Mẹo bà câu nói chữa mọc răng không sốt

Mọc răng như giá, răng mọc không sốt

Răng mọc như giá mọc răng không sốt

Dạo gần đây, các mẹ bỉm sữa bắt đầu truyền tai nhau về 1 câu thần chú giúp con mọc răng không sốt. Chỉ cần đọc câu thần chú này và thực hiện vài động tác cơ bản là cơn sốt mọc răng của con đã hoàn toàn biến mất. Cụ thể, theo mẹ Hà My “Khi con gái mình tròn 100 ngày tuổi, mình có được mách nước là vừa đọc thần chú răng mọc như giá mọc răng không sốt , vừa làm sạch dơ lưỡi cho con là đã có thể giúp bé dễ chịu hơn trong những ngày nhạy cảm này.”

Mọc răng như giá răng mọc không sốt là câu thần chú được nhiều mẹ chuộn dùng cho bé khi vào độ tuổi mọc răng

Mẹ My cho biết, khi làm sạch dơ lưỡi cho con, thay vì dùng nước lã thông thường, chị sử dụng nướp ép giá dỗ để lau nướu cho con. Để có được nước ép giá đỗ thì cách làm rất đơn giản, chỉ cần lựa chọn những mầm giá tươi giòn nhất, trắng mập mọng nước. Sau đó rửa sạch, để ráo rồi trần với nước sôi già, chắt lấy nước giá. Để cho nước nguội hẳn rồi tiến hành lau nướu, miệng cho con như bình thường là được.

Một vài mẹ bỉm sữa khác thay vì dùng nước giá đỗ, lại lựa chọn nước ép lá hẹ để lau miệng cho con mình cũng khá hiệu quả. Theo nick Phương Thảo chia sẻ: “Mình thì hay dùng nước ép lá hẹ cho con. Cách làm cũng đơn giản lắm, chọn 4-5 nhánh lá hẹ đem rửa sạch, để ráo rồi đem xay cùng 1 ly nước sôi để nguội nhỏ, chắt lấy nước bỏ bã rồi dùng nước lau miệng, nướu cho con là được. Từ lúc mình dùng cách này, con luôn ngủ ngon dễ chịu, không bị cơn ngứa răng làm phiền nữa.”

Nước ép lá hẹ lau miệng cho bé cũng khá hiệu quả trong việc giảm sốt mọc răng

Bên cạnh đó, các mẹ còn có thêm bài hạ sốt khi mọc răng cho con bằng mắt cá diếc. Cụ thể, khi bé bắt đầu có dấu hiệu muốn mọc răng, ba mẹ hãy mua 1 con cá diếc tươi nhất. Hấp chín rồi gỡ lấy phần mắt cá, bỏ phần cứng màu trắng, viên tròn nhỏ đi. Chỉ lấy phần viền mắt mỡ mỡ mềm mềm thôi, cho con mút từ từ kẻo hóc. Việc cho bé ăn mắt cá từ khi còn sớm cũng sẽ giúp bé ít bị nôn trớ, cùng mắt luôn sáng khoẻ.

Phân tích thần chú mọc răng dựa theo góc nhìn khoa học

Theo Bác sĩ Đào Hữu Minh, Phó khoa phụ trách khoa Khám bệnh – BV Y học cổ truyền Trung ương cho biết:

“Thực ra mẹo lấy lá hẹ hay nước giá đỗ lau miệng cho bé khi mọc răng chỉ là 1 mẹo dân gian nhỏ dựa trên các đặc tính sẵn có của 2 loại rau gia vị này. Ví dụ như, hẹ là loại rau có tính ấm, vị hơi hăng, có khả năng chống viêm, sát khuẩn khá hiệu quả. Khi mẹ dùng nước lá hẹ vệ sinh miệng cho bé, 1 phần nước ngấm vào nướu của bé cũng giúp xoa dịu cơn ngứa sốt, chống viêm hiệu quả cho bé.

Tương tự, trong giá đỗ có chứa nhiều magie, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của răng, lại có tính mát lành, hạ sốt khá hiệu quả. Vậy nên với 2 mẹo này, việc các bé hạ sốt cũng là do cơ địa phù hợp, hoàn toàn không liên quan gì đến câu thần chú răng mọc như giá mọc răng không sốt mà mọi người vẫn hay đồn thổi

Theo bác sĩ Minh, việc lau miệng cho bé bằng nước giá đỗ hay nước ép lá hẹ có hiệu quả là bởi 1 phần công dụng vốn có của chúng

Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Lân – Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết:

“Công dụng chính của lá hẹ là tăng đề kháng, giảm ho hiệu quả. Với trẻ sốt mọc răng, chỉ tuỳ cơ địa mà có thể hạ sốt bằng nước ép lá hẹ hay không. Nếu trẻ sốt dưới 38 độ, ba mẹ có thể hạ sốt bằng những cách thông thường đã được khoa học kiểm chứng tác dụng. Còn nếu sốt trên 38 độ, ba mẹ cần có biện pháp thăm khám bác sĩ nha khoa cụ thể để được cấp thuốc phù hợp tới trẻ.

Ba mẹ cũng có thể giảm sốt cho bé sốt mọc răng nhẹ bằng cách cho bé uống nước canh giá đỗ hoặc nước sau má. Rau má rửa sạch, giã chắt lấy nước cho bé uống như bình thường là được. Tương tự canh giá đỗ đun sôi, bỏ giá lấy canh cho bé uống rất có lợi, lại lành tính. Ba mẹ đặc biệt chú ý không chườm đá lạnh vào chỗ sưng mọc răng của con, tuy giảm đau nhanh nhưng lại hạn chế khả năng mọc răng của con, đôi khi răng vì lạnh quá cũng không thể nứt lợi chồi lên được nữa.”

Theo bác sĩ Lân, ba mẹ có thể cho bé sốt dưới 38 độ uống nước rau má để hạ sốt khá an toàn, bổ dưỡng

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần đưa trẻ tới thăm khám nha khoa ngay từ khi trẻ có dấu hiệu mọc răng, cho đến hết quá trình mọc răng sữa của bé định kỳ 6 tháng/lần để các bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp hỗ trợ bé mọc răng đều đặn, đầy đủ và hạn chế ốm sốt 1 cách tốt đa nhất.

Con lớn khoẻ, ngoan ngoãn không ốm sốt hay không đều là nhờ 1 tay ba mẹ chăm sóc

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho về câu thần chú răng mọc như giá mọc răng không sốt và sự thật đằng sau đó. Để biết rõ hơn về tình trạng mọc răng của con cũng như có phương án hỗ trợ tốt nhất, ba mẹ chỉ cần nhấc máy lên và gọi ngay tới Hotline: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được các chuyên gia nha khoa quốc tế Nevada tư vấn cụ thể, chi tiết nhất. Cũng như nhận nhiều quà tặng, ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho bạn, như 1 hành trang trợ giúp ba mẹ bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho bé an toàn, hiệu quả hơn.

Trẻ mọc răng thường bị đau sốt dẫn đến quấy khóc nhiều và bỏ ăn. Điều này khiến cha mẹ lo lắng và mong muốn tìm được giải pháp khắc phục tốt nhất. Để trẻ mọc răng như giá không đau không sốt, cha mẹ có thể tham khảo ngay các mẹo đơn giản nhưng cực hiệu quả dưới đây.

Mọc răng như giá không sốt thực sự là một trong những câu nói cửa miệng từ xưa, hay còn được xem là câu thần chú được nhiều bà mẹ dùng cho bé khi bước vào độ tuổi mọc răng. Câu nói này mang theo mong muốn giúp các bé mọc răng mọc răng thuận lợi không đau, không sốt. 

Răng mọc như giá không đau sốt là mong muốn của nhiều bà mẹ

Tuy nhiên, theo các thông tin thu được vào năm 2011 của các nhà nghiên cứu Brazil đã kiểm tra 47 em bé mỗi ngày trong vòng 8 tháng. Đa phần các trường hợp này đều xuất hiện dấu hiệu bị đau sốt khi mọc răng. Ngoài dấu hiệu sốt cao và đau răng, trẻ còn có thể gặp phải tình trạng như: Chảy nhiều dãi, ho nhiều, dễ cáu kỉnh quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thích gặm cắn,…

Theo dân gian, có rất nhiều cách giúp răng trẻ mọc lên nhanh chóng mà không gây đau sốt, khó chịu. Tuy nhiên, cha mẹ cần nắm được tình trạng răng miệng của con mới có thể lựa chọn và áp dụng đúng cách nhất.  

Để giảm dấu hiệu đau sốt cho trẻ khi mọc răng cha mẹ cần chú ý:

Mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con về sau và trong đó có tình trạng mọc răng. Vì vậy, để trẻ có thể mọc răng như giá không bị đau sốt khó chịu trong thời gian mang mang bầu, mẹ cần bổ sung đủ dưỡng chất. Đặc biệt là các chất tốt cho sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ như: Các loại vitamin, canxi, magie,…

Ngoài ra, theo dân gian có một món ăn nếu mẹ bổ sung khi mang thai sẽ giúp trẻ mọc răng đúng quy trình và không bị đi tướt, chính là món dạ dày lợn hấp hạt tiêu. Đây là món ăn thích hợp cho mẹ bầu ở tuần 32, 33. Cách thực hiện: Dạ dày mua về, làm sạch kỹ bằng cách xát muối và rửa nhiều lần. Sau đó nhồi 1 ít hạt tiêu để giảm mùi và cho lên hấp cách thủy.  

Theo dân gian, để trẻ mọc răng như giá, giảm đau sốt khó chịu thì mẹ có thể áp dụng mẹo rơ lưỡi từ lá hẹ cho các bé. Cách thực hiện:

  • Khi bé tròn 100 ngày tuổi, mẹ sẽ lấy 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
  • Trước khi tiến hành rơ lưỡi, mẹ cho con bú khoảng 30 phút.
  • Sau đó mẹ dùng băng gạc quấn quanh ngón tay rồi chấm vào nước lá hẹ để rơ quanh khoang miệng cho bé. Chú ý khi thực hiện nên nhẹ nhàng và cố gắng đẩy vào lợi trên và dưới của trẻ vài lần. 
  • Mẹ nên thường xuyên thực hiện cách này, với đặc tính ấm của hẹ sẽ có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả giúp bé giảm đau, bớt sốt khi mọc răng về sau.
Rơ lưỡi bằng lá hẹ giúp giảm tối đa cảm giác khó chịu khi mọc răng

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, con thường bị ngứa lợi và chảy nước dãi nhiều. Tình trạng này nếu mẹ không để ý và đưa ra cách xử lý kịp thời trẻ sẽ bị đau, hay quấy khóc và dễ dẫn đến tình trạng sốt cao, biếng ăn. Do đó, để giảm ngứa, đau lợi, cha mẹ nên cho bé gặm nhấm những thực phẩm sau:

Gặm chân gà luộc

Đây là một trong những cách dân gian thường được áp dụng nhiều và có tỉ lệ thành công cao. Khi cho bé gặm chân gà luộc không chỉ giúp con giảm ngứa răng mà còn tránh tình trạng quấy khóc, sốt vào ban đêm. 

Cách thực hiện: Mẹ mua chân gà loại vừa, không cần quá to rồi đem đi làm sạch. Sau đó cho lên bếp luộc khoảng 20 phút để chân gà chín hoàn toàn. Sau khi chín thì để nguội rồi cho bé gặm khoảng 15 phút, mỗi tuần áp dụng cách này 1 – 2 lần sẽ có hiệu quả.

Dùng nước đậu xanh

Đậu xanh là loại hạt có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và rất an toàn cho trẻ. Đặc biệt, trong dân gian lưu truyền khi sử dụng đậu xanh rơ lưỡi cho trẻ có thể giúp giảm đau, giảm sốt, khó chịu khi mọc răng.

Cách thực hiện: Mẹ dùng khoảng 50g đậu xanh, đem rửa sạch rồi mang đi xay cho vỡ đôi. Sau đó cho đậu lên bếp đun cùng 1 lít nước bằng lửa vừa trong khoảng 15 – 20 phút. Đợi nước đậu nguội bớt, mẹ dùng gạc hoặc bông sạch thấm nước rồi bôi nhẹ nhàng vào phần lợi của trẻ.

Dùng quả na – mãng cầu ta

Quả na [một số khu vực gọi là mãng cầu ta] có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé. Đặc biệt khi cho trẻ ăn na còn là cách giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi mọc răng. Cách áp dụng:

  • Mẹ chọn quả na chín mềm, sau đó để trẻ gặm trực tiếp hoặc lấy thịt ra dằm nát rồi bón cho trẻ.  
  • Ngoài cho con ăn trực tiếp, mẹ cũng có thể ép lấy nước cho bé uống thường xuyên.
Cho trẻ ăn na có tác dụng giúp mọc răng như giá không đau không sốt

Có rất nhiều người, nhất là trường hợp lần đầu làm cha mẹ bị thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Do không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên khi trẻ mọc răng dễ bị đau, sốt cao và quấy khóc rất nhiều. 

Để khắc phục tình trạng này và giúp trẻ mọc răng như giá không đau không sốt cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ như sau:

Thời kỳ bé mọc răng thường bắt đầu từ 6 đến 8 tháng tuổi, tuy nhiên có một số trường hợp bé có thể bắt đầu sớm hơn hoặc cũng có thể muộn hơn. Do đó, cha mẹ cần nắm được quá trình mọc răng của trẻ để biết con mọc răng đúng thời gian hay không nhằm có cách xử lý kịp thời.

  • Thời gian bé mọc răng cửa: Trẻ mọc răng cửa hàm trên và hàm dưới bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng 16.
  • Thời gian mọc răng nanh: Răng nanh của trẻ sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 16 – 23.
  • Thời gian mọc răng hàm: Trẻ mọc những chiếc răng hàm ở cả hàm trên và hàm dưới trong khoảng thời gian từ tháng 13 – 31, sau khi răng cửa và răng nanh đã mọc hoàn chỉnh. 

Xem ngay:

  • Hướng dẫn ba mẹ cách xử lý khi bé mọc răng biếng ăn hiệu quả nhất
Trong thời gian bé mọc răng bố mẹ cần theo dõi răng miệng con thường xuyên

Trên đây là quy trình mọc răng chuẩn theo đúng kế hoạch thông thường của các bé. Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ mọc sớm hoặc chậm so với mốc thời gian này 1 vài tuần cho đến 1 tháng thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu bị lệch thời gian từ hơn 1 tháng trở lên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài theo dõi tiến trình mọc răng của trẻ, cha mẹ cũng cần phải vệ sinh răng miệng cho con hàng ngày. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám có hại trên răng và đảm bảo cho sự chắc khỏe của hàm răng. 

Đối với mỗi thời kỳ mọc răng của trẻ cha mẹ cần có biện pháp vệ sinh răng miệng khác nhau: 

  • Đối với bé mới mọc răng:  Cha mẹ nên dùng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho trẻ như: Cây cạo lưỡi, gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải lưỡi bằng silicon. Phụ huynh cần sử dụng các dụng cụ nêu trên để nhúng vào dung dịch vệ sinh chuyên dụng rồi tiến hành chải lưỡi và răng nhẹ nhàng cho trẻ.
  • Khi trẻ đã mọc răng số lượng nhiều khoảng 8 – 12 chiếc:  Mẹ có thể dùng bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ để vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên, khi thực hiện mẹ cần chú ý tránh để trẻ nuốt kem đánh răng vào bụng.  
Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen hàng ngày để bảo răng miệng tốt nhất

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ dùng nước súc miệng phù hợp với độ tuổi để giúp loại sạch mảng bám trên răng gây hôi miệng. Thời điểm này răng của trẻ rất yếu, do đó cần tránh dùng loại của người lớn vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến men răng của con.

Chú ý: 

  • Cha mẹ cần thực hiện vệ sinh răng cho trẻ ngay sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn dặm xong để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và gây hại cho sức khỏe răng miệng của con.
  • Khi chọn kem đánh răng mẹ có thể tham khảo các loại kem đánh răng chứa Flour – giúp răng của trẻ chắc khỏe hơn.
  • Để loại trừ khả năng lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh răng miệng cho trẻ khi mọc răng, cha mẹ cũng như người thân cần hạn chế việc hôn, nếm thức ăn hoặc dùng chung muỗng, đũa, bàn chải răng,…

Chế độ ăn uống khoa học cũng có vai trò rất quan trọng giúp trẻ mọc răng không đau không sốt và tránh nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học như sau:

  • Để tránh bé bị đau nhức nướu, mẹ nên nấu những món ăn mềm và lỏng như cháo, súp, canh,… Các món ăn này dễ ăn hơn, trẻ sẽ không phải nhai nên cũng hạn chế tối đa tình trạng đau nhức răng.
  • Khi trẻ mọc răng có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn, mẹ có thể cho con gặm lê, táo hoặc cà rốt để giảm ngứa lợi và đảm bảo an toàn.
  • Khi cho bé ăn, cha mẹ cần tránh cho con ăn những món quá nóng hay quá lạnh vì chúng sẽ không có lợi cho sự phát triển của răng nướu. 
  • Trẻ rất thích đồ ngọt, tuy nhiên các thực phẩm, đồ uống nhiều đường có thể làm tăng vi khuẩn gây bệnh lý răng miệng cho con.
  • Để răng của trẻ mọc đều, đúng quy trình, mẹ cần bổ sung thêm hàm lượng canxi, phospho và các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của bé.
  • Ngoài ra, khi mọc răng trẻ có thể biếng ăn, do đó mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé thành 6 – 8 bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Bên cạnh đó, nếu con không chịu ăn kéo dài nhiều ngày liền [khoảng 1 tuần], có nguy cơ bị sụt cân thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ đưa ra những lời khuyên tốt nhất.
Nên bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ để quá trình mọc răng thuận lợi hơn

Có rất ít trường hợp trẻ mọc răng như giá không đau không sốt. Vì theo các nghiên cứu, trẻ thường có dấu hiệu tăng nhiệt độ nhẹ vào ngày mọc răng và 1 ngày trước khi mọc. Do đó, khi bé mọc răng sốt đến 38 độ – 39 độ C là bình thường. 

Thông thường thời gian trẻ bị sốt khi mọc răng sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày sau đó sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao kèm các triệu chứng sau đây thì rất nguy hiểm:

  • Bé bị sốt 40 độ C kèm theo triệu chứng tiêu chảy, nôn ói trong nhiều ngày. Đây là dấu hiệu bất thường vì có thể trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc viêm tai giữa.
  • Trẻ bị cảm cúm gây chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi nhiều. Trường hợp này có thể trẻ đang bị suy giảm sức đề kháng và miễn dịch, nếu để kéo dài sẽ rất dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác.
  • Thông thường nước dãi trẻ chảy nhiều xuống khu vực cằm, má và cổ mà không được vệ sinh sẽ khiến vùng da tại vị trí này bị phát ban. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ phát ban khắp cơ thể có thể là dấu hiệu của bệnh sởi, rubella, nấm,…   
  • Nếu trẻ nhỏ mọc răng bị sốt về đêm kèm theo tình trạng tiểu dắt, có dấu hiệu viêm nhiễm, khó thở, sốt cao trên 40 độ liên tục, cơ thể co cứng,… có thể trẻ đã bị bệnh nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi,…

Do đó, khi nhận thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Sau khi tìm hiểu chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị bệnh cho từng trường hợp riêng.

Ngoài ra, khi trẻ mọc răng có dấu hiệu sốt, cha mẹ có thể giảm sốt và giảm cảm giác khó chịu cho trẻ tại nhà bằng cách chườm khăn như sau: Cha mẹ dùng khăn sạch sau đó nhúng vào nước có nhiệt độ vừa phải [không nóng hoặc lạnh quá]. Vắt sạch nước rồi chườm lên trán cho trẻ để hạ sốt. Đắp trong khoảng 15 – 20 phút, mẹ lại vắt và thay khăn 1 lần để trán con nhanh hạ nhiệt độ.

Có rất nhiều mẹo hay giúp trẻ mọc răng như giá không đau không sốt cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con. Tuy nhiên, trong thời gian mọc răng, trẻ có thể gặp rất nhiều dấu hiệu bất thường, thậm chí có trường hợp đe dọa đến tính mạng của con. Chính vì thế, cha mẹ cần theo sát con trong quá trình mọc răng để khi nhận thấy dấu hiệu bất thường thì có thể đưa con tới thăm khám y khoa kịp thời. 

Tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề