Lịch nghỉ 30/4 học viện tài chính 2022

Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ, tết năm 2022

Sau kỳ nghỉ dài dịp Tết Nguyên đán, người dân lại được nghỉ 3 đợt lễ nữa là dịp Giỗ tổ Hùng vương và 30/4, 1/5, 2/9. Mời các bạn cùng tham khảo lịch nghỉ lễ, tết năm 2022 để có những kế hoạch cụ thể cho bản thân và gia đình. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo và cập nhật thông tin cùng HoaTieu.vn

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4, 01/05 năm 2022

Như thường lệ, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều lao động sẽ quan tâm tới ngày nghỉ kế tiếp là ngày Giỗ tổ Hùng Vương [10/3 âm lịch].

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021 người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và hưởng nguyên lương.

Với Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương [ngày 10.3 Âm lịch], là ngày 10.4.2022 Dương lịch rơi vào Chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ Hai tuần kế tiếp [ngày 11.4], tức nghỉ liên tục 3 ngày, từ ngày 9.4.2022 đến hết 11.4.2022.

Đối với những người lao động phải đi làm vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương thì người lao động sẽ được trả lương tối thiểu bằng 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường nếu làm việc ban ngày. Trường hợp làm ban đêm trong ngày Giỗ tổ thì tổng tiền lương mà người lao động nhận được bằng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

2. Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2022

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2022 sẽ rơi vào ngày thứ 7 và thứ Chủ Nhật. Do đó theo quy định thì người lao động sẽ được nghỉ bù do lịch nghỉ của ngày lễ trùng với 2 ngày cuối tuần. Như vậy kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2022 người lao động vẫn sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp, từ ngày 30/4 đến hết ngày 3/5/2022.

Lịch nghỉ trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần, thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, các cơ quan thực hiện lịch nghỉ trên cần bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ nhân dân. Trường hợp các cơ quan không thực hiện lịch nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp. Các ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người lao động làm việc tại đơn vị có chế độ nghỉ hằng tuần 02 ngày [thứ Bảy, Chủ Nhật] thì lịch nghỉ dịp lễ Ngày Chiến thắng [30/4] và Ngày Quốc tế lao động [01/5] năm 2022 được thực hiện như sau:

- Nghỉ từ thứ Bảy ngày 30/4 đến hết thứ Ba ngày 03/5/2022 [04 ngày nghỉ liên tục];

- Trong đó, ngày 30/4 và 01/5 là ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019; ngày 02 và 03/5/2022 là ngày nghỉ bù tuần tiếp.

2. Đối với người lao động khác sẽ được nghỉ lễ dịp 30/4, 01/5/2022 theo quy định Bộ luật Lao động 2019 [bắt đầu nghỉ từ thứ Bảy ngày 30/4 đến hết thứ Hai ngày 02/5/2022].

Nếu người lao động muốn có kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2022 dài ngày thì có thể làm đơn xin người sử dụng lao động cho nghỉ phép năm vào ngày 03/5/2022 [trường hợp người lao động đã hết ngày nghỉ phép năm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ làm không hưởng lương]. Như vậy, sẽ có kỳ nghỉ lễ kéo dài 04 ngày liên tục như đối tượng tại mục 1 nêu trên.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng [người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền gấp đôi]. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ là gấp đôi mức nêu trên.

Mức phạt sẽ phạt người sử dụng lao động từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết mà không quan tâm đến việc vi phạm đối với bao nhiêu người. Điều này, sẽ tăng tính răn đe đối với người sử dụng lao động, dù vi phạm chỉ với 01 người lao động cũng bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng [đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng]. Như vậy, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Cụ thể: Khoản 2, Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:

a] Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

b] Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

c] Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

d] Đơn vị sự nghiệp;

đ] Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

e] Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực;

g] Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài;

h] Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài;

i] Tổ chức phi chính phủ;

k] Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;

l] Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.

- Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì dịp Tết Âm lịch người lao động [NLĐ] sẽ được nghỉ 05 ngày và hưởng nguyên lương.

- Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì thời gian nghỉ Tết Âm lịch do người sử dụng lao động [NSDLĐ] lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm Âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch.

- Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì NSDLĐ có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho NLĐ trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Như vậy sẽ có phương án nghỉ Tết nguyên đán 2022 cho người lao động:

Do năm 2022 không có ngày 30 Tết, ngày 29 Tết sẽ coi như ngày 30 Tết nên sẽ có phương án Nghỉ từ 29 Tết đến hết mùng 3 Tết tức ngày 31/01 đến hết 03/02. Nghỉ thêm 2 ngày mùng 4 và mùng 5. Như vậy ở phương án nghỉ Tết này người lao động sẽ nghỉ từ 30 Tết đến hết mùng 6 Tết.

Các phương án nghỉ Tết 2022 cụ thể sẽ được thủ tướng quyết định bằng văn bản cụ thể.

Xem thêm

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người

Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 hàng năm là thời điểm khởi đầu mùa cao điểm du lịch, người dân đi lại sẽ rất đông. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện479/CĐ-TTg ngày 15/04/2021về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng chống phòng, chống dịch COVID-19, trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5/2021. Trong đó nhấn mạnh : Tăng cường lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông [TTATGT] dịp nghỉ Lễ; trong đó, tập trung tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy; chú ý các hành vi vi phạm nghiêm trọng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT, ùn tắc giao thông, như vi phạm tốc độ, nồng độ cồn, ma túy, vi phạm thời gian lái xe liên tục, chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, đi ngược chiều, tránh, vượt không đúng quy định, xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; chở quá số người quy định, tăng giá vé trái quy định, lái xe điều khiển phương tiện lưu thông trái phép vào làn thu phí điện tử không dừng [ETC]; vi phạm khi qua đường ngang; chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo an toàn kỹ thuật; không trang bị dụng cụ cứu sinh, chống đắm; không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, cương quyết xử lý, trấn áp những đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ…; đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch COVID-19 cho lực lượng thực thi nhiệm vụ và người dân.

Để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người khi tham gia giao thông, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật về TTATGT Đối với sinh viên, học viên Học viện Tài chính – lực lượng tri thức trẻ cần tiên phong trong việc thực hiện nghiêm các quy định này và tuyên truyền, nhắc nhở người khác thực hiện.

Tuyệt đối thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe”; “Không sử dụng điện thoại khi lái xe”; “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện”; “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô”. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông cần tôn trọng cộng đồng, vì lợi ích cộng đồng. Đây chính là việc xử sự đặt lợi ích cộng đồng, vì cộng đồng lên trên. Khi tham gia giao thông, dù vội cũng không được chen lấn. Khi có va chạm giao thông, cần bình tĩnh và hỗ trợ người khác bị thương vong và sẵn sàng ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác. Khi thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý. Chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường...

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí xô xát không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Là những sinh viên, học viên Học viện Tài chính, chúng ta cùng đóng góp trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông”, bắt đầu từ chính bản thân mình trong việc tuân thủ tự giác pháp luật ATGT và đảm bảo tính cộng đồng khi tham gia giao thông.

Không lơ là cảnh giác với bệnh COVID-19

Sau một loạt biện pháp kích cầu du lịch được triển khai, kỳ nghỉ 04 ngày dịp lễ 30/4-1/5 tới đây được dự báo lưu lượng người dân đi du lịch "giá rẻ" tăng cao, kéo theo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 trong cộng đồng rất lớn.

Các cơ quan chức năng đặc biệt khuyến cáo, cùng với sự nỗ lực vào cuộc của các lực lượng tuyến đầu, các cấp chính quyền địa phương, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, thi hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, để kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thực sự an toàn và ý nghĩa!

Những ngày qua, thế giới đã phải chứng kiến sự gia tăng đáng kể các ca mắc mới, tử vong do dịch COVID-19. Bản tin sáng 28/4 của Bộ Y tế cho biết, trong 12h qua thế giới ghi nhận thêm trên 718.000 ca mắc; số người tử vong tăng gần 10.800 ca.

Đặc biệt, tại Ấn Độ - đất nước bên bờ sông Hằng với những hình ảnh tang thương khiến cả thế giới bàng hoàng, đau xót khi trải qua đợt dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng. Ngày 26/4, Ấn Độ ghi nhận trên 350.000 ca mắc mới và trên 2.900 ca tử vong vì COVID-19.

Hỏa táng hàng loạt nạn nhân chết vì đại dịch Covid tại New Delhi, Ấn Độ ngày 26/04/2021.REUTERS - ADNAN ABIDI

Khu vực Đông Nam Á cũng đang lo ngại về sự lây nhiễm COVID-19 nghiêm trọng tại 3 quốc gia được coi là khá an toàn trong phòng, chống dịch năm 2020 và Lào, Campuchia và Thái Lan - những nước có chung đường biên giới hoặc ở gần Việt Nam.

Hiện tại lực lượng chức năng đã lập 5 chốt và tạm thời cách ly toàn bộ thôn Quan Nhân nơi gia đình 5 bệnh nhân sinh sống với 320 hộ, 1068 nhân khẩu

Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh trong nước đến nay luôn được kiểm soát tốt. Hầu hết các trường hợp mắc COVID-19 đều là các ca nhập cảnh, được cách ly nghiêm ngặt. Tuy nhiên, ngay trong ngày 29/4, Sở Y tế tỉnh Hà Nam tổ chức họp khẩn triển khai các biện pháp phòng chống dịch sau khi có 04 trường hợp ở xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2. Cũng trong ngày 29/4, Hà Nội đã phát hiện F1 của ca dương tính SARS-CoV-2 ở Hà Nam, 32 F1 và hơn 200 F2.

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và nghỉ hè tới đây được dự báo là thời điểm người dân đi du lịch, di chuyển nhiều giữa các địa phương, nên nguy cơ lây nhiễm là rất lớn.

Các cán bộ, chiến sĩ trẻ tuần tra khu vực biên giới. Ảnh: Phạm Đông

Một điểm đáng lo ngại là thời gian qua, rất nhiều người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng đường biển, đường bộ. Thêm vào đó, nhiều công dân về từ vùng dịch đang cách ly tập trung. Nếu không kiểm soát tốt thì bất cứ lúc nào cũng có thể phát sinh ca nhiễm với biến chủng lây lan nhanh...

Kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta những đợt trước cho thấy, hiện nay phương pháp hiệu quả nhất vẫn là tiếp tục kiên trì nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả. Mỗi người dân cần chủ động phòng bệnh bằng cách thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế và tiêm vaccine.

Các chuyên gia đánh giá hành động của Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay là đúng đắn. Bởi y tế Việt Nam chưa đủ mạnh, chỉ cần lơ là, mất kiểm soát dịch là hậu quả khôn lường, giường bệnh, cơ số thuốc, máy thở… sẽ không thể đáp ứng kịp việc cứu chữa các bệnh nhân nếu dịch lan rộng trong thời gian ngắn, lượng người mắc lớn.

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, để ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát, Bộ Y tế kêu gọi người dân hạn chế đến nơi công cộng, tập trung đông người; không được chủ quan, lơ là; luôn đề cao cảnh giác phòng, chống dịch. Đặc biệt, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép, người dân cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt nguyên tắc 5K [Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế] để phòng, chống dịch COVID-19...

Hãy chung tay vì sự an toàn, an lành, hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng!

Video liên quan

Chủ Đề