Dời đồng hồ nước bao nhiêu tiền

Từ đầu năm 2014 đến nay, Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Hai Bà Trưng liên tục triển khai công tác thi công di chuyển đồng hồ nước từ trong ra ngoài nhà để phục vụ công tác ghi đọc đồng hồ được thuận tiện. Tuy nhiên, nhiều người dân tại địa bàn quận thắc mắc về chi phí di dời đồng hồ nước. Đặc biệt có những hộ được di dời trước, có hộ vẫn chưa được di dời, dẫn đến tình trạng không đồng bộ, gây bất tiện cho nhiều hộ gia đình.

Trước thực trạng trên, VTV News đã có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Trọng Hùng, Đội trưởng đội quản lý nước Hai Bà Trưng 2 thuộc Xí nghiệp KDNS Hai Bà Trưng để làm rõ vấn đề này.

Nhân viên đang di chuyển đồng hồ nước ra ngoài hộ dân cư

Theo ông Nguyễn Trọng Hùng, từ tháng 10/2013, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc tăng giá nước mới trên địa bàn thành phố theo lộ trình từ 2013 đến 2015. Việc tăng giá theo lộ trình nhằm đảm bảo đủ chi phí cho công tác quản lý, kể cả kinh phí lắp đặt đồng hồ nước cho các hộ dân. Việc di chuyển đồng hồ ra ngoài nhà nhằm tạo sự thuận tiện cho công tác ghi đọc đồng hồ được thường xuyên và phục vụ tốt công tác quản lý cũng như tránh phiền hà đến người dân mỗi khi ghi đọc đồng hồ.

Khi được hỏi về việc người dân có phải chịu chi phí gì cho việc chuyển đồng hồ nước ra ngoài, ông Hùng trả lời: “Mọi chi phí lắp đặt do Công ty Nước sạch Hà Nội chi trả”. Trước đây, đồng hồ được quy định nằm giữa ranh giới đất công và đất tư nên vị trí lắp đặt do người dân quyết định, bởi vậy mới có tình trạng đồng hồ đặt ngoài nhà và trong nhà. Với những hộ dân đang có đồng hồ ở trong nhà, khi có nhu cầu chuyển ra ngoài thì những hộ dân này sẽ phải trả toàn bộ kinh phí theo dự toán do XÍ nghiệp KDNS Hai Bà Trưng lập ra.

Ông Hùng cũng cho biết Xí nghiệp quản lý chịu trách nhiệm về chi phí toàn bộ từ cụm đồng hồ trở ra phía ngoài nguồn. Ngoài ra, khi tháo đồng hồ ở trong nhà để lắp ra ngoài, kinh phí đấu nối ống cũng do Xí nghiệp chi trả. Có một số trường hợp công nhân của Xí nghiệp phát hiện đường ống sau đồng hồ có vấn đề về kỹ thuật sẽ tư vấn cho người dân về cách sửa chữa, lúc này, kinh phí sẽ do người dân chi trả.

Các hộp đồng hồ nước đang được nhanh chóng thay đổi vị trí thích hợp

Trả lời cho việc tại sao trong cùng một khu dân cư, có hộ đã đưa đồng hồ nước ra ngoài, có hộ chưa, ông Hùng cho biết: “Tình trạng đó xảy ra là bởi có thể trong cùng một khu dân cư có một lúc 3 trường hợp khác nhau: Đồng hồ hỏng, mờ hoặc sai số; thay thế đồng hồ định kỳ; di chuyển đồng hồ từ trong ra ngoài. Với đồng hồ hỏng, mờ, sai số sẽ được ưu tiên làm trước, tiếp đó là thay đồng hồ định kỳ và cuối cùng là dịch chuyển đồng hồ. Do vậy, tuy cùng một khu vực nhưng có hộ được lắp trước, có hộ được lắp sau".

Ông Hùng cũng thẳng thắn chia sẻ về những khó khăn khi triển khai di chuyển vị trí đồng hồ nước: “Khi Xí nghiệp thực hiện di chuyển đồng hồ nước sẽ báo trước với người dân thông qua nhân viên đến thu tiền và ghi số. Sau khi có kế hoạch cụ thể sẽ có công văn gửi các UBND phường để thông báo đến các tổ dân phố. Tuy nhiên, việc thi công không hoàn thành được đúng hẹn với các hộ dân vì gặp nhiều vướng mắc khách quan như: Đào chưa tìm thấy nguồn, vị trí đồng hồ trong nhà dân khó tháo, sát tường bên ngoài nhà dân là cống… Do vậy, Xí nghiệp phải mất một ít thời gian để tìm phương án tối ưu nhất”.

Dự án được Sở GTVT TP Hồ Chí Minh phê duyệt, Khu quản lý giao thông đô thị số 3 làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, dự kiến dự án sẽ thi công cuối năm 2018 và hoàn thành trong năm 2019.

Ngày 17-7, có mặt tại xã Đông Thạnh, PV Báo CAND ghi nhận tuyến đường Đặng Thúc Vịnh [rộng khoảng 7 – 8m], là tuyến đường được Sở GTVT phê duyệt quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng.

Theo dự kiến trước đây, dự án được thi công cuối năm 2018 và hoàn thành trong năm 2019. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, công trình sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông khu vực trên, giúp người dân các địa phương trên kết nối nhanh chóng với trung tâm TP cũng như các quận lân cận, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Chủ trương, mục đích của dự án nghe rất “êm tai” nhưng thực tế, đã hơn nửa năm 2019, vẫn chưa thấy... cán đích. Chỉ có một vài hộ dân chủ động dời các công trình xây dựng trong lộ giới quy hoạch làm đường vào bên trong để trả mặt bằng cho việc thực hiện dự án.

Đường Đặng Thúc Vịnh dự kiến mở rộng 30m.

Căn nhà của hộ ông Nguyễn Văn Chăm [ấp 1, xã Đông Thạnh], trước đây nằm ở mặt đường Đặng Thúc Vịnh. Sau khi được chủ đầu tư dự án thoả thuận trả tiền đền bù [14 triệu đồng/m²], ông đã phá căn nhà này để xây dựng lùi vào bên trong. Khi anh Nguyễn Thanh Tuấn - con ông Chăm, đến Trạm cấp nước số 21 liên hệ muốn dời đồng hồ nước vào bên trong thì nhân viên tiếp dân ở đây cho biết phải trả phí di dời.

“Công trình của Nhà nước làm, nhưng khi di dời đồng hồ nước lại buộc dân phải trả tiền thì chúng tôi không đồng ý”, ông Chăm nói.

Đây không phải là trường hợp duy nhất. Ông Nguyễn Văn Nhị, Trưởng Ban nhân dân ấp 1, xã Đông Thạnh, cho biết một số người dân bị ảnh hưởng bởi dự án làm đường Đặng Thúc Vịnh phản ánh bà con cũng sẽ mất phí để di dời đồng hồ nước, trả lại mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

“Chúng tôi đã báo cáo với UBND xã về việc này, đề nghị xã kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ người dân, bởi nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền 4 – 5 triệu nhiều người lấy đâu ra mà đóng” ông Nhị nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án này đi qua 2 xã Đông Thạnh và Thới Tam Thôn, đoạn từ Lê Văn Khương đến Tô Ký [huyện Hóc Môn] với chiều dài 5,2km, mở rộng lên 30m. Tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng từ ngân sách thành phố; trong đó chi phí xây dựng hơn 351 tỷ đồng và các chi phí khác.

Riêng phần công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng [GPMB] do UBND huyện Hóc Môn làm chủ đầu tư. Hiện nay, Ban bồi thường, GPMB huyện Hóc Môn đang hoàn thiện phương án và ban hành quyết định bồi thường chi trả cho người dân. Tuy nhiên, hiện việc thực hiện dự án này vẫn đang gặp khó khăn, nhất là việc thống nhất chi trả kinh phí di dời ống nước và đồng hồ nước cho người dân bị ảnh hưởng dự án.

Người dân bị ảnh hưởng bởi dự án này cũng nhận được kế hoạch đầu tư hai ống nước lớn dọc hai bên đường để cấp nước sạch cho người dân sử dụng. Trong khi đó, Sở GTVT cho biết chỉ phê duyệt dự án làm đường; còn kế hoạch di dời ống nước, đồng hồ nước thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án cấp nước - Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV [Sawaco].

Để tháo gỡ khó khăn này, đầu tháng 6-2017, Sawaco gửi văn bản đến Sở GTVT đề nghị hỗ trợ kinh phí bồi thường tuyến ống cấp nước trên tuyến đường này bị ảnh hưởng bởi dự án. Sau gần 1 năm, ngày 11-5-2018, Sở GTVT mới có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị UBND thành phố hỗ trợ kinh phí di dời tuyến ống nước này nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết, xã có 631 hộ ảnh hưởng bởi dự án này và phải di dời đồng hồ nước. UBND xã đã làm văn bản báo cáo với UBND huyện về việc người dân phản ánh phải trả kinh phí khi di dời đồng hồ nước để trả mặt bằng thi công dự án tuyến đường Đặng Thúc Vịnh.

“Chúng tôi sẽ cố gắng để hỗ trợ người dân tốt nhất việc di dời đồng hồ nước, nên người dân cứ an tâm”, ông Chung thông tin.

Chủ Đề