Mafia việt nam là ai

Những tên trùm xã hội đen kiếm hàng trăm triệu, thậm chí vài chục tỷ USD thông qua các phi vụ bất hợp pháp như buôn lậu ma túy, giết người hay tống tiền.
Theo dõi trên


Amado Carrillo Fuentes là trùm ma túy khét tiếng và giàu nhất mọi thời đại. Fuentes xây dựng đế chế riêng với một phi đội gồm 22 máy bay chỉ dùng trong việc vận chuyển ma túy từ Colombia tới Mỹ. Trong lịch sử Mexico, y là tay buôn lậu ma túy quyền lực nhất với các hoạt động bất hợp pháp thu về hàng chục triệu USD mỗi tuần. Tổng tài sản của hắn là 25 tỷ USD. Năm 1997, Fuente quyết định sửa đổi khuôn mặt, song đã chết trong khi phẫu thuật.

Bạn đang xem: Tập đoàn mafia việt nam – họ là ai?

Pablo Escobar trở thành trùm khét tiếng khi tham gia tổ chức buôn bán ma túy Medellin Cartel của Colombia. Băng đảng của tên này hối lộ các quan chức để những lô hàng của chúng được tuồn sang Mỹ một cách thông suốt. Chúng cũng sẵn sàng trừ khử những người không nhận tiền. Việc kiểm soát 80% thị trường cocaine đã giúp Pablo trở thành trùm ma túy giàu nhất năm 1989, với tổng tài sản gần 25 tỷ USD. Cảnh sát Colombia đã hạ tên này trong một cuộc truy lùng tháng 12/1993.

Dawood Ibrahim Kaskar là kẻ đầu sỏ của băng đảng tội phạm có tổ chức mang tên D-Company, chuyên tống tiền, buôn lậu, ma túy và giết người, tại Mumbai, Ấn Độ. Tên này đứng sau các vụ đánh bom ở Mumbai năm 1993. Chính phủ Mỹ và Ấn Độ cho rằng Kaskar có mối liên hệ với trùm khủng bố Osama bin Laden và liệt tên này vào danh sách những kẻ khủng bố toàn cầu. Kashar sở hữu khối tài sản khoảng 6,7 tỷ USD.

Carlos Enrique Lehder Rivas là kẻ đồng sáng lập tập đoàn tội phạm Medellin chuyên vận chuyển ma túy bằng hàng không. Tên tội phạm người Nam Mỹ này kiếm 60 triệu USD mỗi ngày nhờ các phi vụ phạm pháp. Rivas thậm chí còn mua máy bay và đảo riêng ở Bahamas để tuồn ma túy vào Mỹ. Người ta ước tính tổng tài sản của hắn là 2,7 tỷ USD.

Susumu Ishii, “bố già” của tập đoàn tội phạm Inagawakai [một Yakuza nổi tiếng tại Nhật], là trùm xã hội đen khét tiếng giai đoạn sau Thế chiến II. Ishii kiếm 1,5 triệu USD mỗi năm nhờ vào các hoạt động đòi nợ, giao dịch ngân hàng và bất động sản. Ảnh chụp các thành viên băng đảng Inagawakai.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cài Win Xp Từ Usb Với Winusb Maker, Hướng Dẫn Cách Cài Win Xp [Từ Cd, Usb Và Ổ Cứng]

Al Capone được mệnh danh là “Bill Gates” của thế giới tội phạm với tổng tài sản là 1,3 tỷ USD. Hắn kiếm số tiền khủng như vậy thông qua hoạt động vận chuyển rượu sang Mỹ trong thập niên 20 và 30. Capone mua chuộc hầu hết quan chức cảnh sát và tòa án. Theo số liệu của chính quyền thành phố Chicago, trùm xã hội đen đã kiếm 100 triệu USD chỉ trong năm 1929 thông qua các hành vi trái pháp luật.

Trùm tội phạm ma túy Mexico Joaquin Loera còn có nhiều tên gọi khác như El Chapo hay Crystal King. Tên này nổi như cồn trong thế giới tội phạm, với tổng tài sản là 1,2 tỷ USD.

Anthony Salerno nổi tiếng trong thế giới cờ bạc, cho vay nặng lãi và tống tiền. Slaerno thường xuất hiện với một chiếc mũ rộng vành và ngậm điếu xì gà. Hắn có biệt danh là “Tony béo”. Tên này kiếm khoảng 50 triệu USD mỗi năm nhờ vào những tội ác mà hắn thực hiện trên đường phố New York, Mỹ. 600 triệu USD là tổng tài sản của Salerno. Tên trùm khét tiếng một thời chết ở tuổi 80 sau khi trải qua những năm cuối đời trong tù.

Người ta gọi Griselda Blanco là “mẹ già” trong thế giới tội phạm. Bà là tay xã hội đen tàn ác nhất trong cuộc chiến giành quyền kinh doanh ma túy giữa các băng đảng trong suốt thập niên 70 và 80. Năm 11 tuổi, Blanco trở thành kẻ sát nhân khi bắt cóc và sát hại một cậu bé vì gia đình nạn nhân không thể trả tiền chuộc. Bà ta sẵn sàng xả súng vào bất cứ ai hòng đạt mục tiêu. Tài sản của nữ trùm ma túy ở Mỹ vào thời điểm đó là 500 triệu USD.

Meyer Lansky sở hữu một đế chế cờ bạc bất hợp pháp trải dài từ Florida tới Las Vegas, Mỹ trong thập niên 30. Mối liên hệ giữa Lansky với tên trùm mafia Benjamin Siegel đã đẩy khoản tiền trong tài khoản ngân hàng của hắn lên mức cao kỷ lục. Tổng thu nhập của hắn rơi vào khoảng 300-400 triệu USD. Hắn là một trong số 400 người Mỹ giàu nhất vào thời điểm đó.

Cả thế giới đang dõi theo mối quan hệ đang xấu đi giữa chính phủ Trung Quốc và công dân thượng thặng tỉ phú Jack Ma – chủ tập đoàn Alibaba. Có vẻ như một cuộc điều tra hình sự là điều không thể tránh khỏi. Mối quan hệ giữa các chính phủ và giới tài phiệt luôn phức tạp, câu hỏi luôn là giới tài phiệt có lũng đoạn chính phủ không và hành động của chính thể. Xin trân trọng giới thiệu bài trả lời mang tính tổng luận của Tiến sĩ Lê Kiên Thành về vấn đề này.

Ảnh minh họa

Việt Nam đã có Mafia thực thụ chưa, từ bao giờ [hay bao giờ sẽ có] là câu chuyện mà tôi và nhà báo Tô Lan Hương bàn luận và chia sẻ trên tờ NGHỆ THUẬT MỚI vào khoảng tháng 9/2012, khi kỳ họp lịch sử Hội nghị TW 6, khoá 11 sắp kết thúc. Với nội dung nhạy cảm ấy, in xong, cả toà soạn nín thở. Kết quả thật bất ngờ: Ban TTVH TW đề nghị được cấp một số lượng lớn để phát cho những người tham gia hội nghị và những lời khen ngợi hiếm có.

Vào giữa thập niên 80, tôi đang học ở Liên Xô. Tình hình chính trị, xã hội bề ngoài có vẻ bình thường. Bất ngờ trên tờ báo Văn hóa có bài viết phản ánh về phiên đại hội đầu tiên của mafia Liên Xô khiến đất nước này rung chuyển. Bài báo viết, đại hội này được tổ chức tại cảng Odessa có đại diện mafia quốc tế đến dự. Sau đại hội, mafia Liên Xô đã cử đại biểu đi họp mafia quốc tế… Sau này Liên Xô sụp đổ, mafia Nga mọc lên như nấm tạo nên một thế giới tội phạm, khủng bố, bắt cóc, bắn giết tàn khốc… hơn hẳn mafia Mỹ hay Ý và các nước trên thế giới.

Thế giới có hai loại mafia: mafia cổ điển, là những mafia phát sinh ở tầng lớp dưới đáy xã hội, bắt đầu với việc đi bảo kê bài bạc, mại dâm, tầng lớp mafia đó có thể có cung điện nguy nga, có nhiều quyền lực ngầm, nhưng họ vẫn ở ngoài vòng xã hội. Họ không bao giờ bước vào được giới thượng lưu, không bao giờ có những ảnh hưởng có thể chi phối được giới thượng tầng của đất nước. Nó và một số cá nhân trong chính quyền có thể có những mối liên hệ làm ăn, chia sẻ lợi nhuận, nhưng chắc chắn nó và chính quyền vẫn luôn ở vị trí đối lập nhau. Nhưng mafia của nước Nga xuất phát từ tầng lớp thượng lưu, từ những người có tiền, có quyền trong xã hội. Nên mafia của Nga, khi nó hình thành đã tạo ra một thứ mafia không giống mafia cổ điển và hung dữ hơn các mafia cổ điển, nó làm những chuyện tàn bạo hơn mọi mafia cổ điển khác. Đó chính là mafia hiện đại.

Mafia Nga

Câu chuyện trên muốn nói rằng: chúng ta đừng quá mải mê chống các nguy cơ bên ngoài mà bỏ quên nguy cơ nội tại. Chúng ta có nhiều nét tương đồng với thể chế Liên Xô cũ. Trong đó có sự tương đồng về tư duy phòng chống mafia. Tư duy đó là kẽ hở cho chúng hình thành…

Cách đây 5 năm [2007], tôi đã từng đặt ra vấn đề “Quả trứng mafia Việt Nam bao giờ nở?”, nhưng vì nhiều lý do, vấn đề đó tôi chưa có điều kiện chia sẻ trên báo chí. Tôi đặt ra vấn đề này, và có liên hệ với sự hình thành mafia ở nước Nga. Người ta nói ở Việt Nam, mafia chính là trùm giang hồ Năm Cam. Nhưng thật ra Năm Cam có phải là mafia không? Không phải! Mafia theo đúng nghĩa của nó là không phải.

Tôi định nghĩa mafia là một xã hội thu nhỏ có tổ chức hẳn hoi, chặt chẽ, nó có “luật pháp” riêng của nó, và cái “luật pháp” này tồn tại song song với luật pháp của một đất nước. Cái “luật pháp” của nó cũng rất chặt chẽ, vì nó ảnh hưởng quyết định sự tồn vong, sự sống còn của nó. Mafia bao năm qua vẫn tồn tại ở cả những nước tiên tiến nhất, bởi vì nó có kết cấu chặt chẽ như một “xã hội mafia”. Những Năm Cam, Dung Hà như ở Việt Nam, tôi nghĩ đó mới chỉ là những liên kết, những móc nối để cùng chia sẻ lợi ích, lãnh thổ, dựa vào nhau để sống, chưa phải là một xã hội mafia. Nhưng đến một lúc nào đó, những nhóm liên kết này sẽ thấy rằng nếu họ không tổ chức lại, họ sẽ bị đánh sập, và cái đó chính là cái nguy cơ hình thành một xã hội mafia, như mafia Nga. Tôi chỉ sợ điều đó sẽ xảy ra ở Việt Nam, và tôi nghĩ ở Việt Nam, đang có “quả trứng mafia” đó rồi, chỉ là bao giờ nó sẽ nở? Việc chúng ta cần phải làm là làm sao ngăn chặn, không cho nó có cơ hội được nở!

PV: Khi ông suy nghĩ về vấn đề “quả trứng mafia ở Việt Nam bao giờ nở?” từ 5 năm trước, cho đến thời điểm này, ông đã nhìn thấy “quả trứng mafia” đó ở đâu trong xã hội Việt Nam, hay đó chỉ là sự thổi phồng, lo xa?

LKT: Không phải là lo xa, không chỉ là cảnh báo mà tôi thấy hồn vía mafia đã ngay bên chúng ta. Chúng ta chưa nhìn tận mắt, bắt tận tay bởi vì Việt Nam hiện chưa có mafia thực thụ. Nó mới đang là hồn vía lượn quanh “quả trứng” mafia sắp nở mà thôi. Nói ra cụ thể thì rất khó. Nhưng từ trong tài chính, sản xuất, xây dựng, nói chung là tất cả các lĩnh vực của nước ta, tôi đều nhìn thấy những mầm mống, những điều kiện để có thể phát sinh những “quả trứng” đó, giống như Liên Xô trước đây. Ở những nước như Việt Nam, mafia không đi lên từ thuốc phiện, vì con đường đó sẽ rất lâu, mà có lẽ nó đi lên từ những tầng lớp khác, đó mới là điều nguy hiểm. Nói tóm lại, “quả trứng mafia” hình thành ở những nơi có lợi nhuận, chính xác hơn thì phải là những nơi siêu lợi nhuận, và nó chỉ chờ cơ hội để “nở”!

Tiến sĩ Lê Kiên Thành

Xét những vụ trọng án trong 20 năm qua, ta thấy sự xuất hiện những tổ hợp tội phạm có tính chất “tiền mafia”. Đó là chính khách, quan chức liên minh với xã hội đen. Các vụ án kiểu này ngày một lớn về quy mô, chặt chẽ về tổ chức, nguy hiểm về hành vi và trầm trọng về tác hại. Những vụ Trần Đàm, Khánh “trắng”, Năm Cam… và PMU 18 đã cho thấy: một số chính khách nắm giữ một số bộ phận quan trọng của đất nước như thứ có mặt trong liên minh với những ông trùm trong nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, chúng ta cũng thấy có rất nhiều những chính khách cấp cao có hàng tá con nuôi, con đỡ đầu, em kết nghĩa hay “hàng đàn” cháu “xã hội”… là những “đại gia” tài sản kếch sù, quyền lực khuynh đảo nhưng làm ăn đầy tai tiếng, không học hành, không địa vị, thậm chí xuất thân từ lưu manh. Họ có quan hệ với nhau từ kín đáo đến công khai.

PV: Nói như vậy tức là nguy cơ mafia đã hiển hiện?

LKT: Hiện chúng ta chưa có mafia là do chúng chưa “chín muồi”. Sự “chín muồi” đó thường hình thành theo những quy luật chung và dựa vào “thời cơ” riêng của chúng tại mỗi quốc gia. Quy luật chung là: xã hội phát triển đến đâu thì tội phạm phát triển đến đó. Ví dụ khi tham nhũng hay bảo kê mà chúng có vài tỷ đồng, chúng sẽ mua bất động sản. Có vài chục tỷ thì gửi ngân hàng nhưng khi có tới vài trăm, vài ngàn tỷ đồng thì chúng sẽ rửa tiền, sẽ chuyển ra nước ngoài. Tương tự như vậy, người ta đánh bạc, cá độ ở mức nhỏ thì có thể chơi ở cơ quan, ở khu phố, ở Hà Nội hay ở Việt Nam nhưng đến một mức khổng lồ thì phải chơi với những nhà cái quốc tế… Đó là sự lớn dần tự nhiên của tội phạm…

Mặt khác, đứng trước sự đấu tranh của xã hội, đến một ngày nào đó, giới tội phạm dù siêu quyền lực cũng sẽ hiểu rằng chúng không phải là bất khả xâm phạm. Và theo luật sinh tồn, chúng sẽ phải tìm cách tự bảo vệ… Nghĩa là chúng sẽ tự ý thức, tự chuyển đổi tư duy. Cơ hội để chuyển từ tư duy đến thực tế của chúng không khó bởi chúng có tiền và quyền lực. Một phần tài sản của đường dây tội phạm vụ PMU 18 đã có thể gấp 5-7 lần thu ngân sách cả năm của một tỉnh. Với lượng tài chính ấy, với quyền ấy thì chúng có thể làm được rất nhiều việc về mặt tổ chức… Một khía cạnh nữa là những tổ chức tội phạm quốc tế không ngừng mở rộng địa bàn, chân rết khắp thế giới. Chúng giống như các nhà đầu tư mở rộng thị trường. Đến một ngày chúng sẽ có mặt ở Việt Nam. Kẻ đón rước chúng chính là những tổ chức tội phạm đang có trong nước.

Chúng ta không nên lầm hiểu là xã hội XHCN của mình tự thân đã có “vắc-xin” phòng ngừa mafia. Theo tôi, nếu một Nhà nước XHCN có quá nhiều tham nhũng, không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự thoái hóa cán bộ cũng như dùng người kém đức tài thì xã hội ấy còn màu mỡ cho mafia hơn là xã hội tư bản. Hiện nay nhiều người cho rằng mafia Việt Nam là một cái bóng rất xa xôi. Có người tránh nhắc đến nó, sợ như một sự cố tình tiêu cực hóa vấn đề. Chống rửa tiền là công việc cần nhất, dễ nhất và cũng là đầu tiên nhất để chống mafia, thế nhưng đến nay chúng ta sau nhiều năm hội nhập toàn diện nhưng vẫn chưa có Luật này. Nghị định chống rửa tiền đã ban hành gần như chỉ để đối phó với đòi hỏi hội nhập. Hiện chúng ta vẫn nhận bất cứ đồng tiền nào gửi vào ngân hàng. Các quy chế công khai minh bạch tài sản cán bộ, công chức hay các hiện tượng “doanh nghiệp ngoài khơi”, “công ty gia đình” không có biện pháp khống chế hữu hiệu… Những điều đó thể hiện một tư duy quá chủ quan với mafia.

Có nhiều chính sách của chúng ta hiện nay chưa ổn, tôi nghĩ không phải do trình độ, mà có thể là vì một động cơ khác. Tôi rất không hiểu sao chúng ta lại không cảnh giác trước những việc đó. Vừa rồi việc Nhà nước độc quyền vàng SJC cũng là một việc tôi cho là không ổn. Những chính sách dạng như vậy sẽ là điều kiện, là “môi trường” để những nhóm lợi ích, hoặc nếu như chưa có nhóm lợi ích thì sẽ thúc đẩy sự ra đời của các nhóm lợi ích để lợi dụng chính sách đó. Nghĩa là chúng ta đang tạo ra môi trường, tạo ra cơ hội để hình thành những nhóm lợi ích đó. Hoặc có thể, biết đâu đó, những nhóm lợi ích đó đã có sẵn rồi.

PV: Vậy chúng ta phải làm gì để ngăn chặn nguy cơ “quả trứng” sẽ nở?

LKT: Chúng ta không thể đi từng nơi, tiêu diệt từng “quả trứng”, vì chúng ta tiêu diệt được “quả trứng” này, sẽ có một “quả trứng” khác mọc lên ở chỗ đó hoặc ở một nơi khác. Cách duy nhất là chúng ta không cho những “quả trứng” ấy có môi trường để “nở”, không cho mafia có bất cứ cơ hội nào để hình thành ở Việt Nam. Đây là thách thức toàn cầu, không chỉ của riêng Việt Nam. Người ta mới dừng ở mức khống chế nó càng nhiều càng tốt.

T.H

Video liên quan

Chủ Đề