Cách chào chất

BÀI 3: VĂN HOÁ CHÀO HỎI

THẦY GIUSE NGUYỄN VĂN QUÝNH

 

Ông cha ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Thật vậy, lễ nghĩa là những phép tắc trong gia đình và những nghi lễ ngoài xã hội, đó là nét đẹp văn hóa trong khi giao tiếp. 
 

Người Việt Nam rất coi trọng việc chào hỏi. Có câu nói rằng: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Vâng, chào hỏi không chỉ mang tính văn hóa mà còn thể hiện nhân cách và đạo đức của con người. Không ai muốn mình bị xem là thiếu đạo đức, vì tiêu chuẩn cao nhất để xác định giá trị của con người là đạo đức. Người ta kính trọng nhau không phải chức vụ hay tiền bạc mà chính là tư cách và đạo đức. Vì thế, chúng ta nên tìm hiểu một số quy tắc về cách chào hỏi để tự tin hơn và để mang lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. Hôm nay, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về 
 

Người Việt Nam dùng từ chào hỏi đi liền nhau vì thường sau lời chào là hỏi thăm: hỏi thăm sức khoẻ, công ăn việc làm, đang đi đâu, đang làm gì… Đó là một cách quan tâm tới người được chào, biểu lộ tình cảm và sự thân thiện. Chào hỏi thường dùng trong lối chào không nghi thức dành cho người thân quen, người trong gia đình, trong dòng tộc, người cùng làng xã, gặp nhau hằng ngày, ví dụ:
 

– Con chào Cha! Cha có khỏe không ạ?
 

– Em chào thầy! Thầy lên lớp ạ?
 

– Cháu chào bác! Bác dạo này còn đau lưng không?
 

Đối với người thân quen, chúng ta có thể cười với nhau hoặc gật đầu chào là đủ. Tuy nhiên, nếu đã lâu không gặp, ta nên dành năm ba phút để hỏi han về sức khoẻ, về gia đình… Nếu là các mối quan hệ có tính chất trang trọng, ta nên dừng lại khi chào hỏi, tránh vừa đi vừa chào. 
 

Khi chào hỏi, chúng ta nên thực hành các quy tắc sau đây:
 

Khi chào ai, ta nên đứng thẳng, mắt nhìn người đối diện, cúi đầu chào tỏ vẻ kính trọng, vừa chào vừa mỉm cười, thể hiện sự thân thiện và quý mến. 
 

Khi được ai chào, nếu mình là người trên hay nhiều tuổi hơn thì nên lịch sự chào lại. Chào người khác bằng cách hất hàm là một thái độ khiếm nhã, dù họ là người nhỏ hơn hay thuộc cấp của mình. Khi được chào, nếu đang bận tiếp chuyện với người khác, ta chỉ cần mỉm cười hoặc gật đầu là được.
 

Sau khi chào ai rồi, nếu ta gặp họ lần đầu thì chủ động giới thiệu bản thân: Hãy nói với họ bạn là ai, đang làm nghề gì.
 

Người dưới nên chào người trên trước. Người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước. 
 

Không đưa tay lên chào người lớn hơn mình. Nếu người ấy chủ động đưa tay chào khi thấy mình từ xa, thì ta chỉ nên mỉm cười và cúi đầu đáp lại.
 

1. Nguồn gốc của việc bắt tay
 

Bắt tay là cử chỉ mới xuất hiện khi có nền văn minh. Thoạt đầu, nó được hiểu là trong tay bạn không có vũ khí khi gặp ai đó. Sau này, nó thể hiện việc gặp gỡ lần đầu, bạn bè lâu ngày gặp lại, chào tạm biệt, chúc mừng hoặc giải hòa.
 

2. Bắt tay là nghệ thuật giao tiếp
 

Cách bắt tay cho biết thái độ và tư cách của người đối diện. Nó còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tiếp xúc. 
 

Bà Helen Keller, nhà văn Mỹ, vừa bị điếc vừa bị mù, khi nói về cái bắt tay, bà có một câu nói nổi tiếng: “Có những bàn tay khi tiếp xúc, tôi có cảm giác như khoảng cách giữa hai người xa nhau vạn dặm. Nhưng cũng có cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, lưu lại cho tôi một cảm giác vô cùng ấm áp”.
 

Mục đích của cái bắt tay là chào hỏi hay tạm biệt, chúc mừng hay đồng tình. Vì thế, ta nên thực hiện một cách ấm áp, thân thiện và chân thành. Có những quy tắc về việc bắt tay như sau:
 

Ta chỉ dùng tay phải, tư thế đứng thẳng, nhìn thiện cảm vào mắt người đó. Khi người khác đưa tay cho mình bắt, nếu đang ngồi phải đứng dậy rồi mới bắt tay họ.
 

Nên siết nhẹ tay họ và giữ lại vài giây, bày tỏ sự thân thiết; không bắt tay quá lâu hay lắc mạnh; cũng không thả lỏng, cầm hờ tay họ, tỏ vẻ lạnh nhạt; trước khi buông tay, hãy nói: “Rất hân hạnh được gặp anh hoặc chị”.

c. Người đưa tay ra trước

Người lớn tuổi hoặc có vai vế lớn hơn sẽ chủ động đưa tay ra trước; người nhỏ hơn đáp lại bằng cả hai tay và hơi cúi đầu. Nếu là phụ nữ thì được đưa tay ra trước. Nếu là chủ nhà và khách chào nhau, thì chủ nhà đưa tay ra trước.
 

Khi bắt tay nhiều người, ta nên bắt tay người lớn trước, người nhỏ sau; phụ nữ trước, nam giới sau; người vợ trước, người chồng sau. 

Không đưa cả hai tay để bắt tay với hai người cùng một lúc. Không đứng ở chỗ cao hơn, mà phải bước xuống vị trí ngang bằng với người ấy rồi mới bắt tay. Không ngậm thuốc lá trong miệng khi bắt tay. Không mang găng tay khi bắt tay, trừ ra phụ nữ mang găng tay mỏng. Khi bắt tay với người này, không đưa mắt nhìn người khác. 

Khi chủ nhà bắt tay chào đón khách, không bắt tay nơi ngưỡng cửa ra vào. Có thể bước ra ngoài hoặc đợi cho khách bước hẳn vào nhà. Không bắt tay một người ngay sát mặt một người khác.

f. Bắt tay khi tiễn khách

Lúc tiễn khách ra về thì chờ khách đưa tay ra trước, chủ nhà mới được bắt tay, để tránh tạo ra cảm giác là chủ nhà nôn nóng muốn khách về sớm.

Trên đây là “Văn hoá giao tiếp trong việc chào hỏi”. Các bạn nên thực hành thường xuyên cho đến khi nhuần nhuyễn và thật tự nhiên để tạo thiện cảm trong lòng mọi người. Chúc các bạn luôn lịch thiệp trong giao tiếp, hầu được mọi người kính trọng và yêu mến. 

Bạn đang xem: 2022 Cách chào của người Việt Tại AZ Pet

Du khách nước ngoài thắc mắc với hướng dẫn viên du lịch Việt Nam: “Người Việt Nam chào nhau như thế nào?”. Người hướng dẫn viên trả lời: “Giơ tay vẫy, có khi mỉm cười”. Du khách thường không hiểu. Cùng Kênh số 5 tìm hiểu 5 cách chào dễ thương của người Việt nhé. 

1. Nhìn và cười

Người Việt nổi tiếng là những con người chất phác, đôn hậu và gần gũi, điều đó thể hiện ngay trong cách chào hỏi. Không khó để bắt gặp một người Việt Nam kêu tên người mình muốn chào và nở nụ cười thật tươi. Đó là lời chào mà tôi chắc rằng hiếm có một đất nước nào có lời chào thú vị và vui vẻ đến như vậy.

Hãy làm thử xem, vô tình bắt gặp đồng nghiệp trên đường mà không thể chào, hãy mỉm cười và bạn sẽ nhận lại được ngay kết quả.

2. Hỏi thăm “khỏe không”

Cách chào tiếp theo cũng đặc biệt không kém. Người Việt coi những câu nói xã giao đầu tiên là lời chào như “Bạn có khỏe không?”, “Lâu rồi không gặp”, “Rất vui khi làm quen với bạn”.

Chào như vậy có vẻ như người Việt đang “lấp liếm” đi câu chào hỏi nhưng thực chất, từ “xin chào” truyền thống có vẻ hơi nặng nề, khách sáo. Vậy nên để thân thiện hơn, nhất là ở những mối quan hệ đã thân quen từ trước, người ta thường chào nhau bằng những câu nói xã giao như thế.

3. Vẫy tay

Bàn tay ngoài việc cầm nắm, đôi lúc “quyền năng” của nó có thể vượt xa suy nghĩ của bạn. Chúng ta có thể nghe thấy cả một cuộc trò chuyện bằng đôi bàn tay. Và lời chào cũng vậy, vẫy tay hai đưa hai ngón tay [biểu tượng từ “Hi” trong tiếng Anh] thể hiện lời chào nhanh gọn và thân mật đấy nhé!

4. Vòng tay và cúi chào

Nếu người Nhật Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, hay cúi người xuống thì người Việt Nam cũng có nghi thức tương tự khi chào.

Người Việt Nam thường cúi đầu chắp tay trước ngực hoặc xuôi tay gập người.Cách chào này thường bắt gặp được ở người nhỏ chào người lớn, bậc dưới chào bậc trên. Đây cũng được xem như nghi thức chào hỏi trong các buổi lễ hay sự kiện long trọng.

5. Bắt tay

Trở lại với câu chuyện của đôi bàn tay. Bắt tay là biểu tượng của sự đón tiếp, tạo sự thiện cảm và bày tỏ thông điệp đến đối phương rằng: tôi rất quý trọng anh, anh hãy tin ở tôi. Và người Việt Nam thường chào đối tác của mình bằng cách hơi gập người và bắt tay. Cái bắt tay sẽ dễ dàng tạo thiện cảm và lòng tin ở người khác.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Chó

Bạn luôn muốn mở đầu cuộc nói chuyện với người nước ngoài một cách tự nhiên nhất. Vì “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”. Tự tin mở đầu thì cuộc nói chuyện của bạn mới trôi chảy. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 18 cách chào hỏi bằng tiếng Anh cực kỳ thú vị.

Dù bạn đang nói chuyện với một người khác hay bạn đang thuyết trình trước lớp, dù cuộc nói chuyện là xã giao hay trang trọng, bạn đều có thể ứng biến linh hoạt nhờ thuộc những mẫu câu này.

Mình không chỉ đưa ra các mẫu câu, mà còn đính kèm các video minh hoạ ngữ điệu của người nói. Chắc chắn bạn sẽ có hình dung đầy đủ nhất về cách mở đầu câu chuyện như thế nào.

Và đừng quên làm bài tập phía cuối bài nhé.

Cách học hiệu quả nhất

Trước tiên hãy đảm bảo rằng bạn đã cài eJOY eXtension cho trình duyệt Chrome của mình. Nếu bạn chưa có eXtension, có thể cài đặt luôn từ đây nhé:

 Tìm hiểu eJOY eXtension miễn phí

Để giúp bạn học các cách chào hỏi bằng tiếng Anh hiệu quả nhất, eJOY đã phát triển tính năng tìm từ vựng trong các ngữ cảnh video khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể học theo các bước sau nhé:

  • Bạn đọc bài viết này để biết các cách chào hỏi khác nhau. Nhớ làm bài tập để ôn luyện lại nhé.
  • Đọc xong, bạn quay lại và click chuột vào cụm từ/ mẫu câu chào hỏi bất kỳ, eJOY sẽ hiện ra nghĩa và cách đọc.
  • Bạn bấm vào “Say it” để xem tất cả các video trên eJOY có nói đến cụm từ đó.
  • Thực hành nhại lại theo ngữ điệu, cách phát âm của người nói.
  • Đối với các video trong bài viết, bạn có thể tra cứu từ vựng/cụm từ/mẫu câu bất kỳ bằng cách click chuột vào những từ vựng/cụm từ/mẫu câu cần tra. Bạn cũng có thể luyện nói theo những mẫu hội thoại trong đó.

Cách chào hỏi bằng tiếng Anh

Văn hoá Anh cũng như văn hoá Việt Nam, có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau. Việc sử dụng ngôn từ và biểu cảm ra sao phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh giao tiếp. Bối cảnh xã giao sẽ khác bối cảnh trịnh trọng. Một người bạn mới gặp sẽ giao tiếp khác với bạn lâu năm. Người lớn khác với trẻ con.

Trong tiếng Việt, bạn có thể đếm được bao nhiêu cách nói “Xin chào”?

  • Gặp người lớn tuổi hơn: “Cháu chào bác ạ.”
  • Gặp bạn: “Ê, mày đi đâu đấy?”
  • Gặp người nhỏ tuổi: “Nhóc con, chào anh chưa?”
  • Gặp thầy cô giáo: .. .[trốn lẹ lẹ đi mày]

Vậy tiếng Anh thì sao? Bạn hãy cùng xem các tình huống sau nhé:

Xã giao

Người Anh hay người Mỹ có cách mở đầu rất phong phú đa dạng. Trong tiếng Anh, chỉ có “I” và “you” chứ không có “anh”, “chị”, “em”, “cháu” … như tiếng Việt, nên cách chào hỏi xã giao với người lớn tuổi hoặc kém tuổi hơn chút không khác biệt nhiều lắm.

1 Hello

Đây là một trong các cách chào thông dụng nhất. Khi gọi điện thoại, người Anh cũng sẽ nói “Hello”. Nếu bạn hay xem Ellen Show, bạn sẽ thấy Ellen rất hay chào Hello. Còn trong video dưới đây, hãy cùng xem cách chào “Hello” trong một video về marketing của Google nhé.

2 Hi

Một cách chào thông dụng thứ 2 đó là “Hi”. Đơn giản, ngắn gọn, và có phần phổ biến, xã giao hơn “Hello”.

Hai bạn Sophia Grace và Rosie trong video này đang gửi lời chào tới Ellen

“Hi” còn được dùng quá phổ biến đến nỗi 2 anh chàng trong Big Bang Theory chẳng biết nói gì khác ngoài “Hi”. Hãy xem họ chỉ biết ngẩn tò te và nói “hi” liên tục khi gặp cô bạn hàng xóm mới.

2 Hey

Cách chào phổ thông và xã giao thứ 3 đó là “Hey”. Bạn có thể dùng “Hey” khi không biết rõ tên của người kia.

Đây là phân cảnh 1 người đàn ông gọi người lái xe đi chậm lại cho đi nhờ xe.

4 Morning

Chắc hẳn bạn vẫn biết đến “Good morning” là chào buối sáng. Đó là cách chào trang trọng, nhưng nếu chỉ chào “Morning” thì đó lại là cách chào khá thân thiết, gần gũi, suồng sã. Nhưng mình không thấy người Mỹ chào “Afternoon” với “Evening” không đâu.

Cùng xem những người bạn trong Friends chào nhau buổi sáng với “Morning”

5 What’s new?

Bạn nói “What’s new” với những người thân, người bạn, đồng nghiệp. Đôi khi người nghe sẽ trả lời bạn xem họ có tin tức gì mới không. Nhưng nhiều khi đó chỉ như một câu chào hơn là một câu hỏi. Bạn có thể chỉ cần chào lại mà không cần có thông tin trả lời.

Tuy nhiên, trong đoạn hội thoại này, anh chàng Sheldon lại muốn kể lể chuyện anh ta không vui với bạn đến nỗi anh ý quên không nói câu chào. Và đó là một kiểu tình huống hài hước trong Big Bang Theory.

6 It’s good to see you

Đi kèm với câu chào “Hi, Hello, Hey”, người Mỹ hay kèm thêm “It’s good to see you”, ý muốn nói “Rất vui được gặp bạn”. Câu này cũng được phát thanh viên trên bản tin sử dụng tạo cảm giác thân thiện, gần gũi.

7 Long time no see

Câu nói này nghĩa là “Lâu quá rồi không gặp”. Và tất nhiên, bạn sẽ dùng câu này với những người bạn đã quen lâu rồi. Hãy xem Ellen thể hiện sự nhớ nhung và sự vui mừng khi gặp lại bạn cũ.

8 How’s it going? / How ya doing?

  • How’s it going? = How is it going?
  • How ya doing? = How are you doing?

Hai câu chào này đều có nghĩa là “Dạo này sao rồi?” Nhưng như bạn biết đó, những câu hỏi ở phần dạo đầu này mang tính chất chào hỏi là chính. Bạn không cần trả lời câu hỏi một cách đầy đủ. Nhiều khi bạn có thể bỏ qua luôn như anh chàng trong video này.

Tiếp theo là một số cách chào mang tính vùng miền, địa phương, lịch sử, văn hoá.

9 Howdy

Với người Mỹ sống ở các bang phía Nam, họ rất hay chào “Howdy”

10 G’day [Good day]

Với người Úc, họ lại chào “G’day”

11 Ahoy, Matey!

Nếu gặp một người chào “Ahoy”, bạn có thể đoán người này có làm nghề thuỷ thủ, hoặc gia đình họ có người làm thuỷ thủ. Đây không phải là cách chào phổ biến trong cộng đồng nói Anh ngữ. Nhưng đây lại là cách mà những thuỷ thủ Mỹ khi đi biển hô gọi nhau “Ahoy”. Còn Matey / Mateys [số nhiều] nghĩa là “bạn/ những người bạn”.

Ahoy, Matey có thể dịch là Chào bạn [Greetings! Friend].

Hãy xem Barney và Marshall ngẩn tò te khi gặp một thuỷ thủ Mỹ chào “Ahoy”.

12 Hiya!

Cách chào này khá dễ thương và kiểu trẻ con. Thế nên khi người lớn chào nhau thì trông họ trẻ ra và đáng yêu hơn rất nhiều nhé.

13 Yo, Sup!

Sẽ là thiếu sót nếu bạn không biết cách chào hỏi cực ngầu này “Yo”, “Sup” [What’s up?]. Chủ yếu được sử dụng bởi giới trẻ khi đi dự tiệc, hoặc gặp gỡ nhau ở trường lớp.

14 Have you met Ted?

Cuối cùng là một cách mở đầu rất hài hước trong phim Mỹ How I met your mother. “Have you met Ted” trở thành câu nói thần thánh của Barney, và chắc hẳn các bạn nam khi đi cưa cẩm sẽ cần một wingman [thằng bạn chân gỗ] nói giúp câu mở đầu này trước đó.

Trịnh trọng

Tiếp theo là những cách mở đầu khá lịch sự, dùng cho ngữ cảnh gặp người lớn tuổi, trong các buổi họp quan trọng. Nhất là khi gặp người mới quen, bạn chưa hiểu rõ phong cách của họ ra sao, giữ phép lịch sự là giải pháp an toàn nhất.

15 Good morning / afternoon / evening

Không có Good night nhé bạn. Good night dành cho tạm biệt. Còn Good morning/ afternoon/ evening dùng để chào một cách lịch sự, tuỳ theo điều kiện thời gian lúc đó. Đôi khi những người dẫn chương trình vẫn lịch sự kèm thêm “Good evening, ladies and gentlemen”.

Đây là cách mà cơ trưởng chào hành khách trên máy bay.

Đây là cách một diễn giả chào khán giả.

16 It’s nice to meet you

17 It’s a pleasure to meet you

Những khi bạn muốn tặng sự trân trọng với người nghe, thay vì “nice” bạn sẽ nói “a pleasure”. It’s a pleasure to meet you [Rất hân hạnh được làm gặp bạn].

18 How do you do?

Thay vì nói “What’s up” “What’s new” hay “Sup”, hãy nói “How do you do” trong các tình huống nghiêm túc như lúc gặp đối tác làm ăn, lúc thuyết trình, nói trước đám đông.

Hay như trong tình huống này, hai người phụ nữ đứng tuổi và lịch thiệp, họ chào nhau khá lịch thiệp.

Ví dụ về cách chào hỏi bằng tiếng Anh

Hi everyone, my name is Trang Nguyen. I am new to the class. Nice to meet all of you.

[Xin chào tất cả mọi người, mình tên Trang Nguyen. Mình là học sinh mới. Rất vui được gặp tất cả các bạn]

Yo! What’s up guys! It’s Dat Tran. Great to be here with you guys!

[Hêh! Mình là Đạt! Rất vui vì có mặt ở đây cùng các anh em! ]

G’day everyone! You can call me Huy Do. Glad to meet you all.

[Chào cả nhà! Cứ gọi mình là Huy Do. Rất vui được gặp các bạn] 

Good evening ladies and gentlemen! I am Tien Doan. It’s a pleasure to be here tonight with all of you.

[Xin chào buổi tối các quý bà và quý ông! Tôi là Tien Doan. Rất vinh hạnh được ở đây cùng tất cả quý vị đêm nay.]

Hãy xem thêm video sau để thật nhuần nhuyễn những cách chào hỏi mở đầu phần giới thiệu bản thân nhé. Nhớ là bạn có thể tra và lưu lại những cụm từ để chào hỏi và giới thiệu bản thân bất cứ lúc nào trong khi đang xem.

Hội thoại hay về cách chào hỏi bằng tiếng Anh

Để bạn hình dung rõ nhất cách chào hỏi bằng tiếng Anh, eJOY có tổng hợp dưới đây một số đoạn trích hay trong các bộ phim nổi tiếng hoặc chương trình talkshow uy tín. Bạn hãy cùng xem và nhại lại theo nhé.

Để ghi nhớ các mẫu hội thoại này tốt hơn, bạn hãy bấm vào logo eJOY để xem trực tiếp trên eJOY Go. Sau đó chọn chơi Quiz để trả lời các câu hỏi liên quan, thực hành Speak và Write để ghi nhớ.

Harry Potter gặp Jon Weasley

Google talk show với David Beckham

Rachel gặp mặt nhóm bạn của Monica trong Friends

Bài tập

Làm bài tập để nhớ thật lâu, thật lâu nữa nhé các bạn. Bài tập này không khô khan đâu, đảm bảo còn cười bể bụng cơ nhé.

Hãy cùng xem anh chàng Ted trong bộ phim “How I met your mother” chào hỏi như thế nào khi lần đầu gặp cô bạn gái Robin nhé.

Đoạn 1 – Lời chào hỏi

Bạn thử đoán đáp án trước khi xem video nhé. Sau đó hãy xem video và sửa lại câu trả lời của bạn.

1- Barney đã nói gì với Robin để giới thiệu về Ted?

  • a. I’d like to introduce you to Ted
  • b. Hi! This is my friend, Ted.
  • c. Do you want to meet Ted?
  • d. Have you met Ted?

2 – Ted đã chào Robin bằng từ nào?

  • a. Hello
  • b. Sup
  • c. Hey
  • d. Hi

3 – Robin đã chào Ted bằng từ/ cụm từ nào?

  • a. Hello
  • b. Hi
  • c. What’s up
  • d. Let me guess

Đoạn 2 – Ted rủ Robin đi ăn tối

What does Robin do? [Robin làm nghề gì?]

  • a. Cô giáo
  • b. Vũ công
  • c. Nhà báo
  • d. Bác sĩ

Who suggests Robin to throw a drink into Ted’s face? [Ai đề nghị Robin hất nước vào mặt Ted?]

  • a. Bạn của Robin
  • b. Robin
  • c. Barney
  • d. Ted

Does Robin accept the dinner invitation from Ted? [Robin có đồng ý lời mời đi ăn tối với Ted không?]

Hãy comment phía dưới câu trả lời của bạn để được nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ team eJOY bạn nhé!

Luyện tập Nghe – Nói – Viết các cách chào hỏi bằng tiếng Anh

Video liên quan

Chủ Đề