Mẹo chữa sót rau

Út Em chào các mẹ. Quá trình vượt cạn đầy vất vả của các mẹ không chỉ dừng ở việc em bé chào đời mà sau đó còn cả một giai đoạn đẩy nhau ra ngoài.

Một số mẹ có thể bị sót nhau ở bên trong. Hiện tượng sót nhau dù hiếm gặp nhưng nếu có sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm sau này.

A. Sót nhau là gì?

Sót nhau là hiện tượng tất cả hay một phần nhau thai hoặc thành nhau thai vẫn còn bám trong tử cung [cổ tử cung] sau khi đã sinh em bé.

Thông thường, nhau thai sẽ được đẩy ra ngoài thông qua âm đạo sau khi thai nhi được sinh ra. Đấy còn gọi là giai đoạn thứ 3 của quá trình sinh nở.

Sau khi em bé ra đời thành công, các mẹ có thể trao đổi với bác sĩ và người hộ sinh để chọn cách xổ nhau trong giai đoạn này. Thường có 2 cách: xổ nhau tự nhiên theo sinh lý và xổ nhau có tác động từ bên ngoài.

Nếu là xổ nhau tự nhiên, tử cung sẽ bắt đầu co bóp tiếp sau khi thai nhi đã ra ngoài. Điều này làm cho nhau thai dần bong ra khỏi thành tử cung và thoát ra ngoài khi các mẹ rặn.

Trường hợp tử cung của các mẹ không thể co bóp được nữa, người hộ sinh sẽ tiêm syntometrine [có chứa ergometrine và oxytocin] hoặc syntocinon nếu mẹ nào có biến chứng thai kỳ như huyết áp cao, tiền sản giật.

Mũi tiêm này sẽ làm cho tử cung co bóp theo chiều hướng đi xuống để đẩy nhau thai và thành nhau thai ra ngoài. Xổ nhau có tác động của syntometrine như thế này giúp giảm nguy cơ chảy nhiều máu ngay sau khi em bé được sinh ra.

B. Giải đáp những thắc mắc về sót nhau thường thấy

1. Nguyên nhân của sót nhau là gì?

Có 3 nguyên nhân chính:

  • Tử cung ngừng co bóp hoặc co bóp không đủ lực để nhau thai tách rời khỏi thành tử cung
  • Toàn bộ hoặc một phần nhau thai cài sâu vào thành tử cung, gọi là nhau cài răng lược. Trường hợp hi hữu này vẫn có khả năng xảy ra vì một phần của nhau thai bám vào các cơ của tử cung hoặc có thể bám vào vết sẹo trong lần phẫu thuật trước được gọi là “placenta accreta”. Nếu nhau thai phát triển xuyên qua cả thành tử cung thì gọi là “placenta percreta”
  • Có thể nhau thai đã tách ra khỏi tử cung nhưng bị mắc lại ở cổ tử cung đang dần đóng lại. Hiện tượng này gọi là sự mắc kẹt của nhau thai

2. Sót nhau có ảnh hưởng đến việc cho con bú không?

Xổ nhau là một bước quan trọng để kích thích quá trình sữa về. Bởi vì khi nhau thai được loại bỏ ra ngoài, hooc-môn progesterone có chức năng duy trì thai sẽ giảm. Điều này giúp cho hooc-mon prolactin hình thành và tác động vào các mô tạo sữa trên ngực của các mẹ để sữa về.

Nếu nhau thai không bị đẩy ra ngoài hoàn toàn nghĩa là lượng progesterone không bị suy giảm và như vậy sẽ ngăn cản quá trình sữa về. Do đó, quá trình này có thể bị trục trặc hoặc chậm trễ và các mẹ sẽ thấy mình như bị thiếu sữa cho con.

3. “Sữa về chậm” là gì?

Nhiều phụ nữ lo lắng liệu mình có đủ sữa cho con bú không? Các mẹ nên hiểu rằng cho con bú khi con cần để đảm bảo con được no có thể được coi là đủ sữa. Trong trường hợp bị sót nhau, rõ ràng sẽ làm cho sữa chậm về bất kể còn nguyên nhân nào khác.

Khi sữa về, các mẹ sẽ thấy:

  • Cảm giác căng ngực
  • Nếu cho bú, các mẹ để ý thấy sữa của mình chuyển dần dần từ sữa có màu vàng, hơi đặc sệt sang sữa có màu nhạt hơn
  • Phân của bé chuyển dần sang màu sáng hoặc nhạt màu hơn…

Theo nghiên cứu từ viện hàn lâm y học về việc nuôi con bằng sữa mẹ, sữa về chậm được xác định là khi sữa về muộn hơn 3-5 ngày [72-120 tiếng] hoặc lâu hơn những người mẹ bình thường và không đủ để cho con bú.

4. Dấu hiệu và triệu chứng của sót nhau là gì?

Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng mà các mẹ có thể gặp phải khi bị sót nhau. Ví dụ như:

  • Phần nhau thai xổ ra ngoài có xuất hiện vết rách hoặc không hoàn chỉnh
  • Băng huyết
  • Dịch nhờn âm đạo có mùi hôi
  • Sốt
  • Bị đau đớn vì co thắt tử cung
  • Sữa về chậm

Các mẹ cũng nên chú ý đến những triệu chứng trên không hẳn là do sót nhau mà có thể do nguyên nhân khác. Ví dụ, việc sữa chậm về có thể liên quan đến bệnh tiểu đường, béo phì hoặc hoặc do phải mổ khẩn cấp.

Nếu nghi ngờ hoặc lo lắng mình bị sót nhau khi gặp những triệu chứng trên thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

[PS] - Có thể mẹ quan tâm:

Tìm hiểu trước sản phẩm chăm sóc mẹ sau sinh của Út Em Shop, gồm rượu gừng nghệ hạ thổ [180K / lít] và túi muối thảo dược [170K / túi] có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

- Hotline tư vấn mua hàng:
  • 0968.458.405
  • 0985.502.031
  • 0945.920.087

hoặc bạn click icon bên dưới để gửi Inbox Facebook:


xem fanpage:

Rượu Muối

5. Cần làm gì nếu bị sót nhau?

Trường hợp phỏng đoán mình bị sót nhau, các mẹ cần đi siêu âm để chắc chắn mình bị sót nhau và sau đó làm theo những quy trình của bác sĩ để lấy nhau ra. Có thể loại bỏ nhau bằng tay hoặc thực hiện thủ thuật y tế bằng cách gây tê.

Trong dân gian, người Việt Nam hay truyền nhau bài thuốc tự nhiên bằng rau ngót để chữa sót nhau và đã được tổng hợp, ghi lại trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi như sau:

  • Hái độ 40g lá rau ngót, rửa sạch rồi giã nát
  • Thêm ít nước đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước
  • Chia nước rau ngót vừa vắt được làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra

6. Trẻ sơ sinh có cần bổ sung sữa công thức cho đến khi sữa mẹ về không?

Nếu được phát hiện và điều trị nhanh chóng, các mẹ bị sót nhau hoàn toàn vẫn có thể cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn, trừ trường hợp có nguyên nhân khác dẫn đến việc cần thiết phải cho con bú sữa công thức.

7. Sữa mẹ sẽ về sau khi loại bỏ được nhau thai còn sót chứ?

Câu trả lời là có. Khi hiện tượng sót nhau được loại bỏ, các mẹ sẽ tiếp tục sản sinh ra nhiều sữa. Tuy nhiên, vẫn cần nói chuyện với bác sĩ hoặc những chuyên gia tư vấn để họ hỗ trợ và cung cấp thông tin hoặc đưa ra lời khuyên giúp các mẹ nhanh chóng có được sữa về và cho con bú tốt hơn.

8. Có thể ngăn chặn tình trạng sót nhau trong lần mang thai tiếp không?

Không may mắn là không có cách gì để ngăn chặn tình trạng sót nhau có thể xảy ra ở lần sau. Nếu các mẹ đã từng bị sót nhau thì thường có khả năng cao là sẽ lại bị ở lần sinh tiếp. Nhưng điều đó không có nghĩa chắc chắn sẽ bị như vậy.

Trường hợp sinh non rất có nhiều khả năng bị sót nhau. Đó là bởi vì thông thường nhau thai “được chỉ định” bám vào tử cung khoảng 40 tuần nên nếu các mẹ lại sinh non ở lần mang thai khác thì hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng sót nhau.

Tuy nhiên, nếu dây rốn bị đứt hoặc cổ tử cung co lại quá nhanh sau khi đã tiêm oxytocin, các mẹ cần cân nhắc việc xổ nhau thai tự nhiên trong lần sinh sau. Bằng cách xổ nhau tự nhiên, các mẹ sẽ tránh được khả năng cổ tử cung đóng lại quá nhanh khiến cho nhau thai bị mắc kẹt. Hãy nói sự lựa chọn của mình với bác sĩ hoặc người hộ sinh.

Việc sử dụng nhiều syntocinon [oxytocin nhân tạo] trong quá trình sinh có mối liên quan đến hiện tượng sót nhau. Nhiều trường hợp phải sử dụng oxytocin nhân tạo để kích thích chuyển dạ hoặc để đẩy nhanh quá trình sinh nở [do mẹ không đủ sức để rặn] nên cần nhớ rằng trong lần sinh sau đó, các mẹ có thể không nên sử dụng nó để can thiệp vào các khâu trong lúc vượt cạn.

[Theo Babycenter & Bellybelly – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt]

Sót nhau/sót thai là tình trạng còn sót lại mô nhau hoặc thai trong tử cung sau thủ thuật.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Hỏi bệnh

Thời điểm hút thai lần trước.

Nơi hút thai lần trước [tại viện hay ngoại viện].

Tuổi thai lần hút trước.

Khám bệnh

Tổng trạng: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng [sốt, đau bụng, dịch âm đạo hôi, môi khô, lưỡi bẩn…].

Xác định tư thế và kích thước tử cung.

Xác định độ đau tử cung.

Đánh giá độ mở CTC.

Đánh giá mức độ ra huyết âm đạo.

Cận lâm sàng

Siêu âm

Xác định tình trạng sót nhau, sót thai.

Đánh giá mức độ sót nhau.

Xét nghiệm

CTM, CRP, β hCG [tùy trường hợp].

ĐIỀU TRỊ

Nội khoa

Chỉ định

Ứ dịch lòng tử cung.

Nghi sót nhau kích thước nhỏ [dưới 3x3cm].

Điều trị

Oxytocin 5 đơn vị 1-2 ống tiêm bắp x 3 ngày.

Hoặc Misoprostol 200mcg ngậm dưới lưỡi 2 viên x 2 lần/ngày x 2-3 ngày.

Kháng sinh ngừa nhiễm trùng.

Ngoại khoa

Chỉ định

Sót thai, sót nhau hay ứ dịch lòng tử cung lượng nhiều.

Điều trị

Hút kiểm tra buồng tử cung [Thực hiện các bước như hút thai theo yêu cầu. Nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm].

Gửi giải phẫu bệnh mô sau hút.

Kháng sinh điều trị.

Thuốc tăng co hồi tử cung nếu cần

Video liên quan

Chủ Đề