Marketing Quản trị thương hiệu - Đại học Thương mại

Review marketing KTQD và Thương mại!

Với khối ngành Kinh tế, Marketing [sau đây mình viết là mar] vẫn luôn là một trong những sự chọn lựa hàng đầu. Có nhiều trường đào tạo ngành này. Nhưng theo tìm hiểu của mình, có khá nhiều bạn đang phân vân ngành mar của Đại học Kinh tế quốc dân [NEU] và Đại học Thương Mại [TMU]. Sau đây mình review cho các bạn ngành mar của 2 trường này:

* Ngành mar của TMU

– Là ngành mũi nhọn của trường, thuộc khoa Marketing. Ở khoa này, có 2 mảng là: mar thương mại và mar quản trị thương hiệu.

– Về chương trình học:

+ Năm 1 học các môn đại cương: Bao gồm các môn như toán cao cấp, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, triết, mar căn bản, quân sự, tin học… Các bạn sẽ được nhà trường xếp sẵn lịch cho học.

+ Năm 2 trở đi học các môn cơ sở ngành và chuyên ngành, do bản thân tự đăng kí và sắp lịch. Bao gồm các môn học như: các môn nguyên lí mar, quản trị, hành vi khánh hàng, thương hiệu….

– Về công việc khi ra trường: hẳn nhiên nếu làm đúng chuyên ngành thì sẽ làm marketer rồi. Thế mạnh khi học mar của TMU là quảng cáo, bán hàng, làm cho thương hiệu tiếp cận khách hàng… Hẳn nhiên là nó không giống mấy bạn bán hàng onl face rồi. Làm mar ở các công ty, doanh nghiệp.

– Học phí: 472k/1tín chỉ. Hơi mặn mà chút ạ.

Xem thêm: Điểm chuẩn ngành Mar của TMU tạiĐiểm chuẩn Trường ĐH Thương Mại trong 5 năm qua

Tiếp tục bài so sánh về ngành Mar của 2 trường đại học Kinh tế quốc dân và đại học Thương mại. Sau đây mình sẽ review cho các bạn ngành mar của NEU [phần 1 mình đã reivew mar của TMU rồi nhé].

– Chưa hẳn là ngành mũi nhọn của NEU, nhưng vẫn thuộc ngành TOP của một trường TOP. Khoa Marketing có 5 chuyên ngành chính đó là Truyền thông Mar, Quản trị Mar, Quản trị bán hàng Mar, Thẩm định giá và PR.

–Chương trình học các năm:

+ Năm 1: Toán cao cấp 1, 2, CN Mác – Lênin 1, 2, Pháp luật đại cương, Quản lý học, Marketing căn bản… Năm 1 thì học các môn đại cương và các môn cơ sở ngành.

+ Năm 2: Nghiên cứu Marketing, Quản trị kinh doanh, hành vi người tiêu dùng, Lý thuyết xác suất thống kê toán, Kinh tế lượng… Năm 2 thì học các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.

+ Năm 3 thì học các môn chuyên ngành và các môn trong tổ hợp lựa chọn như: Tổ chức sự kiện, Tiếng Anh chuyên ngành Mar, Quản trị kênh phân phối… [Như mình viết trong bài review Neu hôm trước, khi bước vào năm 3, năm 4, các bạn sinh viên được chọn 1 vài môn trong 1 nhóm môn học để học, phù hợp với định hướng bản thân cần gì, muốn gì,… -> Ưu điểm hơn TMU].

+ Năm 4: Thực tập, làm luận văn tốt nghiệp hoặc tiếp tục học môn chuyên ngành [nếu chưa xong].

– Chương trình học chủ yếu là trên giảng đường, năm 2 trở đi thì có 1 vài môn học được thực tập tại công ty – do các thầy cô giới thiệu. [Nhìn chung thì khá giống TMU, không biết cụ thể sẽ như thế nào].

Chương trình học chủ yếu trên giảng đường. Nhiều học phần có tổ chức các buổi thuyết trình, báo cáo, học nhóm,… Nhưng quy mô nhỏ thôi. Thầy cô khoa Mar hầu hết đều đi làm ngoài, cho nên thường có liên hệ với các công ty, doanh nghiệp. Nhiều thầy cô có tâm sẽ cho sinh viên đi làm việc thực tế luôn.

Xem thêm:Review ngành thương mại điện tử

Điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế quốc dân 5 năm gần nhất

Với kỳ vọng sẽ cung cấp được đầu vào cho thị trường lao động ngành marketing về quản trị thương hiệu những nhân lực lao động chất lượng cao, trường Đại học Thương mại mở ra chuyên ngành Marketing[Quản trị thương hiệu] được rất nhiều phụ huynh và học sinh đón nhận.

Quản trị thương hiệu là gì

1. Chuyên ngành Marketing[Quản trị thương hiệu] là gì?

Quản trị thương hiệu là một trong những hoạt động của Marketing bao gồm các hoạt động lên ý tưởng, tạo ra các chiến lược truyền thông, những video clip quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút sự chú ý, tình cảm của người tiêu dùng, quảng bá rộng rãi tên tuổi của sản phẩm cũng như nhãn hàng đó.

Hiểu đơn giản, Quản trị thương hiệu là phân tích và lên kế hoạch để thương hiệu được nhận diện trên thị trường. Đây là quá trình xây dựng lòng tin của khách hàng vào 1 thương hiệu chứ không phải sản phẩm.

2. Chuyên ngành Marketing[Quản trị thương hiệu] trường Đại học Thương mại có gì?

Chuyên ngành Marketing[Quản trị thương hiệu] thuộc ngành Marketing trường Đại học Thương mại, được thành lập năm 2010. Đây là chuyên ngành đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của ngành Marketing và được ghi nhận tích cực về tính khoa học trong nghiên cứu học thuật 

Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển đào tạo hệ chính quy cử nhân chuyên ngành Marketing[Quản trị thương hiệu], tính đến nay đã đội ngũ chuyên ngành đã có 03 Phó giáo sư, 03 Tiến sĩ, 14 Thạc sĩ đang công tác và sinh hoạt tại Khoa Marketing. Hầu hết các giảng viên thuộc bộ môn chuyên ngành Marketing [Quản trị thương hiệu] đều đang học tập chương trình đào tạo Tiến sĩ và 100 % các giảng viên đang giảng dạy cho các học phần thuộc chuyên ngành đều đạt chuẩn trình độ tiếng Anh.

Sinh viên khi theo học chuyên ngành Marketing[Quản trị thương hiệu] tại trường Đại học Thương mại sẽ được cung cấp các kiến thức như:

– Có kiến thức bao quát về quản lý, kinh tế, kinh doanh bao gồm Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Các kiến thức về kinh tế xã hội, Các kiến thức về môi trường và thị trường cạnh tranh của quốc gia và quốc tế.

– Kiến thức cơ bản về Quản trị kinh doanh, Quản trị thương hiệu, Quản trị chiến lược doanh nghiệp, Quản trị marketing, Quản trị chất lượng, Quản trị logistics kinh doanh, Chuỗi cung ứng,…

– Kiến thức chuyên sâu về thực tiễn ngành Marketing và chuyên ngành Quản trị thương hiệu bao gồm: Hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Quản trị thương hiệu; Chiến lược thương hiệu; Định giá và chuyển nhượng thương hiệu; Truyền thông marketing… Phân tích, hoạch định, tổ chức triển khai các kế hoạch và quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến…. về sản phẩm và thương hiệu, và các tình huống và thực hành về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu,..

– Kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế – Quản lý – Kinh doanh.

Sinh viên chuyên ngành Quản trị thương hiệu có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp ở nhiều quy mô khác nhau và có cơ hội tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thực tế liên quan đến các kiến thức được học như hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, phát triển truyền thông thương hiệu, phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu; Các hoạt động liên quan tới hoạch định chiến lược thương hiệu, chiến lược định vị thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu; Các hoạt động liên quan tới định giá tài sản thương hiệu và khai thác tài sản thương hiệu trong doanh nghiệp. Một số đối tác của  Khoa Marketing có thể kể đến như Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Tập đoàn truyền thông quốc gia Việt Nam, Công ty Mibrand Việt Nam, Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Việt Nam, Công ty cổ phần Netnam, Công ty cổ phần phát triển giáo dục Hawking.

3. Chuyên ngành Marketing[Quản trị thương hiệu] trường Đại học Thương mại [TMU]

4. Chuyên ngành Marketing [Quản trị thương hiệu] ra trường làm gì?

Thật không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp vì khi đã tạo được thương hiệu cho sản phẩm sẽ tạo được chỗ đứng trong thị trường và trong lòng khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu nhằm tạo ra sự tin tưởng khắc sâu vào trong tâm trí cũng như tạo sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm đó.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị thương hiệu có thể làm việc tại nhiều bộ phận và đơn vị khác nhau trong doanh nghiệp, tổ chức như:

– Bộ phận Quản trị marketing và thương hiệu; Quản trị dự án về thương hiệu; Quản trị hoạt động truyền thông xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ; Quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh.

– Bộ phận nghiên cứu, giảng dạy hoặc làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên viên nghiên cứu thương hiệu tại các doanh nghiệp.

– Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh [Logistics, quản trị chất lượng, chuỗi cung ứng, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh XNK…] ở các doanh nghiệp.

Sự cần thiết của Quản trị thương hiệu trong một doanh nghiệp đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho thế hệ sinh viên khi ra trường. Đây chắc chắn là ngành học hứa hẹn còn phát triển hơn nữa và được nhiều học sinh theo học đông đảo trong tương lai.

Với những thông tin về chuyên ngành Quản trị thương hiệu tại trường Đại học Thương mại, hy vọng rằng các em sẽ có sự chọn lựa ngành nghề đúng đắn cho bản thân trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề