Mẹ đi cấp cứu vì 22 khoản thu học phí đầu năm

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại TP.HCM - Ảnh: TR.NHÂN

Ngoài những cân nhắc về điểm số, sở trường, sở thích..., nhiều bạn trẻ còn băn khoăn về vấn đề tài chính trong bối cảnh không ít trường đại học sẽ tăng học phí trong năm học 2022 - 2023.

Nhiều trường đại học cho biết đã chuẩn bị các phương án để hỗ trợ sinh viên, không để bất cứ tân sinh viên nào vì khó khăn mà phải bỏ học.

Khi chuyện tiền nong lấn át

Nguyễn Thị Mỹ Chi - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn [Ninh Thuận] - đạt được điểm thi tốt nghiệp THPT tương đối cao 25,5 khối D00 [toán, văn, tiếng Anh]. Chi tâm sự mong muốn hàng đầu của mình là vào ngành kinh doanh quốc tế của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.

Tuy nhiên, Chi nhận thấy từ năm học 2022 - 2023, học phí của ngành này nói riêng và nhiều ngành khác tại trường này nói chung sẽ tăng khoảng 10 triệu đồng so với năm học 2021 - 2022.

Học phí năm nay sẽ dao động quanh mức 30 - 32 triệu đồng/năm, trong khi một năm trước còn ở mức 20 - 22 triệu đồng/năm.

Vậy nên cho tới giờ, dù số điểm 25,5 tổ hợp D00 được không ít thầy cô đánh giá có nhiều hy vọng trúng tuyển nhưng Chi vẫn chưa dám đưa ra quyết định cuối cùng. Thay vào đó, những ngày qua, bạn tiếp tục tra cứu những trường đại học khác có học phí thấp hơn. Chi nhắm thêm được ngành Đông phương học và ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM].

"Hiện tại mình chỉ sống với mẹ. Mẹ đang đi nấu ăn thuê cho một cửa hàng điện máy trong tỉnh. Vì vậy, học phí giữa các trường chênh lệch khoảng 5 - 10 triệu đồng/năm cũng khiến mình rất đắn đo. Mình dự định trong thời gian tới sẽ phải đi dạy thêm để giảm bớt gánh nặng tài chính cho mẹ trước khi vào đại học" - Chi nói.

Cũng đắn đo chuyện tiền học, Nguyễn Thành Tấn - học sinh Trường THPT Phú Quốc [Kiên Giang] - cho biết sau một khoảng thời gian cân nhắc, bạn đã quyết định sẽ học hệ cao đẳng. Hiện kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào người cha làm thợ hồ ở Phú Quốc, Tấn cho biết không thể lựa chọn nguyện vọng theo kiểu "thích gì học đó".

Ngoài đối chiếu với sức học, Tấn thường xuyên so sánh học phí của các trường với nhau. "Sức học của mình không thật sự giỏi, cộng với mong muốn học phí tầm 20 triệu đồng/năm, mình tìm không thấy trường đại học thích hợp nên chọn hệ cao đẳng" - Tấn nói.

Trong khi đó, Lê Thị Linh - học sinh Trường THPT Hoàng Mai 2 [Quỳnh Lưu, Nghệ An] - cho biết bạn chỉ mới quyết định đăng ký xét tuyển đại học cách đây 3 ngày sau khi được gia đình liên tục động viên. Linh chia sẻ thấy bố mẹ làm nông vất vả, bạn nghĩ học tiếp đại học sẽ làm bố mẹ thêm cực khổ. "Cả nhà mình sau đó tư vấn cho mình rất nhiều, khuyên mình cứ mạnh dạn đi học, nhưng lúc đầu mình vẫn còn ngại vì học phí của nhiều trường năm nay lấy rất cao" - Linh nói.

Hiện Linh đang tìm các trường vừa sức với điều kiện tài chính. Điểm số 3 môn xét tuyển thuộc khối khoa học xã hội của Linh đạt 23,5 - nhìn chung có không ít sự lựa chọn, nhưng Linh đang thiên về một số trường, ngành được hỗ trợ học phí theo quy định của Nhà nước.

Nhiều kênh hỗ trợ sinh viên

TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết trong năm học 2022 - 2023, toàn ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục duy trì 264 học bổng ngoài ngân sách nhà nước với hơn 23 tỉ đồng dành cho sinh viên học tập và rèn luyện tốt, có hoàn cảnh khó khăn.

Cụ thể, tân sinh viên có thể nhận được các học bổng thông qua Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM. Nhiều học bổng dành cho đối tượng tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên suốt khóa học nếu sinh viên duy trì tiêu chuẩn về học tập và rèn luyện như học bổng Kumho Asiana, học bổng Thakral In Sewa...

Bên cạnh đó, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục duy trì chương trình vay vốn ưu đãi với lãi suất 0% dành cho sinh viên. Từ năm 2021 đến nay, TS Lê Thị Thanh Mai cho biết, ĐH Quốc gia TP.HCM đã chi gần 10 tỉ đồng cho 2 đợt xét vay.

ThS Trương Văn Đạt - trưởng phòng công tác sinh viên, Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho biết dự kiến năm nay trường cũng dành ra một khoản đáng kể để cấp học bổng. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra vào đầu tháng 8-2022, tuy nhiên số lượng học bổng cho tân sinh viên năm học 2022 - 2023 có thể sẽ nhiều hơn so với năm 2021 - 2022.

Trước đó, năm 2021 - 2022 Trường ĐH Y dược TP.HCM đã dành 850 suất học bổng cho tân sinh viên, tổng kinh phí cấp học bổng trên 17 tỉ đồng. "Nếu trong quá trình học tân sinh viên có gặp khó khăn đột xuất thì nhà trường cũng xem xét hỗ trợ các bạn" - ông Đạt nói.

ThS Nguyễn Văn Đương - trưởng phòng chăm sóc và hỗ trợ người học, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho biết năm học 2022 - 2023 trường sẽ có 2 hình thức học bổng dành cho tân sinh viên. Thứ nhất là học bổng dành cho tân sinh viên trúng tuyển với kết quả xét tuyển cao gồm 50 suất học bổng xuất sắc, 170 suất học bổng toàn phần và 350 suất bán phần. Thứ hai là học bổng hỗ trợ học tập dành cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tổng cộng sẽ có khoảng 150 suất, bao gồm 50 suất toàn phần và 100 suất bán phần dành cho các bạn thuộc diện mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Tân sinh viên khó khăn hãy mạnh dạn liên hệ

Theo ThS Nguyễn Văn Đương, trong quá trình học tập nếu gặp phải bất kỳ khó khăn nào về học phí, tân sinh viên có thể liên hệ với nhiều phòng ban chuyên môn tại các trường đại học như phòng công tác sinh viên hay phòng chăm sóc và hỗ trợ người học để được nhận được những sự tư vấn và giúp đỡ kịp thời. Các thầy cô cũng có kết nối với nhiều nhà hảo tâm có thể vận động hỗ trợ thêm cho các bạn thật sự cần được hỗ trợ. Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện cũng có nhiều chương trình cho vay ưu đãi dành riêng cho đối tượng sinh viên ở nhiều đại học tại TP.HCM.

Vì sao tăng học phí?

Theo một số trường đại học, sở dĩ học phí năm học 2022 - 2023 được điều chỉnh tăng là bởi các trường phải xây dựng khung học phí mới theo theo nghị định 81/2021 của Chính phủ. Theo đó, nhìn chung học phí tất cả khối ngành năm 2022 - 2023 ghi nhận mức tăng khoảng 300.000 - 10 triệu đồng/năm đều tăng so với năm trước ở hầu hết các ngành đào tạo.

"Bên cạnh đó, tăng học phí còn là để đảm bảo trường đại học có đủ kinh phí hoạt động khi đã tự chủ và không còn hưởng ngân sách nhà nước" - phó hiệu trưởng một trường đại học tại TP.HCM chia sẻ.

Đã trúng tuyển 5 trường đại học, giờ đăng ký nguyện vọng ra sao?

TRỌNG NHÂN

Chào bạn Các khoản cấm thu trong nhà trường

Năm học mới sắp bắt đầu là thời điểm quan trọng không chỉ đối với học sinh mà còn được tất cả phụ huynh quan tâm bởi việc thực hiện các khoản đóng góp, chi phí cho quá trình học tập của con em mình.

Thực tế, có những trường hợp nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện không đúng quy định về việc thu các khoản đóng góp dẫn đến sự bất bình trong phụ huynh, học sinh. Vậy, những khoản nào nhà trường được phép thu và không được phép thu của học sinh trong năm học 2021. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Quy định các khoản thu của nhà trường

STTNội dung thuMức thuCơ sở pháp lý
1Học phíHội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình

Học sinh tiểu học không phải đóng học phí

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 86/2015/NĐ-CP

Khoản 3 Điều 99 Luật Giáo dục 2019

2Bảo hiểm y tế học sinh

4,5% mức lương cơ sở

Hiện nay là 4,5% x 1.490.000 đồng = 67.050 đồng/tháng

Trong đó, được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng

Khoản 21 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2012

Điểm đ khoản 1 Điều 7 và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

3Dạy thêm, học thêm trong nhà trườngDo thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trườngĐiều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT
4Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệuKinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chiĐiều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT
5Phục vụ bán trú: Tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú…

Tùy từng địa phương

Chẳng hạn Hà Nội: tiền ăn do thỏa thuận với cha mẹ học sinh; chăm sóc bán trú tối đa 150.000 đồng/tháng/học sinh; trang thiết bị phục vụ bán trú: mầm non tối đa 150.000 đồng/học sinh/năm học, tiểu học, THCS tối đa 100.000 đồng/học sinh/năm học

Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội
6Học 2 buổi/ngày

Tùy từng địa phương

Hà Nội: Tiểu học tối đa 100.000 đồng/học sinh/tháng; học sinh THCS tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng

Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội
7Học phẩm cho học sinh mầm non

Tùy từng địa phương

Hà Nội tối đa 150.000 đồng/học sinh/năm học

Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội
8Nước uống học sinhHà Nội tối đa 12.000 đồng/thángQuyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội
9Viện trợ, quà, biếu, tặng, cho

Được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:

- Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục

- Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục

Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT

TT

Nội dung thu

Cơ sở pháp lý

1

Phục vụ bán trú

a] Tiền ăn [Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở]

Thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường.

b] Chăm sóc bán trú [Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở]

c] Trang thiết bị phục vụ bán trú

2

Nước uống

Dựa trên mức thỏa thuận của phụ huynh và nhà trường.

3

Học 2 buổi/ngày

Khoản 4 Mục II Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010: “Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng”.

4

Viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc.

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học bao gồm:

STTCác khoản nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu của học sinh
1Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện
2Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường
3Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh
4Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường
5Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường
6Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường
7Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục
8Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường

Như vậy, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như nhà trường không được thu các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện và các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

4. 2 khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu

Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu 02 khoản sau:

  • Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;
  • Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.

Công văn 1620/BGDĐT-KHTC cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu.

Cập nhật: 18/05/2022

Video liên quan

Chủ Đề