Mã ngành theo vsic là gì năm 2024

Ngành nghề đầu tư là mục tiêu chính của dự án đầu tư mà nhà đầu tư sẽ thực hiện, nội dung này được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đầu tư. Khi nhà đầu tư tiến hành dự án đầu tư, việc đầu tiên là tìm hiểu và tra cứu ngành nghề có được đầu tư vào không và điều kiện cần đáp ứng đối với ngành nghề đầu tư đấy.

Để quý khách hàng có thể thuận tiện hơn trong việc tra cứu ngành nghề, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Cách tra cứu ngành nghề khi đầu tư”

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Biểu cam kết WTO về dịch vụ của Việt Nam;

– Luật đầu tư 2020;

– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Mã ngành theo vsic là gì năm 2024
Cách tra cứu ngành nghề đầu tư

II. KHÁI NIỆM MÃ VSIC VÀ MÃ CPC

Nhà đầu tư xem xét tính khả thi của ngành nghề đầu tư để thực hiện dự án bằng cách đối chiếu ngành nghề theo Biểu cam kết WTO về dịch vụ của Việt Nam (Mã CPC) và các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể trong Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Mã VISIC);

2.1. Khái niệm mã VSIC

– VSIC (Vietnam Standard Industrial Classification System) là Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được sử dụng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Hệ thống ngành nghề được sử dụng hiện nay được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực từ 20/8/2018.

– Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:

+ Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

+ Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

+ Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

+ Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

+ Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

– Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó bao gồm những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế, và loại trừ những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.

– Ngành nghề được sử dụng để đăng ký là ngành nghề kinh doanh cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

2.2. Khái niệm mã CPC

– WTO (World Trade Organisation) là tổ chức thương mại thế giới thành lập và hoạt động từ năm 1995 nhằm thiết lập một nền thương mại toàn cầu tự do. Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO từ năm 1995, trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2007. Biểu cam kết về thương mại dịch vụ. Trong đó Biểu cam kết về thương mại dịch vụ là một trong số các văn kiện quan trọng với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, là kết quả đàm phán giữa Việt Nam với các thành viên khác của WTO nhằm mở cửa thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO.

Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).

– Mã CPC là mã nhận diện ngành, phân ngành dịch vụ trong Biểu cam kết của các quốc gia thành viên khi gia nhập WTO. Mỗi ngành, phân ngành trong Biểu cam kết về thương mại dịch vụ tương ứng với một mã CPC. Ví dụ: (CPC 642: Dịch vụ cung cấp thức ăn)

– Nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam phải nắm rõ các quy định về hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, mã CPC là căn cứ đối chiếu ngành, nghề đầu tư kinh doanh trong Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO;

– Việc lựa chọn mã CPC phù hợp sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài xem xét tính khả thi khi đầu tư tại Việt Nam.

– Mỗi mã CPC quy định các cam kết riêng về mở của thị trường;

– Nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện đầu tư tại Việt Nam khi ngành nghề đầu tư đã được cam kết. Việt Nam không có nghĩa vụ phải chấp thuận các ngành nghề đầu tư chưa có cam kết. Đối với các ngành nghề đầu tư chưa được cam kết thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét vào dự án, quy mô, địa bàn,… mà quyết định có chấp thuận hay không;

– Để tra cứu chính xác ngành nghề theo mã CPC thì người tra cứu phải có kỹ năng tra cứu và sử dụng đúng tài liệu tham khảo.

III. CÁCH TRA CỨU NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ

3.2. Cách tra cứu ngành nghề theo mã VSIC

Nhà đầu tư có thể tra cứu ngành nghề theo mã VSIC tương đối đơn giản theo các cách sau:

Cách 1: Tra cứu tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

– Tra cứu theo nội dung ngành nghề để tìm kiếm ngành nghề phù hợp;

– Tra cứu theo từ khóa của ngành nghề mong muốn kinh doanh;

– Tra cứu theo mã ngành nghề;

Lưu ý: Mã ngành nghề dùng để đăng ký doanh nghiệp là mã ngành nghề cấp 4.

Cách 2: Tra cứu ngành nghề theo ngành nghề đăng ký của các doanh nghiệp đã đã thành lập trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

– Nhà đầu tư truy cập vào cổng thông tin, tại mục “Tìm kiếm”, gõ mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp mà nhà đầu tư mong muốn tìm hiểu ngành nghề;

– Sau khi tìm kiếm sẽ hiện ra thông tin Doanh nghiệp nhà đầu tư muốn tìm hiểu, đồng thời xuất hiện bảng ngành nghề theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nhà đầu tư vào tra cứu tại bảng ngành nghề.

3.2. Cách tra cứu ngành nghề theo mã CPC đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư

Pháp luật không có quy định về việc tra cứu ngành nghề theo quy trình như thế nào, tuy nhiên trong quá trình thực tế tiến hành thủ tục, có 2 cách tra cứu Quý khách hàng có thể tham khảo như sau:

Cách 1: Tra cứu tại Biểu cam kết WTO về dịch vụ của Việt Nam

– Cẩm nang các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO;

– Phần II – Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II trong Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO;

– Trong 2 tài liệu trên, có thể tra cứu ngành nghề theo nội dung ngành nghề và xác định các điều kiện liên quan.

Cách 2: Tra cứu tại cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

– Nhà đầu tư truy cập vào cổng thông tin, sau đó chọn mục Danh mục ngành nghề đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;

– Sau đó tìm kiếm ngành nghề đầu tư và xác định điều kiện.

3.3. Chuyển đổi mã VSIC sang mã CPC

– Mã CPC và mã VSIC thường có những điểm tương đồng nhất định trong các ngành nghề đầu tư, tại mỗi danh mục của từng loại mã thường có dòng miêu tả chi tiết của nội dung từng ngành. Dựa vào những ngành nghề có điểm tương đồng mà có thể thực hiện chuyển đổi mã VSIC sang mã CPC tương ứng;

– Đối với việc chuyển đổi mã VSIC sang mã CPC, nhà đầu tư phải nắm rõ được nhu cầu và mục đích khi lựa chọn ngành nghề đầu tư của dự án đầu tư vào Việt Nam để làm gì, trên có sở đó mới có thể xác định trên danh sách mã CPC giữa Việt Nam và WTO để phù hợp với những thỏa thuận quốc tế.

Mã ngành theo vsic là gì năm 2024
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Quý khách hàng tham khảo bài viết trên của Luật Thành Đô, nếu có vướng mắc nào vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được giải đáp.

Mã ngành nghề VSIC là gì?

VSIC (Vietnam Standard Industrial Classification System) là hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được sử dụng thống nhất khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Mã ngành cấp 4 và cấp 5 khác nhau như thế nào?

Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số theo mã ngành cấp 3 tương ứng, gồm 486 ngành; Ngành cấp 5: Mã hóa bằng 5 số theo mã ngành cấp 4 tương ứng, gồm 734 ngành.

Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là gì?

“Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp” là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Mã ngành nghề kinh doanh có ý nghĩa gì?

2. Mã ngành nghề kinh doanh là gì? Mã ngành kinh tế là dãy ký tự được mã hóa, theo bảng chữ cái hoặc bằng số nhằm thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể. Vì vậy, khi đăng ký mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi nghề đó theo quy định của pháp luật.