồi của doanh nghiệp. Gói kích cầu quy mô lớn cùng hành lang chính sách được cải thiện sẽ hỗ trợ cho lợi nhuận ngân hàng.   

Mặc dù biên lợi nhuận thuần [NIM] của các ngân hàng năm 2022 khó có thể cải thiện  song dư địa tăng thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng rất tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí hoạt động [CIR] của các ngân hàng có xu hướng giảm khá mạnh trong năm 2021 nhờ chuyển đổi số.

Nợ xấu là rủi ro đáng kể nhất trong năm 2022. Tuy nhiên, ở thời điểm này, các ngân hàng Việt Nam đã khỏe hơn nhiều so với các lần khủng hoảng trước khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu nhiều ngân hàng rất cao, nhiều bank đạt trên 200%. Và khá nhiều ngân hàng trích lập 50-60% lợi nhuận trước dự phòng, để chuẩn bị cho việc nợ xấu có thể cao hơn nữa trong năm 2022.  

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị vốn hóa thị trường. Do đó diễn biến giá của nhóm cổ phiếu này trong mỗi phiên giao dịch tác động khá lớn đến chỉ số VN-Index. Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán năm 2021, mỗi khi VN-Index vượt đỉnh lịch sử đều có sự đóng góp tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong những phiên cuối năm 2021, cổ phiếu ngân hàng thu hút dòng tiền tốt hơn. Bước sang năm 2022, ngay phiên đầu tiên nhóm dần thể hiện vai trò trụ cột khi dẫn dắt VN-Index vượt 1.500 điểm. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng nhóm “cổ phiếu vua” sẽ hút dòng tiền trong thời gian tới.

Đánh giá ở góc độ tổng thể, một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết, tuy sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong năm 2022, nhưng hoạt động ngành Ngân hàng vẫn có nhiều thuận lợi.

Theo đó trong năm 2022, nền kinh tế được dự báo phục hồi đáng kể, điều này sẽ kéo theo cầu tín dụng phục hồi. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nhất là mảng dịch vụ bán lẻ… của các ngân hàng đang diễn ra rất tích cực, giúp ngân hàng gia tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ. Mặt khác, gần đây các ngân hàng liên tục củng cố năng lực tài chính, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Đến nay tỷ lệ bao nợ xấu của các ngân hàng phổ biến hơn 100%, cá biệt nhiều ngân hàng trên 200-300% [trong khi trước dịch bùng phát tỷ lệ chỉ ở mức khoảng 70-80%]. “Với việc trích lập dự phòng tăng mạnh vừa qua, hệ thống ngân hàng có đủ lực để ứng phó với rủi ro trong một, hai năm tới”, vị này cho biết.

Các chuyên gia dự báo, ngân hàng sẽ là đại diện tiêu biểu cho sự hồi sinh kinh tế Việt Nam sau đại dịch. Theo nhận định của bà Trần Khánh Hiền - Giám đốc Khối phân tích Công ty Chứng khoán VNDirect, năm 2022, ngân hàng là một trong những ngành được hưởng lợi lớn từ việc thúc đẩy đầu tư công và phục hồi cầu tín dụng.

Đợt điều chỉnh giá của nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng từ giữa năm 2021 chủ yếu phản ánh rủi ro áp lực trích lập dự phòng trong bối cảnh nợ xấu gia tăng. Sau thời gian điều chỉnh, định giá của nhóm ngân hàng đã giảm 12 -15% so với mức đỉnh, giúp nhóm này trở nên hấp dẫn hơn trong thời điểm hiện tại.

Do đó, bà Hiền kỳ vọng vào sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong nửa đầu năm 2022, song cơ hội sẽ không chia đều cho tất cả. Bởi trong bối cảnh cầu tín dụng còn yếu, ngân hàng có khả năng đẩy mạnh cho vay, hoặc có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao sẽ có lợi thế.

Nhận định trên trùng khớp đánh giá trong báo cáo về ngành Ngân hàng mới công bố của SSI Research. Theo định chế này, quan ngại về rủi ro nợ xấu và tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong nửa đầu năm 2022 đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên mức giá hiện tại có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng tốt.

Chung quan điểm, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp cho rằng, cổ phiếu ngân hàng thời gian qua gần như đã giảm xuống vùng đáy, dù có tăng mạnh 1 - 2 phiên thì vẫn ở vùng rất hấp dẫn cho việc đầu tư trong khoảng 6 tháng.

Ngoài yếu tố kết quả kinh doanh khả quan, theo ông Nguyễn Anh Khoa - Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư của Công ty Chứng khoán Agriseco, có năm yếu tố có thể kỳ vọng nhóm ngành này sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền trong thời gian tới sau khoảng thời gian đi ngang tích lũy khá dài.

Đầu tiên, tăng trưởng tín dụng quý IV/2021 đã hồi phục mạnh mẽ trở lại so với quý III và dự kiến đạt xấp xỉ 14% trong năm 2021. Kỳ vọng năm 2022, tín dụng sẽ tăng trưởng tích cực do nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại cùng các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ được dự kiến triển khai thời gian tới.

Thứ hai, nợ xấu của các ngân hàng có thể gia tăng nhưng khả năng vẫn sẽ trong tầm kiểm soát do thị trường bất động sản - tài sản đảm bảo chính của các ngân hàng, duy trì mặt bằng giá và thanh khoản tích cực sẽ là những điều kiện thuận lợi để các ngân hàng xử lý nợ trong trường hợp xấu.

Thứ ba, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều ngân hàng đang dần hình thành hệ sinh thái ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm với các sản phẩm tài chính công nghệ 4.0 giúp gia tăng giá trị thặng dư.

Thứ tư, quy mô và năng lực tài chính của các ngân hàng đang được đẩy mạnh nhờ lợi nhuận tích lũy cùng quá trình tăng vốn, phát hành cho đối tác chiến lược.

Cuối cùng, định giá ngành Ngân hàng Việt Nam hiện tại theo P/B [2,2x] dù cao hơn so với trung bình các nước trong khu vực [1,4x] nhưng vẫn thấp hơn so với VN-Index và có ROE [21,3%] cao vượt trội so với các nước trong khu vực [12,8%].

Tuy nhiên, dòng tiền có thể có sự phân hóa. Các ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng cao, chất lượng tài sản tốt hoặc có các câu chuyện riêng về tăng vốn, ký kết bảo hiểm độc quyền… có thể sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời gian tới.

Một chuyên gia chứng khoán khác đồng quan điểm cho rằng, dòng tiền sẽ quay trở lại nhóm cổ phiếu ngân hàng nhưng có sự phân hóa khá mạnh nên nhà đầu tư cần cân nhắc lựa chọn cổ phiếu có dòng tiền tăng tốt cũng như kết quả kinh doanh nổi bật để tối ưu hóa lợi nhuận.

Kết thúc phiên cuối tuần ngày 7/1/2022, VN-Index giảm nhẹ 0,09% đóng cửa ở mức hơn 1.528 điểm, giá cổ phiếu ngân hàng đan xen tăng giảm. Một số cổ phiếu giữ sắc xanh như LPB, MBB... nhưng so với cách đây một tháng giá nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng khá tốt như STB tăng từ mức giá 28.050 đồng/cp lên 31.950 đồng/cp.

Video liên quan

Chủ Đề