Phương trình hóa học rượu etylic tác dụng với nước

C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2 là phương trình phản ứng khi cho Rượu etylic tác dụng với natri sản phẩm tạo ra C2H5ONa. Hy vọng tài liệu giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các dạng bài tập cũng như các dạng bài tập tính toán tương tự. Mời các bạn tham khảo.

1. Phản ứng C2H5OH tác dụng với Na

C2H5OH + Na → C2H5ONa +

H2 

2. Điều kiện phản ứng C2H5OH tác dụng Na

Điều kiện: Không có

Bạn đang xem: C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2

Câu 1. CTPT của ancol dạng C4H10O có bao nhiêu CTCT khác nhau?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án D

Ancol no, đơn chức, mạch hở.

Công thức thỏa mãn:

[1] CH3-CH2-CH2-CH2-OH

[2] [CH3]2CH-CH2-OH

[3] CH3-CH2-CH[OH]-CH3

[4] [CH3]3C-OH

Câu 2. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol có công thức CnH2n+1OH thì cần 10,08 lít khí oxi [đktc]. CTPT của ancol là:

A. CH3OH

B. C2H5OH

C. C3H7OH

D. C4H9OH

Đáp án C

nCnH2n+1OH = 0,1 mol

nO2 = 0,45 mol

CnH2n+1OH + 3n/2O2 → nCO2 + [n+1]H2O

1                     3n/2

0,1                  0,45

Ta có: 0,1.[3n/2] = 0,45.1 => n = 3

=> Công thức phân tử: C3H7OH.

Câu 3. Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được sản phẩm nào sau đây?

A. Axit axetic

B. Cao su tổng hợp

C. Etyl axetat

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án D: Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được

Axit axetic

Cao su tổng hợp

Etyl axetat

Câu 4. Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol?

A. CaO

B. H2SO4 đặc

C. CuSO4 khan

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án B: Có thể dùng CaO; CuSO4 khan [màu trắng] hoặc P2O5

Câu 5. Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

B. Ancol etylic uống được

C. Ancol etylic là chất lỏng

D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 26,4 gam CO2 và 16,2 gam nước. Công thức của rượu no, đơn chức là

A. C3H7OH.

B. C4H8OH.

C. C2H5OH.

D. CH3OH.

Đáp án

nCO2 = 26,4: 44 = 0,6 [mol]

n­H2O = 16,2 : 18 = 0,9 [mol]

Đặt công thức của rượu no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1OH

CnH2n+1OH → nCO2 + [n+1]H2O

Ta có: nCnH2n+1OH = nH2O – nCO2 = 0,9 – 0,6 = 0,3 [mol]

=> n = nCO2/nrượu = 0,6/0,3 = 2

=> Công thức của rượu là: C2H5OH

……………………………………..

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà THPT Sóc Trăng tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, THPT Sóc Trăng mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

10:44:4128/01/2019

Vậy rượu Etylic C2H6O có tính chất hoá học gì, công thức cấu tạo của etylic như thế nào, làm sao điều chế được rượu etylic,... chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Tính chất vật lý của rượu Etylic C2H6O

- Rượu etylic là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3 C

- Nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước. Rượu etylic hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,...

- Độ rượu: là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.

* Công thức: Độ rượu = 

.100

- Trong đó V là thể tích đo bằng ml hoặc lít.

II. Cấu tạo phân tử của rượu Etylic C2H5OH

* Công thức cấu tạo của Etylic: 

* Công thức cấu tạo rút gọn của etylic: CH3-CH2-OH

- Trong phân tử, rượu etylic có một nguyên tử H không kiên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử oxi tạo ra nhóm –OH. Chính nhóm –OH này làm cho rượu có tính chất hóa học đặc trưng.

III. Tính chất hoá học của rượu etylic C2H5OH

1. Etylic C2H5OH tác dụng với oxi, phản ứng cháy

- Rượu Etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt

C2H5OH + 3O2 

 2CO2 + 3H2O

2. Etylic C2H5OH tác dụng với kim loại mạnh K, Na

- Thả mẩu Na vào cốc đựng rượu rượu etylic, mẩu natri tan dần và có bọt khí thoát ra

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa  + H2↑

3. Etylic C2H5OH phản ứng với axit axetic

- Đổ rượu etylic vào cốc đựng axit axetic với xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành dung dịch đồng nhất. Đun nóng hỗn hợp một thời gian, trong ống nghiệm xuất hiện chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.

C2H5OH + CH3COOH 

 CH3COOC2H5 + H2O

Etylic       axit axetat      Etylaxetat

IV. Ứng dụng của Etylic C2H5OH

- Rượu etylic được dùng làm nhiên liệu cho động cơ ô tô, cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm.

- Làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp.

- Dùng pha chế các loại rượu uống.

V. Điều chế Etylic C2H5OH

* Phương pháp 1: Điều chế rượu làm đồ uống

- Cho tinh bột hoặc đường glucozo 

 rượu Etylic

C6H12O6 

 2CO2 + 2C2H5OH

* Phương pháp 2: Sản xuất rượu phục vụ ngành công nghiệp

- Cho etilen cộng hợp với nước có xúc tác là axit

C2H4 + H2O 

 C2H5OH

VI. Bài tập về Etylic C2H5OH

* Bài 2 trang 139 sgk hoá 9: Trong số các chất sau: CH3 – CH3, CH3 – CH2OH, C6H6, CH3 – O – CH3 chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học.

* Lời giải bài 2 trang 139 sgk hoá 9:

- Chỉ có rượu Etylic phản ứng với Na theo PTPƯ:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑

* Bài 3 trang 139 sgk hoá 9: Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic ống 2 đựng rượu 96o, ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.

* Lời giải bài 3 trang 139 sgk hoá 9:

- Các phương trình phản ứng hóa học:

* Ống 1: Rượu etylic tác dụng với Na

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑

* Ống 2: Rượu 96o tác dụng với Na ⇒ gồm C2H5OH và H2O tác dụng với Na

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2↑

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑

* Ống 3: Nước tác dụng với Na

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2↑

* Bài 4 trang 139 sgk hoá 9: Trên các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o, 18o, 12o.

a] Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.

b] Tính số ml rượu etylic có trong 500ml chai rượu 45o.

c] Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25o từ 500ml rượu 45o.

* Lời giải bài 4 trang 139 sgk hoá 9:

a] Các con số 45o, 18o, 12o có nghĩa là trong 100ml có rượu 45ml, 18ml, 12ml rượu nguyên chất.

b] Số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 45o là: 500.[45/100] = 225 ml.

c] Theo câu b]: Trong 500ml rượu 45o có 225ml rượu nguyên chất.

⇒ Số ml rượu 25o pha chế được từ 500ml rượu 45o [hay từ 225ml rượu nguyên chất] là: 225.[100/25] = 900ml.

* Bài 5 trang 139 sgk hoá 9Đốt cháy hoàn toàn 9,2g rượu etylic.

a] Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn.

b] Tính thể tích không khí [ở điều kiện tiêu chuẩn] cần dùng cho phản ứng trên biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí.

* Lời giải bài 5 trang 139 sgk hoá 9:

a] Phương trình hoá học của phản ứng:

  C2H6O   +    3O2   to→   2CO2   +   3H2O.

 1 mol           3 mol         2 mol        3 mol.

 0,2 mol       0,6 mol      0,4 mol

- Theo bài ra ta có nC2H6O = 9,2/46 = 0,2 [mol]

- Theo PTPƯ: nCO2 = 2.nC2H6O = 2.0,2 = 0,4 [mol]

⇒ VCO2 [đktc] = 0,4.22,4 = 8,96 [lít]

b] Theo PTPƯ: nO2 = 3.nC2H6O = 0,6 [mol] ⇒ VO2 [đktc] = 0,6. 22,4 = 13,44 [lít]

- Vì oxi chiếm 20% thể tích không khí nên: VKK = [13,44.100]/20 = 67,2 [lít].

Hy vọng với phần ôn tập hệ thống lại kiến thức về tính chất hoá học, công thức cấu tạo của rượu etylic C2H5OH ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Video liên quan

Chủ Đề