Bí thư thành ủy làm đến bao nhiêu tuổi

  1. Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
  1. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  1. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
  1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

đ] Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;

  1. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;
  1. Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
  1. Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương. Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  1. Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
  1. Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;
  1. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
  1. Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  1. Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  1. Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
  1. Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

2. Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Đối tượng không áp dụng

Nghị định này không áp dụng đối với các đối tượng sau:

  1. Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên;
  1. Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 nêu trên là Ủy viên Trung ương Đảng;
  1. Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp này thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

Bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ

Nghị định quy định rõ nguyên tắc thực hiện nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn là phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định này nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 ở trên khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 1, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi.

Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2022 và thay thế Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức và Nghị định số 104/2020/NĐ-CP ngày 4/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức./.

Có 8 Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm đủ độ tuổi tái cử khóa XIII theo quy định "không quá 65 tuổi". Trong khi đó, 7 Ủy viên Ban Bí thư không phải Ủy viên Bộ Chính trị đều đủ tuổi tái cử.

Tại Hội nghị Trung ương [T.Ư] 14, T.Ư sẽ tiến hành bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Trước đó, tại Hội nghị báo cáo viên diễn ra hồi tháng 10.2020 do Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức, ông Lê Quang Vĩnh, Trợ lý Thường trực Ban Bí thư, cho biết theo kết luận của Bộ Chính trị về phương hướng nhân sự, độ tuổi tái cử đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư là không quá 65 tuổi [đến thời điểm tổ chức Đại hội XIII, dự kiến trong quý 1/2021] với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

8 Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi theo quy định

Ngoài 3 trường hợp là cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời năm 2018; ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã nghỉ chữa bệnh; và ông Đinh La Thăng bị khai trừ Đảng, hiện tại, Bộ Chính trị khóa XII có 16 ủy viên.

Trong số đó, có 8/16 người đủ tiêu chuẩn về độ tuổi để tái cử, tính tới thời điểm năm 2021, gồm: ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư [sinh năm 1970, 51 tuổi]; ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế T.Ư [sinh năm 1961, 60 tuổi]; ông Hoàng Trung Hải, Phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII [sinh năm 1959, 62 tuổi]; ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức T.Ư [sinh năm 1958, 63 tuổi]; ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội [sinh năm 1957, 64 tuổi]; ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an [sinh năm 1957, 64 tuổi]; bà Trương Thị Mai [sinh năm 1958, 63 tuổi]; và ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao [sinh năm 1959, 62 tuổi].

8 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại đều quá độ tuổi tái cử theo quy định.

Cụ thể, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng [sinh năm 1944, 77 tuổi]; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc [sinh năm 1954, 67 tuổi]; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân [sinh năm 1954, 67 tuổi]; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch [sinh năm 1954, 67 tuổi]; Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2016 - 2021 Nguyễn Thiện Nhân [sinh năm 1953, 68 tuổi]; Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng [sinh năm 1954, 67 tuổi]; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng [sinh năm 1953, 68 tuổi]; Phó thủ tướng Trương Hòa Bình [sinh ngày 13.4.1955, trên 65 tuổi].

Theo quy trình, T.Ư sẽ xem xét các trường hợp đủ tiêu chuẩn trước, các trường hợp đặc biệt [quá tuổi] sẽ được xem xét sau.

Theo dự kiến, sau Hội nghị T.Ư 14, có thể T.Ư sẽ họp một lần nữa trước khi Đại hội XIII chính thức diễn ra vào đầu năm 2021. Việc xem xét các trường hợp đặc biệt vào T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ được T.Ư xem xét, quyết định tại Hội nghị T.Ư 14 hoặc hội nghị tiếp theo.

7 Ủy viên Ban Bí thư đủ độ tuổi tái cử

Về Ban Bí thư, hiện tại có 14 ủy viên, trong đó, có 7 Ủy viên Bộ Chính trị [vừa là Ủy viên Bộ Chính trị, vừa là Ủy viên Ban Bí thư], gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính; nguyên Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh; Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng; Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình; Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai.

Các thành viên Ban Bí thư đủ độ tuổi tái cử, từ trên xuống dưới: ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao; ông Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng lý luận T.Ư; ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội Chính T.Ư; ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư

Trong số 7 thành viên còn lại trong Ban Bí thư, tất cả đều đủ tiêu chuẩn về độ tuổi để tái cử khóa XIII [dưới 65 tuổi, tính tới năm 2021], gồm: ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao [sinh năm 1958, 63 tuổi]; ông Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam [sinh năm 1957, 64 tuổi ]; ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [sinh năm 1962, 59 tuổi]; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM [sinh năm 1957, 64 tuổi]; ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng lý luận T.Ư [sinh năm 1957, 64 tuổi]; ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội Chính T.Ư [sinh năm 1958, 63 tuổi]; và ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư [sinh năm 1961, 60 tuổi].

Chủ Đề