Lương hưu của giáo viên là bao nhiêu

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu? Có thay đổi gì so với tuổi về hưu theo quy định của pháp luật hiện hành và mức hưởng lương hưu của giáo viên được tính như thế nào?

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của giáo viên nam là 60 tuổi 09 tháng, giáo viên nữ là 56 tuổi. Từ năm 2024, mỗi năm tuổi nghỉ hưu tăng thêm 03 tháng đối với giáo viên nam và 04 tháng đối với giáo viên nữ.

Giáo viên nam

Giáo viên nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 04 tháng

2025

61 tuổi 03 tháng

2025

56 tuổi 08 tháng

2026

61 tuổi 06 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 09 tháng

2027

57 tuổi 04 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 08 tháng

2029

58 tuổi

2030

58 tuổi 04 tháng

2031

58 tuổi 08 tháng

2032

59 tuổi

2033

59 tuổi 04 tháng

2034

59 tuổi 08 tháng

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

Đặc biệt, giáo viên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định trên nhưng không quá 05 tuổi nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu? [Ảnh minh họa]

Cách tính lương hưu của giáo viên

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của giáo viên được tính theo công thức sau:

Lương hưu hằng tháng

\=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

- Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

- Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng

Xem chi tiết: Cách tính lương hưu hằng tháng đơn giản và chính xác

Ví dụ: Ông A đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 25 năm. Khi ông A nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu ông A được nhận như sau:

- 20 năm đóng bảo hiểm xã hội: Hưởng 45%.

- 05 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại: Hưởng 05 x 2% = 10%.

Tổng tỷ lệ lương hưu của ông A = 45% + 10% = 55%.

Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông A = 09 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của ông A = 55% x 09 triệu đồng = 4,95 triệu đồng/tháng.

Trên đây là thông tin về tuổi nghỉ hưu của giáo viên 2024. Giáo viên chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu có thể dựa theo quy định trên để tính tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu cho bản thân.

Mức lương hưu hằng tháng của giáo viên THCS. Tôi là giáo viên THCS. Thời gian công tác 10/10/1996 đến 24/10/2017, đủ 55 tuổi. Sau khi nghỉ hưu thì hàng tháng lương tôi sẽ nhận được là bao nhiêu? Cách tính như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Vì bạn không nêu rõ bạn tham gia bao nhiêu năm bảo hiểm mức lương đóng bảo hiểm của bạn là bao nhiêu nên ban có thể tham khảo theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  1. Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
  1. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

  1. Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  1. Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  1. Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  1. Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ] Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

  1. Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  1. Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mức lương hưu hằng tháng của giáo viên THCS. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật bảo hiểm xã hội 2014 để nắm rõ quy định này.

Lương hưu giáo viên cao nhất là bao nhiêu?

Như vậy, lương của viên chức giáo dục nghề nghiệp được tính theo công thức = Hệ số lương x mức lương cơ sở 1.800.000 đồng. Theo đó: Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương 11.160.000 đồng đến 14.400 đồng. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương từ 10.350.000 đồng đến 13.590.000 đồng.

Giáo viên nghỉ hưu năm bao nhiêu tuổi?

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của giáo viên nam là 60 tuổi 09 tháng, giáo viên nữ là 56 tuổi.

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu ở tuổi bao nhiêu?

Theo đó, quy đinh về độ tuổi về hưu trong điều kiện lao động bình thường của giáo viên mầm non đang được thực hiện theo lộ trình như sau: Từ năm 2021 thì tuổi về hưu của người lao động sẽ là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.

Nghỉ hưu được hưởng bao nhiêu phần trăm lượng?

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Chủ Đề