Mẹo chữa nôn nghén

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Buồn nôn và nôn [hay còn gọi là ốm nghén] là tình trạng phổ biến của thai kỳ. Phụ nữ phải trải qua tình trạng ốm nghén không chỉ chịu đựng về thể chất, mà còn về tâm lý dẫn đến sự mệt mỏi. Vậy làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Dưới đây Ths.Bs Lý Thị Thanh Nhã, bác sĩ tại khoa Sản phụ khoa bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng sẽ đưa ra những giải pháp tốt cho những bà mẹ tương lai nhé!

Buồn nôn khi mang thai thường là một trong những trải nghiệm gây phàn nàn nhiều nhất trong các tình trạng thai nghén của phụ nữ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai [thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp]. Nó không chỉ được biết đến là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu, và đôi khi còn lâu hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy vậy, có tới 20% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nôn nghén nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ, thậm chí phải nhập viện.

Với những giả thuyết về nguyên nhân nêu trên, nôn nghén dường như là điều tất yếu phải xuất hiện trong thai kỳ của bạn. Bởi vậy, nếu như buồn nôn và nôn là nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn thì việc áp dụng các biện pháp làm giảm nghén khi mang thai là không cần thiết. Sau đây là những điều bạn nên làm nếu tình trạng nôn nghén ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ của bạn:

2.1. Các biện pháp giảm nghén khi mang thai không dùng thuốc

Vitamin trước khi sinh

Vitamin có thể làm buồn nôn thêm, chủ yếu là do hàm lượng sắt và kích thước viên vitamin lớn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất từ ​​việc sử dụng vitamin trước khi sinh là táo bón, buồn nôn và nôn. Trong ba tháng đầu, một người phụ nữ có thể dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt, vì điều này có thể giúp giảm nghén khi mang thai hoặc có thể sung vitamin kèm với bánh quy hoặc uống trước khi đi ngủ. Sau này khi tình trạng nghén giảm, thai phụ có thể tiếp tục dùng vitamin tổng hợp thường xuyên.

Xúc miệng thường xuyên nếu nước bọt tiết quá nhiều

Phụ nữ nên được khuyên không nên nuốt quá nhiều nước bọt, vì điều này có thể làm tăng các triệu chứng của nôn nghén khi mang thai. Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên có thể hữu ích trong việc giảm nghén khi mang thai. Bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi acid dạ dày.

Một số lời khuyên cụ thể khác giúp giảm nghén khi mang thai

  • Tránh thực phẩm và mùi gây buồn nôn cho bạn, nên tránh những đồ cay, nóng, nên chọn những thực phẩm có lượng protein cao.
  • Giữ bánh quy trên giường và ăn một ít trước khi rời khỏi giường. Dành một chút thời gian cho tiêu hóa, và hoạt động từ từ khi bạn đã sẵn sàng.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày thay vì ba bữa ăn lớn.
  • Ăn nhiều thực phẩm khô, đơn giản như gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng,... cũng giúp giảm nghén khi mang thai.
  • Mút kẹo cứng.
  • Cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 lít chất lỏng hàng ngày [bao gồm cả nước, đồ uống, canh, v.v...] với số lượng nhỏ uống thường xuyên

Uống đủ nước giúp giảm nghén khi mang thai.

  • Giữ phòng thông thoáng hoặc có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Nếu cả hai điều này đều không thể, hãy dành thời gian ra ngoài để có được không khí trong lành.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn. Lắng nghe cơ thể của bạn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, và thử nằm xuống thư giãn.
  • Ngửi gừng hoặc chanh, hoặc uống rượu gừng hoặc nước chanh, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng đã được báo cáo có tác dụng giảm nghén khi mang thai tương đương với vitamin B6 và an toàn cho suốt thai kỳ.
  • Giữ một cuốn nhật ký khi bạn cảm thấy tồi tệ hơn và khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu có một mô hình hàng ngày, bạn có thể tìm thấy một thời gian cụ thể mỗi ngày khi bạn có thể ăn hoặc uống mà không cần thử lại.
  • Nói chuyện với ai đó hiểu và sẽ lắng nghe những gì bạn đang trải qua có thể thực sự có ích.

2.2. Các biện pháp giảm nghén khi mang thai có sử dụng thuốc

Lưu ý: Chỉ dùng các loại thuốc theo bác sĩ kê đơn.

  • Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
  • Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.
  • Nôn nghén quá mức, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được.
  • Nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai [gợi ý tình trạng chửa trứng].
  • Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy

Như vậy, giảm nghén khi mang thai góp phần mang lại cho phụ nữ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thoải mái về tâm lý. Khi có bất kỳ lo lắng nào về việc nghén khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, tâm lý và chỉ định các biện pháp giúp giảm nghén khi mang thai.

Vinmec - Địa chỉ tin cậy để khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý sản khoa.

Với những trường hợp nghén nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ngộ độc thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu, thai phụ cần phải thận trọng trước từng bất thường nhỏ bởi đây là thời kỳ rất nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Để chủ động bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, thai phụ nên khám thai định kỳ đúng lịch.

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé toàn diện, Vinmec hiện có các dịch vụ thai sản trọn gói, trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh,...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ở từng giai đoạn

Các bài tập thể dục tốt nhất cho bà bầu

XEM THÊM:

Nghén bầu là tình trạng là hầu hết thai phụ đều phải trải qua, đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên cần sớm phát hiện và can thiệp nếu bị nghén trầm trọng, tránh khiến thai nhi thiếu dinh dưỡng, phát triển kém.

1. Nghén bầu là gì?

Nghén là tên gọi chung của nhóm triệu chứng khó chịu mà phụ nữ mang thai thường gặp phải từ khoảng tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Nghén khiến thai phụ bị buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, khó chịu,… Nghén thường biến mất khi thai phát triển sang tuần thai thứ 12 - 14 hoặc có thể kéo dài hơn.

Nghén bầu là tình trạng mà hầu hết phụ nữ mang thai phải trải qua

Tuy nhiên ở khoảng 3% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng nghén nặng, gây hiện tượng nôn nặng, nôn liên tục không thể kiểm soát khiến mẹ không thể ăn uống và hấp thu được dinh dưỡng. Nghén thai thông thường và nghén nặng có những biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau tới mẹ và bé. Biến chứng của nghén nặng vô cùng nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng khác nhau với từng phụ nữ mang thai.

Có thể phân biệt ốm nghén thường với nghén bầu nặng qua các đặc điểm phân biệt sau:

Ốm nghén

- Nôn vừa phải nên thức ăn vẫn giữ được trong dạ dày.

- Xuất hiện ở khoảng 80% thai phụ.

- Hiện tượng này sẽ giảm từ tuần thứ 12 - 20 của thai kỳ.

- Thai phụ không bị sút cân.

- Để hạn chế ốm nghén, thai phụ chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Nghén nặng

- Nôn nhiều nên thức ăn trong dạ dày không giữ được, bị tống hết ra ngoài.

- Xuất hiện ở khoảng 1 - 3% thai phụ.

- Có nhiều chị em phụ nữ có thể nghén kéo dài suốt thai kỳ.

- Thai phụ có thể giảm từ 2 - 10kg.

- Trong trường hợp nghén nặng, cần phải dùng thuốc hoặc nhập viện để theo dõi.

Cần xác định và theo dõi nếu bị nghén bầu nặng

Dấu hiệu nghén bầu nặng phổ biến là: Ăn không ngon, cảm giác buồn nôn gần như thường xuyên, nôn nhiều hết tất cả thức ăn đã ăn [3 - 4 lần/ngày], cơ thể mất nước, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, giảm cân nặng nhanh chóng,… Trường hợp nghén nặng cần can thiệp y tế và theo dõi điều trị càng sớm càng tốt.

2. Tại sao thai phụ bị nghén bầu?

Hầu hết thai phụ đều trải qua tình trạng ốm nghén, song ít trường hợp bị nghén bầu nặng. Tình trạng này liên quan đến sự thay đổi và điều hòa hormone sinh dục trong thời kỳ mang thai. Cụ thể cơ thể mẹ bầu sản sinh lượng hormone lớn hơn, khiến cơ thể không kịp thích nghi và phản ứng lại.

Không có dấu hiệu nào cho biết một người có bị ốm nghén hay không, tuy nhiên nguy cơ nghén bầu nặng cao hơn ở một số đối tượng sau:

- Phụ nữ béo phì, thừa cân.

- Người mang thai lần đầu tiên.

- Người bị bệnh nguyên bào nuôi.

- Người mang đa thai.

- Người có tiền sử bị nghén bầu nặng ở những lần mang thai trước.

Khi phụ nữ mang thai bị nghén bầu nặng, bác sĩ cần tìm hiểu triệu chứng và bệnh sử để kiểm tra tình trạng, tìm ra nguyên nhân và khắc phục. Nếu nghén bầu nặng khiến bạn bị mất nước, mất cân bằng điện giải thì cần bổ sung phòng ngừa các vấn đề có thể gặp phải về dạ dày và đường ruột.

Thai phụ giữ tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ giúp tình trạng nghén cũng nhẹ nhàng hơn

Các bệnh lý tiêu hóa có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị nghén bầu nặng hơn.

3. Cách khắc phục nghén bầu đơn giản

Hầu hết các trường hợp nghén bầu đều có thể khắc phục bằng các biện pháp can thiệp, điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.

3.1. Nghỉ ngơi đầy đủ

Stress, mệt mỏi, căng thẳng tinh thần hoặc thiếu ngủ chính là yếu tố tác động khiến triệu chứng nghén bầu trở nên trầm trọng hơn. Vì thế để giảm tình trạng này cũng như giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất, mẹ bầu hãy cố gắng gác lại công việc, nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc.

3.2. Bổ sung nước

Ốm nghén, đặc biệt nôn ói nhiều khiến cơ thể mẹ mất nhiều nước, dẫn tới mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, chóng mặt. Vì thế hãy bổ sung nhiều nước, uống thường xuyên với từng ngụm nhỏ để ngừa nôn mà vẫn tốt cho cơ thể nhé. Nếu nôn nghén khiến bạn khó ăn uống, hãy thử uống nước giữa các bữa ăn nhé, tình trạng này có thể được cải thiện đó.

3.3. Chia nhỏ các bữa ăn

Thay vì chỉ ăn 3 bữa ăn chính với lượng thức ăn lớn khiến thai phụ dễ nôn nghén hơn, mẹ hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trải đều trong ngày. Hạn chế để dạ dày trống để đường huyết không xuống quá thấp, bổ sung đa dạng đầy đủ dinh dưỡng như: chất xơ, chất đạm, Vitamin, chất béo,…

3.4. Ưu tiên thực phẩm dễ ăn

Các loại thực phẩm như bánh mì nướng, bánh quy giòn tốt cho mẹ bầu hơn các loại bánh ngọt, đồ ăn cay hay béo. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, thịt, các loại hạt, chế phẩm từ sữa,… mẹ nhé.

Tránh xa thực phẩm có mùi kích thích cơn nôn

3.5. Tránh xa các thực phẩm có mùi kích thích

Mùi thức ăn chính là tác nhân chính khiến mẹ bị nghén bầu nặng hơn như: đồ chiên rán, đồ xào nhiều dầu mỡ, thức ăn đậm gia vị, thực phẩm cay, đồ uống quá lạnh,… Vì thế hãy tránh xa chúng, thay vào đó là những thực phẩm thanh nhẹ, mùi hương dễ chịu mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng nhé.

3.6. Gừng

Gừng được coi là giải pháp giảm nhanh chứng buồn nôn do nghén bầu hay say xe cực kỳ hiệu quả, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng có thể sử dụng. Nếu gừng tươi không thích hợp với bạn, hãy thử sử dụng bánh quy gừng, kẹo gừng, siro gừng hay trà gừng nhé.

4. Cách khắc phục nghén bầu nặng

Với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc là lựa chọn điều trị cuối cùng nếu các biện pháp can thiệp an toàn khác không hiệu quả bởi chúng có thể gây hại tới thai nhi. Nếu nghén bầu nặng, nôn ói liên tục không thể kiểm soát, bác sĩ có thể xem xét cho thai phụ sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả như:

4.1. Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin là loại thuốc được biết đến thường dùng trong các trường hợp dị ứng, chống nôn do say xe hoặc thai nghén. Dùng thuốc này để ngăn ngừa nghén bầu có thể khiến bạn buồn ngủ, vì thế lưu ý không dùng trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

4.2. Thuốc chẹn H1

Thuốc chẹn H1 khá hiệu quả trong các trường hợp thai phụ bị nôn nghén kéo dài, nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

MEDLATEC hiện cung cấp nhiều gói khám khác nhau phù hợp với mẹ bầu

4.3. Thuốc Prochlorperazine hoặc Metoclopramide

Hai loại thuốc này được chỉ định nếu thai phụ nghén bầu nặng không giảm sau khi dùng thuốc kháng Histamin. Nếu bạn bị nôn quá mức, cơ thể mất nước, hoa mắt, choáng váng,… thì cần sớm nhập viện để được theo dõi và điều trị.

Nhìn chung hầu hết các trường hợp nghén bầu đều không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của thai phụ. Điều cần thiết mà mẹ cần nhớ là khám siêu âm, xét nghiệm thai định kỳ để theo dõi, đảm bảo sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của trẻ. Các bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để triệu chứng nghén bầu bớt khó chịu hơn, mẹ có thể chuẩn bị tốt hơn đón bé chào đời.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn từ các bác sĩ sản khoa dày dặn kinh nghiệm.

Video liên quan

Chủ Đề